Phân tích cơ bản từ các Ngân hàng và Quỹ đầu tư lớn ngày 04/09/2023
Góc nhìn và nhận định cơ bản về thị trường Forex từ các Big Bank ngày 04/09/2023
HSBC
HSBC kỳ vọng cặp tiền USD/JPY sẽ đi ngang trong thời gian tới. Các số liệu định vị và định giá không cung cấp bất kỳ hướng dẫn dứt khoát nào cho một động thái định hướng quan trọng. Tâm lý thị trường không quá nghiêng về phía USD hoặc JPY.
Những điểm chính:
Định vị: Theo dữ liệu của IMM, thị trường vẫn short đồng JPY. Tuy nhiên, cường độ bán không còn rõ rệt như vào cuối tháng Sáu. Các chỉ số định vị nội bộ của HSBC phản ánh quan điểm này.
Định giá: Mặc dù JPY dường như bị định giá thấp nhưng đây là đặc điểm nhất quán trong một thời gian dài và do đó, nó không phải là chỉ báo đáng tin cậy để dự đoán các biến động trong tương lai.
Lực cân bằng: USD/JPY có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm lãi suất trái phiếu Mỹ, khẩu vị rủi ro trên thị trường, các biện pháp can thiệp ngoại hối tiềm năng và định vị thị trường hiện tại. Các lực này được cho là sẽ đối trọng với nhau, dẫn đến cặp tỷ giá có thể chuyển động đi ngang trong thời gian tới.
Chiến lược giao dịch: Các nhà giao dịch theo xu hướng có thể gặp khó khăn trong việc giao dịch USD/JPY trong thời gian tới. Chiến lược giao dịch trong phạm vi có thể phù hợp hơn.
Quản lý rủi ro: Không có tín hiệu định hướng mạnh mẽ, các nhà giao dịch nên thận trọng và áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro chặt chẽ.
ANZ
ANZ giữ quan điểm lạc quan về USD/JPY và sẽ mua vào, với mục tiêu là 150. Ngân hàng tin rằng quỹ đạo này sẽ giữ vững trừ khi có sự thay đổi đáng kể trong triển vọng lãi suất ở Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản. Mặc dù sự can thiệp từ các nhà hoạch định chính sách có thể gây ra rủi ro, nhưng ANZ dự báo rằng hành động can thiệp sẽ chi diễn ra khi cặp tỷ giá đạt đến ngưỡng 150.
Những điểm chính:
Triển vọng tỷ giá: ANZ gợi ý rằng sự thay đổi đáng kể trong triển vọng chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản là điều kiện tiên quyết để thay đổi quỹ đạo tăng giá.
Rủi ro can thiệp: Mặc dù ANZ thừa nhận khả năng can thiệp của các nhà hoạch định chính sách để ổn định cặp tiền tệ là có, nhưng họ tin rằng ngưỡng hành động có thể sẽ ở quanh mức 150.
Can thiệp bằng lời nói: ANZ dự báo rằng khi mốc 150 bị vi phạm, các nhà chức trách có thể sẽ thực hiện các biện pháp can thiệp bằng lời nói hơn là các can thiệp thị trường thực tế để tác động đến quỹ đạo của tiền tệ.
Vị thế mua: Các nhà giao dịch có quan điểm phù hợp với quan điểm của ANZ có thể cân nhắc mở mua vị thế mua USD/JPY, nhắm mục tiêu 150.
Quản lý rủi ro: Với khả năng can thiệp chính sách, nhà giao dịch nên áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro nghiêm ngặt, có thể sử dụng lệnh dừng lỗ dưới giá thị trường hiện tại.
Credit Agricole
Phân tích của Credit Agricole xác định ba động lực chính định hình thị trường ngoại hối (fx) từ đầu năm đến nay. Chúng bao gồm câu chuyện hạ cánh mềm, cú sốc thương mại triển vọng kinh tế Trung Quốc đang xấu đi.
