6 lần phán đoán nhầm về thái độ ôn hòa của FED, thị trường chứng khoán lần này liệu có đúng?

Thị trường chứng khoán đã thăng hoa trong tháng qua với hy vọng về một chính sách ôn hòa từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

6 lần phán đoán nhầm về thái độ ôn hòa của FED, thị trường chứng khoán lần này liệu có đúng?
lần phán đoán nhầm về thái độ ôn hòa của FED, thị trường chứng khoán lần này liệu có đúng?

Theo Deutsche Bank, trong 2 năm qua, thị trường chứng khoán đã 6 lần nhận định FED sẽ nới lỏng chính sách, nhưng kết quả thì lại không như các nhà đầu tư kỳ vọng.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Thị trường chứng khoán đã thăng hoa trong tháng qua với hy vọng về một chính sách ôn hòa từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Nhưng kịch bản này đã từng xảy ra trước đây, và liệu lần này các nhà đầu tư có bị hụt hẫng như trước?

Theo ngân hàng Deutsche Bank, thực tế là thị trường đã định giá sai tới 6 lần trong chu kỳ 2 năm qua. Điều đó khiến một số người tỏ ra thận trọng với lần tăng thứ 7 này của thị trường chứng khoán.

Kể từ cuối tháng 10, Chỉ số S&P 500 tăng 9%, trong bối cảnh tăng trưởng việc làm yếu đi và lạm phát hạ nhiệt. Những tín hiệu này thuyết phục nhiều trader Phố Wall rằng chu kỳ thắt chặt của FED đã kết thúc. Thậm chí, nhiều dự đoán còn cho rằng ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng Ba năm sau.

Trong một lưu ý mới đây, Deutsche Bank điểm lại 6 lần định giá sai và đưa ra những đánh giá cho lần này.

1. Tháng 11/2021: Nỗi sợ hãi về biến thể Omicron của Covid-19

Trước khi FED bắt đầu chu kỳ thắt chặt vào tháng 3/2022, các ngân hàng trung ương đã báo trước các đợt tăng lãi suất sắp diễn ra.

Nhưng sự xuất hiện của biến thể Omicron vào tháng 11/2021 làm dấy lên lo ngại về những bất ổn kinh tế mới.

Khi có thông tin biến thể này có thể vô hiệu quá vaccine, các nhà đầu tư bắt đầu tháo lui. Nhưng sau đó, Chỉ số S&P 500 phục hồi ngoạn mục và đạt mức cao nhất mọi thời đại vào cuối tháng 12/2021.

2. Mùa xuân năm 2022: Xung đột tại Ukraine

Xung đột nổ ra tại Ukraine vào tháng 2/2022 làm dấy lên lo ngại rằng căng thẳng sẽ mở rộng và cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này khiến FED bắt đầu tăng lãi suất thấp hơn dự kiến vào tháng 3.

Chỉ số S&P 500 tăng 3,6% trong tháng đó, còn lợi suất trái phiếu giảm.

3. Tháng 5/2022: Nhiều rủi ro hơn xuất hiện

Chính sách zero Covid của Trung Quốc, xung đột tại Ukraine và việc FED bắt đầu tăng mạnh lãi suất làm dấy lên nghi ngại về quan điểm diều hâu của ngân hàng trung ương.

Chỉ số S&P 500 đã tăng 6,6% trong tuần kết thúc vào ngày 27/5, mức tăng hàng tuần mạnh nhất trong năm 2022.

4. Tháng 7/2022: Suy thoái toàn cầu?

Dự đoán về một cuộc suy thoái toàn cầu bắt đầu tăng lên, đồng thời giá dầu giảm giúp kéo chỉ số lạm phát xuống. Chủ tịch FED Jerome Powell thậm chí còn chỉ ra rằng quá trình tăng lãi suất cần phải giảm tốc.

S&P 500 tăng 9,1% trong tháng đó.

5. Mùa thu năm 2022: Thất bại ngân sách ở Anh

Đề xuất ngân sách của Vương quốc Anh bao gồm nhiều khoản vay hơn đã khiến thị trường tài chính của nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn. Điều đó dẫn đến dự đoán FED sẽ sớm ngừng tăng lãi suất và sau đó bắt đầu cắt giảm vào năm 2023.

Chỉ số S&P 500 tăng 5,7% trong hai ngày 3-4/10, đánh dấu đợt tăng hai ngày cao nhất kể từ tháng 4/2020.

6. Tháng 3/2023: Hỗn loạn ngành ngân hàng Mỹ

Sự sụp đổ đột ngột của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) đã khiến các nhà đầu tư tin rằng FED sẽ trì hoãn việc thắt chặt chính sách và sau đó sẽ cắt giảm vào tháng 11.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm sụt giảm. S&P 500 tăng 7% ngay sau sự sụp đổ của SVB tính đến cuối tháng 3.

6 lần phán đoán nhầm về thái độ ôn hòa của FED, thị trường chứng khoán lần này liệu có đúng? - Ảnh 2.

Chủ tịch FED Jerome Powell

Còn lần này thì sao?

Hiện tại, niềm tin rằng cuối cùng FED sắp cắt giảm lãi suất có thể là đúng. Nhưng Deutsche Bank chỉ ra rằng giai đoạn cuối cùng để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2% thường là lúc khó khăn nhất.

Khi lạm phát lên đỉnh điểm, nó thường được thúc đẩy bởi các yếu tố nhất thời như cú sốc năng lượng hoặc sự dứt gãy chuỗi cung ứng.

Song các nhà phân tích chỉ ra rằng khi lạm phát bắt đầu giảm, cuộc tranh luận chuyển sang phán đoán xem liệu chính sách có đang thắt chặt quá mức hay không.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng thật khó để biết câu trả lời trong thời gian thực, vì chính sách tiền tệ có độ trễ. Vì vậy, với kịch bản lần thứ 7 này, cần phải xem xét kỹ lưỡng các điều kiện thực tế.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

- Chiến lược đầu tư hiệu quả bền vững của Giao Lộ Đầu Tư xem báo cáo qua Myfxbook

Theo MI

Loading...

Đọc thêm