Mô hình giá Flag – Cách giao dịch mô hình lá cờ tăng và giảm

Mô hình lá cờ Flag là một trong những mô hình giá phổ biến, được biết đến nhiều nhất trong giao dịch Forex. Mô hình giá Flag là một dạng mô hình tiếp diễn trong xu hướng tăng/giảm, xuất hiện dưới dạng hợp nhất giữa các nến của một xu hướng.

Mô hình giá Flag – Cách giao dịch mô hình lá cờ tăng và giảm

Mô hình lá cờ Flag là một trong những mô hình giá phổ biến, được biết đến nhiều nhất trong giao dịch Forex. Mô hình giá Flag là một dạng mô hình tiếp diễn trong xu hướng tăng/giảm, xuất hiện dưới dạng hợp nhất giữa các nến của một xu hướng. Khi mô hình này hình thành trên biểu đồ, có nhiều khả năng hành động giá sẽ bứt phá theo đúng hướng của xu hướng đang diễn ra, ví dụ trước mô hình giá Flag là một xu hướng tăng thì sau mô hình giá Flag sẽ tiếp tục là một xu hướng giá tăng mạnh.

💡
- Hỗ trợ gỡ lệnh, chiến lược giao dịch tỷ lệ win cao
- View xu hướng VÀNG và tiền tệ hằng ngày, điểm mua bán cụ thể
- Zoom thực chiến phiên Mỹ, phân tích kỹ thuật + cơ bản từ thứ2 - thứ6
- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia group chat trên TELEGRAM : TẠI ĐÂY

1. Mô hình cờ Flag là gì?

Bạn đã biết mô hình giá là một trong những công cụ kĩ thuật được nhiều trader dùng tới. Mỗi loại mô hình đều cung cấp cho các trader cách thức giao dịch dựa trên sự chuyển động về giá. Nhìn chung, các mẫu biểu đồ có thể được phân thành hai loại dựa trên sự chuyển động giá có thể xảy ra: tiếp tục xu hướng đang diễn ra hoặc xuất hiện xu hướng đảo chiều.

Mô hình giá Flag là một mô hình tiếp tục xu hướng cho bạn cơ hội tham gia thị trường ở giữa xu hướng.

Mô hình lá cờ Flag gồm hai bộ phận: cán cờ và cờ.

Cán cờ (Flag Pole) chính là tín hiệu đầu tiên cho mô hình giá Flag trên biểu đồ.

Đối với mô hình Flag của xu hướng tăng, cán cờ chính là một chu kì tăng giá.

Đối với mô hình giá Flag của xu hướng giảm, cán cờ sẽ là chu kì giảm giá.

Phần lá cờ chính là chu kì hồi điều chỉnh.

Nếu bạn đã tìm hiểu Lý thuyết DOW, trendline, fibonacci….thì sẽ thấy cấu trúc của mô hình cờ này hình thành một cách logic, cán cờ chính là xu thế cấp 1, phần lá cờ nằm trong kênh xu hướng điều chỉnh là xu thế cấp 2 (có thể là kênh xu hướng tăng hoặc kênh xu hướng giảm) và hồi về quanh các ngưỡng fibo, khi giá bứt phá khỏi kênh xu hướng, cho một xu hướng mới..

Với mô hình cờ tăng: cán cờ là xu thế cấp 1(xu hướng tăng), lá cờ là xu thế cấp 2 dao động trong kênh xu hướng giảm, cho đến khi giá bứt phá kênh xu hướng giảm cho một đà tăng trưởng mới.

Với mô hình cờ giảm: cán cờ là xu thế cấp 1(xu hướng giảm), lá cờ là xu thế cấp 2 dao động trong kênh xu hướng tăng, cho đến khi giá bứt phá kênh xu hướng tăng cho một đà tụt giảm mới.

2. Cách giao dịch mô hình lá cờ Flag

Mô hình Cờ xảy ra khi giá có xu hướng mạnh đột ngột dừng lại và thoái lui một chút trong một phạm vi hình chữ nhật. Sau đó, nó phá vỡ phạm vi đó và tiếp tục theo hướng ban đầu, cho bạn cơ hội tham gia vào nửa sau của xu hướng với mức giá tốt hơn so với trước khi cờ hình thành. Cụ thể:

Với mô hình cờ tăng giá: entry ở vùng giá phá trendline (phá kênh xu hướng giảm), stopploss dưới vùng hỗ trợ. Nếu giá điều chỉnh về không quá vùng fibo 50 thì đà tăng tiếp theo sẽ là một đà tăng mạnh.

Với mô hình cờ giảm giá: entry ở vùng giá phá trendline (phá kênh xu hướng tăng), stopploss trên vùng kháng cự. Nếu giá điều chỉnh về không quá vùng fibo 50 thì đà giảm tiếp theo sẽ là một đà tụt giảm sâu.

Take Profit (TP) áp dụng cho mô hình cờ: độ dài chu kì tiếp theo bằng độ dài chu kì của cán cờ trước đó (xy1=xy như trên hình)

Ví dụ:

3. Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình giá Flag

Vì là giao dịch với mô hình giá, do đó bạn cần luyện tập chăm chỉ để có con mắt tinh tường để nhìn ra mô hình giá sắp hình thành.

Để vận dụng tốt mô hình lá cờ, bạn phải nhìn nó trong cả một quá trình phía trước của nó. Nếu chiếu theo nguyên lý sóng Elliott thì phần “cán cờ” thường là một sóng tăng trước đó. Còn phần “lá cờ” sẽ là một sóng điều chỉnh. Cả cán cờ và lá cờ đều nằm trong một con sóng lớn. Tuy nhiên mọi thứ thường không rõ ràng như vậy. Nó còn tùy vào cách bạn nhìn đồ thị.

Phần lá trong mô hình cờ tăng phải hướng xuống. Đối với mô hình cờ giảm thì phần lá phải hướng lên. Điều này thể hiện sự điều chỉnh, tạm nghỉ của xu hướng.

Nếu phần lá của mô hình cờ có biên độ hẹp thì sẽ có độ chính xác cao hơn.

Phần cán của mô hình càng dài thì độ chính xác cũng cao hơn.

Bạn có thể áp dụng Flag Pattern trong khung thời gian 1 phút, 5 phút, ….1H, 4H hay khung tuần…. Tuy nhiên khung thời gian 1H trở lên thường có kết quả tốt hơn.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây
Loading...

Đọc thêm