Chỉ báo GMMA là gì? Ý nghĩa của GMMA trong phân tích kỹ thuật

Chỉ báo GMMA được biết đến là một phiên bản nâng cao của đường trung bình động. Nó có khả năng xác định xu hướng thị trường và tìm kiếm các cơ hội giao dịch chính xác. Vậy cụ thể chỉ số GMMA được sử dụng như thế nào?

Chỉ báo GMMA là gì? Ý nghĩa của GMMA trong phân tích kỹ thuật

Đường GMMA là gì ?

Đường GMMA - Guppy Multiple Moving Average là một chỉ báo kỹ thuật được phát triển từ nguyên lý hoạt động của các đường trung bình động Moving Average. Trong đó, cấu tạo cơ bản của một bộ chỉ báo GMMA sẽ bao gồm 12 đường MA. Các đường MA này sẽ được chia làm 2 nhóm khác nhau. Một nhóm gồm 6 đường MA ngắn hạn và một nhóm gồm 6 đường MA dài hạn.

Theo đó, công bố của người sáng tạo GMMA - ông Daryl Guppy có cho biết rằng: “Đường GMMA có sử dụng đường trung bình động hàm mũ (EMA) để nắm bắt sự khác biệt giữa giá và giá trị của một cổ phiếu. Do đó. dựa trên trạng thái của hai nhóm MA ngắn hạn và MA dài hạn, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định xu hướng thị trường, tìm kiếm cơ hội giao dịch và dự đoán khả năng đột phá của tài sản cụ thể.”

Cấu tạo mặc định của đường GMMA sẽ bao gồm 2 nhóm MA chính. Cụ thể như sau:

  • Nhóm MA ngắn hạn: Gồm 6 đường trung bình động MA ngắn hạn và thường được đặt trên chu kỳ là 3, 5, 8, 10, 12 và 15.
  • Nhóm MA dài hạn: Gồm 6 đường trung bình động MA dài hạn và thường được đặt trên chu kỳ là 30, 35, 40, 45, 50 và 60.

Công thức tính đường GMMA

Trên thực tế, đường GMMA được cấu tạo bởi một nhóm 12 đường trung bình động. Do đó, sẽ không có công thức tính đường GMMA cụ thể. Mà thay vào đó, nhà đầu tư sẽ tính tất cả 12 đường trung bình động hàm mũ (EMA) để có được giá trị và các thông tin của GMMA.

Công thức tính đường EMA trên chỉ báo GMMA:

Công thức tính đường GMMA.

Trong đó:

  • EMA là đường trung bình động hàm mũ được sử dụng.
  • EMA previous là đường trung bình động hàm mũ của giai đoạn trước đó. (SMA có thể thay thế cho EMA previous).
  • Số nhân M = 2N + 1.
  • SMA là Simple Moving Average.
  • N là số kỳ.

Cách tính đường GMMA chi tiết:

  • Bước 1: Tính giá trị SMA cho N kỳ đầu tiên.
  • Bước 2: Tính hệ số nhân M bằng cách sử dụng cùng một giá trị N phía trên.
  • Bước 3: Sử dụng giá đóng cửa gần đây nhất , hệ số nhân M và SMA để tính được giá trị đường EMA. Giá trị SMA sẽ được thay vào ở vị trí EMA previous trong phép tính. Sau đó, ta sẽ được giá trị của EMA.
  • Bước 4: Lặp lại quy trình trên với các giá trị N tiếp theo tương ứng với 12 đường EMA để có được giá trị của GMMA.