Những điểm chính:
1. Câu chuyện hạ cánh mềm: Câu chuyện 'hạ cánh mềm' đối với nền kinh tế toàn cầu đang thu hút được sự chú ý. Điều này đã cải thiện khẩu vị rủi ro và khiến các nhà đầu tư ngoại hối mua tiền tệ từ các quốc gia có ngân hàng trung ương diều hâu như USD, EUR và GBP, đồng thời bán các loại tiền tệ có lãi suất thấp như JPY.
2. Cú sốc thương mại: Giá năng lượng giảm đã gây ra cú sốc tích cực về thương mại. EUR, GBP và CHF đã hưởng lợi và tăng giá từ xu hướng này. Ngược lại, đây là lực cản đối với NOK, vốn rất nhạy cảm với giá dầu.
3. Triển vọng kinh tế Trung Quốc xấu đi: Triển vọng kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu xấu đi. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến các loại tiền tệ có mức độ tiếp xúc thương mại đáng kể với Trung Quốc, chẳng hạn như AUD, NZD và JPY.
Nhà giao dịch nên xem xét những ảnh hưởng của 3 yếu tố này để đưa ra quyết định giao dịch trên thị trường ngoại hối, từ đó mang lại cơ hội giao dịch tốt hơn.
The Goldman Sachs Group
Goldman Sachs duy trì khuyến nghị bán EUR/CAD với mục tiêu là 1,42 và dừng lỗ ở 1,50. Giao dịch này dựa trên khả năng phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ và khả năng đảo ngược chính sách tiền tệ của Ngân hàng Canada.
Những điểm chính:
Trọng tâm chiến lược: Goldman Sachs tập trung vào các đồng tiền có khả năng phục hồi trước những biến động tiếp theo của đồng đô la Mỹ.
Lựa chọn cặp: EUR/CAD là cặp tiền tệ G10 ưa thích cho chiến lược này.
Nền kinh tế Hoa Kỳ kiên cường: Nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục cho thấy khả năng phục hồi bất chấp nhiều bất ổn trên thị trường. Điều này hỗ trợ tốt cho CAD vì nó gắn chặt với nền kinh tế Mỹ do quan hệ thương mại song phương giữa 2 nước.
Hành động của Ngân hàng Canada: Ngân hàng Canada (BoC) có khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa, điều này sẽ có lợi cho Đô la Canada (CAD).
Mục tiêu và điểm dừng lỗ: Công ty đang nhắm mục tiêu 1,42 cho cặp EUR/CAD, với dừng lỗ ở mức 1,50. Điều này hàm ý quan điểm tiêu cực về đồng Euro so với Đô la Canada trong giai đoạn tới.
Cơ cấu giao dịch: Nhà giao dịch có thể cân nhắc việc tham gia một vị thế bán EUR/CAD, để mắt đến các mức mục tiêu và điểm dừng.
Quản lý rủi ro: Các nhà giao dịch nên thận trọng với những rủi ro liên quan, đặc biệt là xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu có thể ảnh hưởng đến việc định giá tiền tệ.
Bank of America (BofA)
Các nhà phân tích của Bank of America (BofA) gợi ý rằng các nhà giao dịch nên cân nhắc việc bán tại các đợt hồi phục của USD, đặc biệt là so với Đô la Canada (CAD), Yên Nhật (JPY), Shekel Israel (ILS) và Rupee Ấn Độ (INR).
Những điểm chính:
1. Điều kiện quá mua của USD/CAD: Các chỉ báo cho thấy trạng thái quá mua của cặp tiền này, chưa kể là cặp USD/CAD đang giảm từ mức kháng cự quanh mức 1,36. Giá dầu ổn định và hình thành giao cắt vàng có thể hỗ trợ cho CAD, cho thấy tỷ giá giao ngay có thể quay trở lại mức 1,33.
2. Sự đảo chiều giảm giá của USD/JPY: USD/JPY trải qua một ngày đảo chiều giảm giá ở ngưỡng kháng cự. Cả Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) và đường trung bình động phân kỳ hội tụ (MACD) đều cho thấy sự phân kỳ giảm. Cặp tỷ giá này có thể giảm về đám mây ichimoku trên khung ngày nằm quanh 142.
