Đây là 4 chiến lược chốt lời hiệu quả dành cho anh em trader!

Đây là 4 chiến lược chốt lời hiệu quả dành cho anh em trader!

hư các trader huyền thoại có nói, việc bạn vào lệnh ở đâu không quan trọng, lợi nhuận sẽ được quyết định bởi các điểm chốt lời của bạn. Và dưới đây là 4 CHIẾN LƯỢC giúp chúng ta thành công trong việc "Quyết định lợi nhuận của mình", được chia sẻ bởi 1 trader trên trang smartforexlearning

1. Chỉ sử dụng nến đóng cửa:


Đây là một chiến lược chốt lệnh mà không can thiệp vào ý tưởng giao dịch ban đầu của bạn, điều này khiến bạn có thể sẽ nhận được kết quả cuối cùng tốt hơn.

Hầu hết các nhà giao dịch sẽ không thu được bất kỳ lợi ích gì khi nhìn vào biểu đồ cả ngày, điều này sẽ khiến họ lo lắng về các biến động giá trong một cây nến, trong khi kết quả đóng nến có thể sẽ hoàn toàn khác. Bằng cách chỉ sử dụng nến đóng cửa, bạn sẽ ít khi đưa ra các quyết định bốc đồng dựa trên những loại biến động giá như thế này. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ quản lý giao dịch tốt hơn và ít can thiệp hơn vào ý tưởng giao dịch ban đầu của bạn.

pinbar là ví dụ hoàn hảo về điều này. Do bản chất của một pinbar, nhiều nhà giao dịch chắc hẳn đã nghĩ rằng tại một thời điểm nào đó giá sẽ hoàn toàn đi theo một hướng, trước khi đảo ngược mạnh theo hướng khác. Chờ nến đóng cửa sẽ cho bạn một bức tranh rất khác về thị trường so với những gì đang diễn ra ở giữa chừng.

Là một nhà giao dịch chỉ sử biểu đồ H4, tôi chỉ xem biểu đồ của mình 4 giờ một lần. Tôi sẽ kiểm tra các thiết lập giao dịch của mình 4 đến 5 lần một ngày, thế là xong. Kể từ thời điểm tôi bắt đầu làm việc này, tôi đã trở thành một nhà giao dịch giỏi hơn và kèm theo đó, điều này giúp tôi có nhiều thời gian để làm những việc khác.

2. Sử dụng chuông cảnh báo giá:

Bên cạnh việc chỉ sử dụng nến đóng cửa, tôi sẽ đặt chuông cảnh báo giá ở các mức mà nếu giá vượt qua mức đó, tôi sẽ được thông báo. Điều này một lần nữa giúp tôi giảm thời gian quan sát biểu đồ và do đó giảm thời gian tôi có thể nghi ngờ ý tưởng giao dịch ban đầu của mình.

Việc đặt chuông cảnh báo cũng giúp bạn tập thói quen suy nghĩ trước khi thực hiện. Bằng cách lên các kịch bản “điều gì xảy ra nếu…” là một cách tuyệt vời để xác định trước cách bạn sẽ quản lý giao dịch của mình, bao gồm cách bạn sẽ thoát khỏi giao dịch của mình và nơi chốt lời của bạn. Chuông cảnh báo cũng rất hữu hiệu nếu bạn muốn nhồi lệnh (thêm vào vị thế đang lời). Chỉ cần đặt chuông cảnh báo ở các mức giá thích hợp là bạn đã có thể !

Tôi đang sử dụng chuông cảnh báo của TradingView cho việc này, nhưng bạn cũng có thể thiết lập chuông cảnh báo giá cho Metatrader 4 và có nhiều tùy chọn khác như ứng dụng Call Levels hoặc các trang web như AlertFX.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

3. Xác định mức chốt lời phù hợp

Theo kinh nghiệm của tôi, bạn sẽ có được kết quả tốt nhất nếu mức chốt lời của bạn được hỗ trợ bởi dữ liệu thị trường. Điều này có nghĩa là đối với mỗi giao dịch, bạn tìm thấy cấu trúc thị trường, mức biến động, các mẫu biểu đồ hoặc thông tin cho thấy giá có khả năng di chuyển đến một mức giá nhất định.