Ý nghĩa của đường GMMA

  • Sử dụng GMMA để đánh giá sức mạnh của xu hướng thị trường: Sử dụng khoảng cách giữa các đường MA ngắn hạn và MA dài hạn để đánh giá sức mạnh xu hướng. Cụ thể, khi khoảng cách giữa nhóm MA ngắn hạn và MA dài hạn được nới rộng, nó chứng minh xu hướng giá đang hoạt động rất mạnh mẽ và ngược lại.
  • Tín hiệu đảo chiều: Sự giao nhau giữa hai nhóm MA ngắn hạn và MA dài hạn có thể xác nhận tín hiệu đảo chiều. Nếu các đường MA ngắn hạn vượt lên trên nhóm MA dài hạn, nó xác nhận xu hướng đảo chiều tăng và ngược lại.
  • Xác nhận xu hướng đi ngang: Khi cả hai nhóm MA ngắn hạn và MA dài hạn đểu không xuất hiện quá nhiều biến động hoặc đều di chuyển một cách ổn định với khoảng cách không quá hẹp, hay quá rộng. Nó cho thấy thị trường đang bước vào giai đoạn Sideway. Dựa vào thông tin này, nhà đầu tư có thể lên kế hoặc giao dịch phù hợp nhất.
  • Sử dụng GMMA để xác nhận tín hiệu giao dịch:
  • Tín hiệu mua: Dựa vào sự giao cắt giữa hai nhóm MA dài hạn và ngắn hạn, nhà đầu tư có thể xác nhận rất nhiều tín hiệu giao dịch. Trong đó, tín hiệu mua được xác nhận khi nhóm chỉ báo MA ngắn hạn vượt lên trên nhóm MA dài hạn.
  • Tín hiệu bán: Tương tự như tín hiệu mua, nhà đầu tư có thể dựa vào sự giao cắt giữa hai nhóm MA ngắn hạn và MA dài hạn để xác nhận tín hiệu giao dịch. Cụ thể, tín hiệu bán được xác nhận khi nhận thấy nhóm MA ngắn hạn vượt xuống dưới nhóm MA dài hạn.
Nhà đầu tư có thể dễ dàng xác nhận tín hiệu giao dịch dựa vào đường GMMA

So sánh GMMA và EMA

Chỉ báo GMMA là một tổ hợp bao gồm 12 đường trung bình động hàm mũ EMA. Do đó, về cơ bản, chỉ báo GMMA sẽ không khác gì so với đường trung bình động này.

Việc sử dụng nhiều đường EMA cùng một lúc để tạo thành chỉ báo GMMA sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các xu hướng thị trường một cách tối ưu hơn.

Hạn chế của đường GMMA

Hạn chế duy nhất khi sử dụng GMMA mà nhà đầu tư cần chú ý đó chính là việc chỉ báo GMMA là một chỉ báo trễ. Theo đó, mỗi giá trị của GMMA và EMA đều được thể hiện và đại diện cho một mức giá trung bình trong quá khứ. Do đó, nó sẽ không có khả năng đưa ra các dự báo về tương lai.

Bên cạnh đó, các tín hiệu trễ từ chỉ báo GMMA có thể khiến nhà đầu tư bỏ lỡ các vị thế giao dịch tốt nhất. Trong nhiều trường hợp, các tín hiệu này có xác nhận tín hiệu giá đảo chiều, nhưng nó lại không thể dự đoán rõ khả năng duy trì của xu hướng sau đảo chiều. Điều này khiến nhà đầu tư có khả năng gặp phải các đợt giá hồi (Ví dụ: Giá hồi tăng trước khi tiếp tục giảm mạnh,...).

Chính vì hạn chế này, nhà đầu tư nên kết hợp GMMA với các chỉ báo kỹ thuật khác để tối ưu khả năng thành công của các giao dịch. Một số chỉ báo nhanh có khả năng tương tác tốt với GMMA mà bạn đọc có thể tham khảo thêm là chỉ số sức mạnh tương đối RSI.

Hạn chế về độ trễ của GMMA có thể khiến nhà đầu tư rơi vào rắc rối.

Có thể thấy, chỉ báo GMMA là một chỉ báo nâng cấp và cũng là phiên bản hoàn thiện hơn của các đường trung bình động. Nó có khả năng cung cấp nhiều tín hiệu giao dịch chính xác, tuy nhiên, GMMA cũng có một số hạn chế nhất định khi sử dụng. Mong rằng những thông tin phía trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về chỉ báo này.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...

Đọc thêm