Lợi suất trái phiếu toàn cầu cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, lạm phát chưa hạ nhiệt đủ: Thị trường lo ngại lãi suất sẽ còn tăng nữa

Lợi suất trái phiếu toàn cầu cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, lạm phát chưa hạ nhiệt đủ: Thị trường lo ngại lãi suất sẽ còn tăng nữa
Trong bối cảnh hiện tại, thị trường cho rằng môi trường lãi suất cao sẽ còn duy trì trong một khoảng thời gian dài, có thể là đến giữa năm 2024 hoặc lâu hơn.

Nếu diễn biến của nền kinh tế hiện tại giống như 1 năm trước - khi lạm phát hạ nhiệt chậm, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, thì các NHTW hàng đầu thế giới sẽ đưa ra những hành động cực kỳ dứt khoát.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bất kỳ vị quan chức nào có mặt ở sự kiện Jackson Hole năm nay sẽ tuyên bố “sứ mệnh” của họ đã hoàn thành. Bối cảnh của cuộc họp năm nay là: ngay cả ở Mỹ, nơi có những số liệu khởi sắc nhất trong số các nền kinh tế lớn, thì 2/3 trong số 602 người được hỏi trong cuộc khảo sát Markets Live Pulse của Bloomberg đều nói rằng Fed vẫn chưa chế ngự được lạm phát.

Ông Powell và các quan chức NHTW cũng chưa chắc chắn rằng họ đã đưa ra hành động đủ để kiểm soát lạm phát. Họ thậm chí cũng không có những tuyên bố rõ ràng rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ được duy trì trong bao lâu, đây cũng là câu hỏi đang chi phối thị trường tài chính.

Jerome Schneider, trưởng bộ phận quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn và huy động vốn tại Pacific Investment Management, với 1,8 nghìn tỷ USD tài sản, cho biết: “Chúng tôi có thể thấy môi trường lãi suất cao hơn 5% sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian, có lẽ là đến giữa năm 2024 hoặc lâu hơn nữa.”

Hiện tại, lợi suất trái phiếu chính phủ toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, với trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên tới 4,33% trong tháng này ở Mỹ và 4,75% ở Anh. Nhà đầu tư cho rằng các quan chức tham dự Jackson Hole vẫn chưa kết thúc lộ trình điều chỉnh lãi suất.

Nếu dự đoán này là chính xác, thì một số “ngóc ngách” của thị trường tài chính sẽ gặp khó khăn.

Gian Maria Milesi-Ferretti, thành viên cấp cao tại Viện Brookings và cựu phó giám đốc nghiên cứu của IMF, cho hay: “Nếu thị trường cho rằng lãi suất sẽ cao hơn trong một thời gian dài, thì về cơ bản lợi nhuận trong tương lai sẽ sụt giảm nên nhà đầu tư sẽ chứng kiến giá cổ phiếu bị điều chỉnh. Có thể, nhiều doanh nghiệp khác cũng sẽ gặp nhiều rủi ro phá sản do chi phí đi vay tăng.”

Ngay cả khi lãi suất không tăng thêm, thì “liều thuốc” mà các NHTW đã sử dụng vẫn có tác động chậm, khiến các nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc có thêm một số ngân hàng sụp đổ.

Khoảng 80% người được hỏi trong cuộc khảo sát MLIV Pulse dự đoán eurozone sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới. Hầu hết các nhà dự báo lại lạc quan hơn, song Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã trải qua một đợt suy thoái vào mùa đông và có rất ít triển vọng tăng trưởng trong năm nay.

Đối với Mỹ, 50% người tham gia khảo sát dự đoán nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới. Hơn 1 nửa nói rằng những bất ổn của thị trường tài chính có thể khiến Fed hạ lãi suất chứ không phải thị trường lao động hay lạm phát hạ nhiệt.

Tại Mỹ, thị trường nhìn chung cũng dự đoán về khả năng lãi suất đã đạt đỉnh, nhưng ở nơi khác thì không như vậy.

Anh - nơi chứng kiến lạm phát cao nhất trong các nền kinh tế phát triển, nên NHTW vẫn sẽ đưa ra những hành động cứng rắn hơn. Tại Nhật Bản, Thống đốc NHTW Kazuo Ueda phát tín hiệu rằng chính sách tiền tệ sẽ quay lại quỹ đạo thắt chặt nhanh hơn dự kiến.

Sau đợt tăng lãi suất gần nhất vào tháng 7, Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết triển vọng kinh tế ngắn hạn của khu vực này đang xấu đi và nghiên cứu sau đó của ECB cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh. Bài phát biểu của bà Lagarde tại Jackson Hole có thể đưa ra dấu hiệu ban đầu về những động thái tiếp theo ở châu Âu, về việc liệu các nhà hoạch định chính sách dự định tăng lãi suất hay tạm dừng.

Đối với cả Fed và ECB, “lãi suất cao duy trì trong bao lâu” sẽ là câu hỏi quan trọng hơn “cao đến mức nào”.

Song, theo Bloomberg, việc ECB hạ lãi suất sẽ không sớm xảy ra. Khoảng 30% người tham gia khảo sát cho biết động thái này sẽ không diễn ra trước ít nhất là quý IV năm sau, trong khi quan điểm tương tự về Fed có 21% người dự đoán.

Tuy nhiên, những dự đoán về lộ trình điều chỉnh chính sách tiền tệ này có thể sẽ đi chệch hướng vì những yếu tố vĩ mô khó lường khác.

Ví dụ, thế giới đang ngày càng lo ngại rằng kinh tế Trung Quốc trì trệ sẽ ảnh hưởng ra khắp thế giới. Ngoài ra, mâu thuẫn Nga - Ukraine vẫn có khả năng khiến thị trường hàng hoá hỗn loạn. Thâm hụt ngân sách kỷ lục của Mỹ cũng đang khiến nhà đầu tư lo ngại, được phản ánh trên thị trường trái phiếu chính phủ 25 nghìn tỷ USD và châu Âu vừa chịu ảnh hưởng bởi đợt tăng giá năng lượng khác.

Tham khảo Bloomberg

Tham gia cộng đồng tại: Giao lộ đầu tư

Loading...

Đọc thêm

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ (USD) đang giảm trở lại mức ổn định vào thứ Tư sau khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ nhìn chung phù hợp với kỳ vọng. Không có ngoại lệ thực sự nào với Lạm phát tiêu đề hàng tháng đạt 0,3% trong khi biện pháp Lạm phát cốt lõi hàng tháng cũng tăng 0,3%.

By Giao Lộ Đầu Tư