Các thước đo quan trọng ảnh hưởng đến thị trường forex

Các thước đo quan trọng ảnh hưởng đến thị trường forex

1. Quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương (Central Bank Rate Decision)

Mỗi tháng, các Ngân hàng Trung ương khác nhau của các nền kinh tế thế giới gặp nhau để quyết định mức lãi suất mà họ muốn. Quyết định họ phải đưa ra là liệu nên giữ nguyên, tăng hay giảm thấp hơn. Kết quả của quyết định này là cực kỳ quan trọng đối với đồng tiền của nền kinh tế và đối với trader forex.

Sự gia tăng lãi suấ sẽ tỉ lệ thuận với việc tăng giá của đồng tiền và ngược lại.

Khi ngân hàng trung ương tuyên bố chính sách tiền tệ cũng là tuyên bố chính sách kèm theo đưa ra tổng quan về nền kinh tế và các triển vọng tương lai. Ví dụ, kể từ khi ECB cắt giảm lãi suất khu vực EuroZone xuống 0,05% trong tháng 9 năm 2014, EURUSD đã giảm hơn 2000 pip.

2. GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ số quan trọng về sức khỏe kinh tế ở một quốc gia. Ngân hàng trung ương của một quốc gia dều đưa ra triển vọng tăng trưởng dự kiến mỗi năm và để xác định tốc độ tăng trưởng của một quốc gia, được đo bằng GDP.

Khi GDP giảm dưới kỳ vọng của thị trường, giá trị tiền tệ có xu hướng giảm theo và khi GDP vượt xa kỳ vọng, giá trị tiền tệ có xu hướng tăng theo. Công bố GDP được các nhà giao dịch tiền tệ quan sát rất kỹ và có thể được sử dụng để dự đoán các chính sách của Ngân hàng Trung ương.

Khi GDP của Nhật Bản giảm đáng kể 1,6% trong tháng 11 năm 2014, đồng JPY giảm mạnh so với đồng đô la khi các trader dự đoán sẽ có thêm sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương.

3.CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo lạm phát, được sử dụng rộng rãi nhất trong số các chỉ số kinh tế. Chỉ số này cung cấp thông tin về giá trung bình do người tiêu dùng trả cho một giỏ hàng hóa thị trường và nêu bật liệu các hàng hóa giống nhau có chi phí nhiều hay ít cho người tiêu dùng.

Ngân hàng trung ương công dựa vào chỉ số này để đưa ra các chính sách và tỷ lệ của họ. Nếu lạm phát đang có nguy cơ sắp xảy ra thì sẽ tăng lãi suất để giảm lạm phát.

Trong tháng 11 năm 2014, CPI của Canada vượt qua kỳ vọng thị trường là 2,2% và đạt 2,3%, ngay lập tức CADJPY tăng lên mức cao nhất so với 6 năm gần đó.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

4. Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE)

Chỉ số PCE còn được gọi là chỉ số “Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân/ Chi tiêu của Người tiêu dùng”. Tại Mỹ, nó được tính toán bởi Văn phòng phân tích kinh tế, cùng một tổ chức tính toán ra số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

PCE thực chất sử dụng một số thông tin từ CPI làm dữ liệu đầu vào, chỉ là cách thức tính toán có sự khác biệt. David Wasshausen, trưởng bộ phận thu nhập và tài sản quốc gia tại Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho biết CPI và PCE “phần lớn là nhất quán với nhau” và có xu hướng “kể cùng một câu chuyện trong từng thời kỳ”.

Năm 2000, Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố sẽ chuyển trọng tâm theo dõi từ chỉ số CPI sang PCE trong việc thiết lập mục tiêu lạm phát của mình.

Wasshausen giải thích: “Một lý do khiến Fed thích xem xét chỉ số PCE là vì nó có thể phù hợp với khung tính toán GDP. Và để họ có thể nhìn vào nền kinh tế xem nó đang diễn tiến thế nào? Nó có đang tăng trưởng hay không? Nó có đạt được mức tăng trưởng mục tiêu không? Và sau đó họ sẽ xem xét rất cụ thể các mức giá mà người tiêu dùng trả trong cùng một khuôn khổ (tính toán) đó và đối chiếu nó với mục tiêu lạm phát mà họ đã đặt ra.”

5. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia là rất quan trọng đối với thị trường tiền tệ do Ngân hàng trung ương xem đây là một chỉ báo quan trọng về sức khỏe của một nền kinh tế. Việc làm nhiều hơn dẫn đến lãi suất tăng lên khi ngân hàng trung ương nhằm mục đích cân bằng lạm phát với tăng trưởng và do đó con số này thu hút sự chú ý của trader.

Cùng với tỷ lệ thất nghiệp, hai số liệu thống kê lao động quan trọng nhất là số liệu ADPNFP của Mỹ được phát hành mỗi tháng.

6. Cuộc họp FOMC

Mặc dù các cuộc họp của Ngân hàng Trung ương của tất cả các nền kinh tế là cực kỳ quan trọng, cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Mỹ (FOMC) là rất quan trọng.

Mỗi tháng ủy ban họp để thiết lập mức giá và đưa ra các thông báo về điều kiện kinh tế và tính hiệu quả của chính sách tiền tệ hiện tại, hướng tới kỳ vọng về điều kiện kinh tế và chính sách tiền tệ trong tương lai.

Tuyên bố của Ủy ban được các trader xem xét kỹ lưỡng nhằm tìm kiếm manh mối về cách Ngân hàng Trung ương sẽ phản ứng trong tương lai. Các cuộc họp của FOMC có thể gây ra biến động lớn trên thị trường như vào ngày 18 tháng 3 năm 2015 khi EURUSD tăng vọt 400 pip trong vài phút khi các nhà đầu tư cảm nhận rằng USD sẽ giảm sau cuộc họp.

Điều quan trọng với tất cả các chỉ số kinh tế và tin tức là dự đoán phản ứng của thị trường sau những công bố đó, đây là nơi cơ hội giao dịch được tạo ra.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây.

Loading...