3. Mức kháng cự cho USD/ILS ở đỉnh kênh giá: Cặp USD/ILS đang kiểm tra mức kháng cự ở đỉnh của kênh giá. Một sự đảo ngược về ngưỡng trung bình nằm quanh 3,70/3,68 có thể sẽ xảy ra.
4. USD/INR Trở lại vùng giá nằm giữa phạm vi dao động: Cặp tiền này đã trở vùng giá nằm giữa phạm vi dao động của nó. Một đợt điều chỉnh rộng của USD có thể đẩy nó giảm trở lại đáy của vùng phạm vi ở mức 82,00-81,80.
Ngân hàng Thương mại Hoàng gia Canada (CIBC)
Theo một phân tích mới từ CIBC, báo cáo việc làm mới nhất của Hoa Kỳ cho thấy thị trường lao động đang bắt đầu hạ nhiệt. Trái ngược với kỳ vọng, tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 3,8% và tốc độ tăng lương đã chậm lại, ngay cả khi số việc làm tăng lên ở mức khiêm tốn. Báo cáo có thể có ý nghĩa đối với chính sách kinh tế trong tương lai của Hoa Kỳ, bao gồm cả lãi suất.
Những điểm chính:
Tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến: Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,8%, cao hơn nhiều so với dự báo 3,5% và là mức cao nhất kể từ đầu năm 2022.
Tăng trưởng tiền lương chậm lại: Tăng trưởng tiền lương danh nghĩa ở mức tăng 0,2% so với tháng trước, không đạt được kỳ vọng 0,3%.
Việc làm tăng, nhưng trong tình trạng cảnh báo: Trong khi số lượng việc làm đạt được là 187K, tăng so với mức 157K của tháng trước; nhưng mức điều chỉnh giảm 110K so với hai tháng trước nữa cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt.
Tỷ lệ tham gia: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng lên tới 62,8%, báo hiệu nguồn cung lao động đang dần hồi phục.
Thị trường chứng khoán: Thị trường lao động hạ nhiệt có thể làm suy yếu chi tiêu của người tiêu dùng, điều này có thể ảnh hưởng đến định giá cổ phiếu, đặc biệt là trong các lĩnh vực phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng.
Tác động tiền tệ: Thị trường lao động yếu hơn có thể gây áp lực giảm giá đối với đồng đô la Mỹ, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của dữ liệu đến tâm lý thị trường về diễn biến chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ trong tương lai.
Ngân hàng Thương mại Hoàng gia Canada (CIBC)
CIBC đã công bố một bản phân tích nêu bật dữ liệu GDP quý 2 đáng thất vọng của Canada, cho thấy khả năng Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới rất khó xảy ra. Mức giảm hàng năm là -0,2% thấp hơn nhiều so với kỳ vọng đồng thuận là 1,2% và dự báo của BoC là 1,5%. Điều này góp phần làm tăng kỳ vọng rằng BoC sẽ duy trì mức lãi suất hiện tại.
Những điểm chính:
Thu hẹp GDP : Nền kinh tế Canada suy giảm với mức -0,2% hàng năm trong quý 2, không đạt được cả kỳ vọng đồng thuận và dự báo của chính BoC.
Đầu tư vào nhà ở và tiêu dùng chậm lại: Đầu tư vào nhà ở giảm mạnh. Ngoài ra, tăng trưởng tiêu dùng đã chậm lại đáng kể xuống mức 0,2% hàng năm, giảm từ mức 4,7% trong quý đầu tiên.
Ước tính GDP tháng 7: Ước tính GDP trước cho tháng 7 cho thấy nó sẽ được duy trì ổn định, củng cố thêm ý kiến cho rằng nền kinh tế Canada không chịu được mức lãi suất cao hơn vào thời điểm này
Trái phiếu: Các nhà đầu tư vào những tài sản có thu nhập cố định của Canada có thể không phải lo lắng về tác động của việc tăng lãi suất trong thời gian tới.
Tác động tiền tệ: Dữ liệu đáng thất vọng có thể gây áp lực giảm giá đối với đồng đô la Canada.
Nguồn: Smart Money