5 loại tài sản giao dịch trên thị trường tài chính (5 Assets)
Với những nhà đầu tư mới, bạn cần phải hiểu rõ được các loại tài sản nào đang được giao dịch trên thị trường để có sự lựa chọn tốt nhất cho khoản đầu tư của mình.
Hợp đồng CFD là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về giá trị của một tài sản cụ thể nào đó. Khi hợp đồng kết thúc, nếu như giá tài sản tăng lên so với thời điểm ban đầu thì người mua có lời. Ngược lại, nếu như giá tài sản giảm so với thời điểm phát sinh hợp đồng thì người mua lỗ và tiền của người mua sẽ chuyển cho người bán. Ngoài cách thức mua bán cổ điển nêu trên, các CFD trader còn có thể tham gia bán khống tài sản. Tức là thay vì chỉ “Buy - Mua” với các tài sản họ nghĩ sẽ tăng giá, nhà đầu tư hoàn toàn còn có thể “Sell - Bán” khi cho rằng tài sản đó sẽ giảm giá.
Sở dĩ giao dịch CFD được yêu thích chính là vì sản phẩm cung cấp vô cùng phong phú trên toàn bộ các lĩnh vực.
1. Forex Exchange
Foreign Exchange có nghĩa là trao đổi tiền tệ quốc tế. Thị trường Forex gọi là thị trường ngoại hối, nơi diễn ra các giao dịch tiền tệ của các quốc gia thông qua hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Đây được xem là thị trường tài chính lớn nhất thế giới với giao dịch trung bình 6,6 nghìn tỷ USD/ngày.
Mục đích ban đầu khi có thị trường Forex là trao đổi tiền tệ. Theo thời gian, thị trường phát triển, mọi người đã học được cách kiếm tiền dựa trên sự chênh lệch của tỷ giá hối đoái và tìm được nguồn thu không hề nhỏ từ thị trường.
Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến hàng ngày.
2. Hàng hóa phái sinh
Thuật ngữ hàng hóa phái sinh có nghĩa là khi giao dịch CFD, bạn không thực sự sở hữu tài sản đó, bạn chỉ đơn giản là suy đoán xem giá sẽ tăng hay giảm. Khi bạn giao dịch CFD, bạn đồng ý trao đổi chênh lệch giá của một tài sản kể từ thời điểm hợp đồng được mở, cho đến khi nó đóng lại.
Ví dụ về đầu tư cổ phiếu: Bạn muốn mua 100 cổ phiếu Vinamilk với giá cổ phiếu là 60,000 đồng. Tổng chi phí của bạn là khoảng 6 triệu đồng - không bao gồm hoa hồng hay các khoản phí khác mà nhà môi giới sẽ tính khi giao dịch. Sau đó, bạn nhận được một chứng chỉ cổ phiếu, tài liệu pháp lý xác nhận quyền sở hữu cổ phần. Nói cách khác, bạn có một bộ hồ sơ xác nhận trong tay cho đến khi bạn quyết định bán chúng, trong trường hợp tốt nhất là vì mục tiêu lợi nhuận.
Tuy nhiên, với CFD, bạn không sở hữu những cổ phiếu Barclays đó. Bạn chỉ đơn giản là đầu cơ và có khả năng thu lợi nhuận từ các biến động tương tự trong giá cổ phiếu.
Trader hoàn toàn có thể giao dịch hợp đồng chênh lệch giá thông qua thị trường hàng hóa (commodity), bao gồm kim loại như vàng và bạc, năng lượng như dầu và khí thiên nhiên cùng các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, vải cotton và nước cam.
3. Trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng khoán huy động vốn trong đó quy định nhà phát hành (đi vay) phải trả cho cho nhà đầu tư (cho vay) một khoản tiền với một lãi suất cố định trong một thời gian xác định. Nhà phát hành trái phiếu phải hoàn trả khoản cho vay cho nhà đầu tư khi nó đáo hạn.
- Đặc điểm:
- Nguồn thu nhập của trái phiếu chính là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định mà không dựa vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành trái phiếu.
- Người sở hữu trái phiếu sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay như thế nào của doanh nghiệp.
- Trái phiếu được cho là chứng khoán nợ. Vì vậy khi đơn vị phát hành trái phiếu có thể bị giải thể hoặc phá sản thì phải có nghĩa vụ thanh toán cho những nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu trước.
- Các loại trái phiếu phổ biến:
- Trái phiếu ngân hàng
- Trái phiếu chính phủ
- Trái phiếu doanh nghiệp
Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
4. Quỹ ETF
ETF (Exchange Traded Fund) là một quỹ đầu tư mô phỏng theo biến động của chỉ số chứng khoán hoặc trái phiếu. ETF được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán tương tự như cổ phiếu. Đây được xem là một cách đầu tư chứng khoán thụ động.
- Ưu điểm:
- Hiệu quả chi phí
- Đa dạng hóa
- Thuận tiện và minh bạch
- Thu hút vốn ngoại
- Nhược điểm:
- Thanh khoản kém
- Lợi tức thấp hơn tự đầu tư cổ phiếu
- Rủi ro biến động
- Chênh lệch giá
5. Cổ phiếu
- Định nghĩa: Cổ phiếu là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả giấy chứng nhận quyền sở hữu của bất kỳ công ty nào. Mặt khác, cổ phiếu đề cập đến chứng chỉ cổ phiếu của một công ty cụ thể. Nắm giữ cổ phần của một công ty cụ thể khiến bạn trở thành cổ đông.
- Mô tả: Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông (Common stock) và cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock).
- Cổ phiếu phổ thông (Common stock): là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi thông thường trong công ty. Người nắm giữ cổ phiếu phổ thông là cổ đông phổ thông và là đồng chủ sở hữu của công ty cổ phần.
- Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stock): là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông thường. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty. Loại cổ phiếu ưu đãi mà các công ty cổ phần ở các nước thường phát hành là cổ phiếu ưu đãi cổ tức.
Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến hàng ngày.
Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: Ở Đây