Những mức giá vừa nêu trên sau khi trừ đi một vài pips để tính cho những thứ như spread sẽ là mức chốt lời của bạn. Sử dụng phương pháp này sẽ đạt được nhiều điều: thứ nhất, vì mức chốt lời của bạn không còn là một con số tùy ý, và nó sẽ là vùng giá mà xác suất cao nhất thị trường sẽ tìm đến. Thứ hai, bạn có thể xác định xem R: R (rủi ro: phần thưởng) của mình có xứng đáng hay không. Ví dụ, một thiết lập giao dịch trông thực sự tốt, nhưng nếu nó có một mức hỗ trợ xa hơn một chút so với mức chốt lời, bạn không nên mạo hiểm tham gia giao dịch này chỉ với phần thưởng 0,5 R.

Đây là cách tôi xác định mức chốt lời của mình:

Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ. Đây không chỉ là các đường kẻ ngang mà là các khu vực mà giá đã từng tạo ra các hành động lớn trong lịch sử. Điều này không có nghĩa là giá của chúng tôi sẽ luôn di chuyển đến các mức đó, nhưng giá có xu hướng kiểm tra lại các mức hỗ trợ và kháng cự hiện tại, như bạn có thể thấy trên biểu đồ dưới đây:


Đối với lệnh mua, hãy đặt mức chốt lời của bạn thấp hơn mức kháng cự vài pips. Đối với một lệnh bán, hãy đặt chốt lời của bạn vài pips trên mức hỗ trợ. Chúng ta làm việc này (Cộng/trừ thêm vài pips vào điểm dừng lỗ) là để tránh spread và nó sẽ khiến cho giao dịch của chúng ta an toàn hơn so với việc đặt dừng lỗ tại chính xác ngay nơi điểm kháng cự/hỗ trợ.

Như bạn có thể thấy, tôi đã xác định các mức hỗ trợ cho một đợt giảm. Các mức này có thể tương ứng với một mức chốt lời tiềm năng, nhưng tôi sẽ chỉ đóng giao dịch của mình sau lần TP đầu tiên nếu R: R đủ tốt. Tuy nhiên, biểu đồ minh họa nơi bạn có thể chốt lời, dựa trên các mức hỗ trợ và kháng cự được xác định trước đó.

Những thứ khác mà tôi tìm kiếm khi xác định mức chốt lời là những thứ như đường xu hướng, các vùng giá có chứa các đợt tăng/giảm đột biến và đường trung bình. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng thông thường giá sẽ tuân theo các hỗ trợ/kháng cự theo chiều ngang.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

4. Chốt lời một phần:


Đây là một khái niệm nâng cao và bạn không nên thử điều này nếu bạn mới bắt đầu giao dịch. Việc chốt lời một phần cho phép bạn nhận một phần lợi nhuận giao dịch của mình khi giá đạt đến một điểm nhất định.

Nếu hỏi các nhà giao dịch điều gì khiến họ cảm thấy tồi tệ nhất, thì đó là một giao dịch đang lời sẽ quay đầu và biến thành lỗ. Nếu bạn hiểu ý tôi, bạn biết tôi đang nói về điều gì.

Chiến lược chốt lời từng phần là một chiến lược tốt để bạn hạn chế điều trên. Nếu bạn có thể đã kiếm được một phần lợi nhuận ở một mức độ nào đó, bạn hoàn thành hai điều: đầu tiên, bạn đảm bảo mình đã có một ít “khoản lời” nào đó. Thứ hai: bạn cắt giảm khối lượng giao dịch của mình cho phần còn lại, có nghĩa là nếu giao dịch của bạn dừng lỗ, bạn sẽ mất một số tiền nhỏ hơn trước.

Tất nhiên, điều ngược lại cũng đúng: nếu giá kết thúc tiếp tục di chuyển theo hướng của bạn, bạn sẽ có ít lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đánh đổi, và bảo toàn vốn khi nào cũng sẽ tốt hơn so với lợi nhuận.

Có nhiều cách bạn có thể chốt lời từng phần. Và dưới đây là một số cách:

a, Chốt lời 50% vị thế:


Sử dụng phương pháp này, bạn chỉ cần thực hiện chốt lời một nửa vị thế khi giá di chuyển một nửa quãng đường theo mục tiêu giá của bạn (Bạn có thể sử dụng Fibonacci mở rộng, mục tiêu giá của mẫu hình biểu đồ hoặc các điểm chốt lời theo phương pháp của mình). Đây là một chiến lược chốt lời rất đơn giản nhưng lợi nhuận của bạn cũng sẽ bị giảm đi cùng với đó là tỷ lệ R/R sẽ giảm vì chỉ ½ khối lượng giao dịch của bạn đạt được mục tiêu tại điểm thứ hai. Một nguyên tắc nhỏ trong chiến lược này là hãy di chuyển điểm dừng lỗ của bạn về hòa vốn sau khi mức lợi nhuận đầu tiên đạt được

