Nợ công toàn cầu cao kỷ lục trong quý 3, lên mức 307.400 tỷ USD

Nợ công toàn cầu trong quý 3 năm 2023 đã lên mức cao kỷ lục 307.400 tỷ USD, trong đó tỷ lệ nợ công tính theo Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) ở các nền kinh tế đang nổi cũng ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Nợ công toàn cầu cao kỷ lục trong quý 3, lên mức 307.400 tỷ USD
Nợ công toàn cầu cao kỷ lục trong quý 3, lên mức 307.400 tỷ USD

Khoảng 65% số nợ tăng trong quý vừa qua tập trung ở các nền kinh tế phát triển, dẫn đầu là Mỹ, Nhật, Pháp, Anh, các thị trường mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico cũng ghi nhận mức tăng mạnh.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Nợ công toàn cầu trong quý 3 năm 2023 đã lên mức cao kỷ lục 307.400 tỷ USD, trong đó tỷ lệ nợ công tính theo Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) ở các nền kinh tế đang nổi cũng ở mức cao nhất từ trước tới nay.

Báo cáo ngày 16/11 của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính nợ toàn cầu đến cuối năm nay sẽ lên tới 310.000 tỷ USD, tăng 25% trong 5 năm.

IIF cho biết nợ chính phủ trong quý 3 có mức tăng lớn nhất, trong khi nhiều quốc gia ghi nhận mức thâm hụt ngân sách ở mức cao hơn nhiều so với trước đại dịch COVID-19.

Khoảng 65% số nợ tăng trong quý vừa qua tập trung ở các nền kinh tế phát triển, dẫn đầu là Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh. Các thị trường mới nổi Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico cũng ghi nhận mức tăng mạnh.

Báo cáo cũng lưu ý rằng nợ xấu chính phủ đã đạt mức cao kỷ lục trên 554 tỷ USD cho đến cuối năm 2022, trong đó khoảng một nửa là nợ trái phiếu.

Dù tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ít thay đổi ở mức 333%, tỷ lệ này lên tới 255% tại các thị trường mới nổi, tức cao hơn 32 điểm phần trăm so với cùng kỳ 5 năm trước, chủ yếu do nợ công của Nga, Trung Quốc, Saudi Arabia và Malaysia tăng.

Tỷ lệ nợ công tính trên GDP ở Chile, Colombia và Ghana có mức giảm lớn nhất.

IIF cảnh báo rằng gánh nặng nợ nần đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp vẫn đang gia tăng ở các nền kinh tế lớn, trong đó có cả Trung Quốc và Mỹ, gây nhiều tác động tiêu cực đến nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến bầu cử và chuyển đổi năng lượng sạch.

Ông Emre Tiftik - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bền vững tại IIF - tính toán có hơn 50 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm 2024, trong đó có bầu cử tại Mỹ, Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.

Ông nhấn mạnh trước sự phân cực chính trị và căng thẳng địa chính trị gia tăng, những cuộc bầu cử sắp tới này có thể mở đường cho các chính sách dân túy - yếu tố có thể nới lỏng kỷ luật tài chính, làm gia tăng khoản vay và chi tiêu của chính phủ.

Theo ông, những điều này có thể tạo ra sự biến động hơn nữa trên thị trường./.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

- Chiến lược đầu tư hiệu quả bền vững của Giao Lộ Đầu Tư xem báo cáo qua Myfxbook

VIETNAMPLUS

Loading...

Đọc thêm