Mặc dù trong ví dụ của tôi, mức chốt lời là tại điểm 50% so với mục tiêu giá, nhưng nếu bạn có thể tìm thấy hỗ trợ và kháng cự, mức fibonacci, vùng hợp lưu tại các mức 60% - 40% tương ứng với cấu trúc thị trường, bạn hoàn toàn nên sử dụng các mức đó để thay thế.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

b, Chốt lời 3 lần:


Đây là điều tôi học được trong cuốn sách Trading in the Zone của Mark Douglas, nhưng về cơ bản là thứ mà bạn thường gọi là “scaling out”. Trong những chương cuối của cuốn sách, Mark nói về việc chốt lời và cách anh ấy chia lãi cho mỗi giao dịch thành ba phần bằng nhau. Giả sử bạn giao dịch 3 lot, thì điều sau sẽ xảy ra:

  • Sau khi giá di chuyển được 1/3 quãng đường đến mục tiêu, bạn chốt bớt 1 lot.
  • Sau khi giá di chuyển được hai phần ba, bạn chốt thêm 1 lot nữa đồng thời chuyển dời dừng lỗ của mình về hòa vốn.
  • Giá đến mục tiêu, chốt lời phần còn lại cuối cùng.

Vì bạn đã di chuyển mức dừng lỗ của mình sang hòa vốn sau mức thứ hai nên từ đó về sau, cơ bản là giao dịch của bạn không có rủi ro. Đó là một cách dễ dàng để phân phối lợi nhuận tiềm năng mà bạn có thể thu được, trong khi vẫn để lại khoảng trống cho thị trường tiếp tục di chuyển.

c, Phương pháp 80/20:


Phương pháp 80/20 là một sự điều chỉnh của nguyên tắc Pareto, được áp dụng cho giao dịch. Tôi học được phương pháp này trên một website trên mạng. Về cơ bản, bạn vẫn chốt lời từng phần, nhưng khi mức chốt lời đầu tiên đạt được, bạn bỏ túi 80% vị thế giao dịch của mình và chuyển mục tiêu cho 20% còn lại tới một mức xa hơn.

Ưu điểm của phương pháp này so với phương pháp chốt lời 50% vị thế là khi mức chốt lời đầu tiên đạt được, bạn sẽ kiếm được hầu hết lợi nhuận của mình. Điều này có nghĩa là - mặc dù xác suất để mức chốt lời thứ hai có thể đạt được là rất nhỏ (Theo tôi thực hiện thì nó rơi vào tầm 1/5) - nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến kỳ vọng chung của bạn giống như khi 50% vị thế của bạn vẫn đang mở (Tâm lý của bạn sẽ thoải mái hơn và không có nhiều điều đáng quan tâm, lo lắng nữa). Bên cạnh đó, khi mức chốt lời thứ hai đạt được, nó thường bù đắp cho khoản lợi nhuận của phần chốt lời trước đó do điểm chốt lời nằm cách rất xa so với điểm vào lệnh.

Bạn cần cân nhắc sử dụng mức chốt lời đầu tiên đủ để khiến cho R:R tổng thể của giao dịch trở nên xứng đáng. Ngoài ra, bạn nên suy nghĩ về cách dời điểm dừng lỗ của mình một cách hiệu quả để tối đa hóa cơ hội chốt lời phần lệnh thứ hai của bạn, đồng thời giảm thiểu việc mất các khoản lãi chưa bỏ túi. Chúng ta có thể là sử dụng điểm dừng lỗ cố định theo pip hoặc bạn có thể thử các chiến lược như di chuyển điểm dừng lỗ dựa trên đường trung bình. Cách tiếp cận tốt nhất sẽ phụ thuộc vào chiến lược, khung thời gian của riêng bạn và sự biến động của thị trường bạn đang giao dịch.

Trên đây là 4 phương án chốt lời. Nếu các bạn thấy hữu ích thì hãy like và share để ủng hộ mình nhé!

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...

Đọc thêm

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ (USD) đang giảm trở lại mức ổn định vào thứ Tư sau khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ nhìn chung phù hợp với kỳ vọng. Không có ngoại lệ thực sự nào với Lạm phát tiêu đề hàng tháng đạt 0,3% trong khi biện pháp Lạm phát cốt lõi hàng tháng cũng tăng 0,3%.

By Giao Lộ Đầu Tư