Price Action và chiến lược false breakout

Giao dịch Forex với Breakout là một chiến thuật đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các Traders luôn luôn lo sợ chính là hiện tượng Breakout giả và đây chính là hiện tượng nhiễu tín hiệu của thị trường. Điều này khá khó chịu, đó còn chưa kể còn dẫn đến vấn đề thua lỗ.

Price Action và chiến lược false breakout

FALSE BREAKOUT LÀ GÌ?

False breakout hay phá vỡ giả là hành động giá vượt đỉnh hoặc xuyên đáy nhưng không đi tiếp mà quay đầu đảo chiều. Mô hình này cũng được xem là hành động bull trap / bear trap thường thấy trên thị trường. Do đó, nó thường thể hiện sự mắc bẫy của một bộ phận nhà đầu tư cố gắng mua đuổi theo giá dẫn đến đu đỉnh (mua ngay tại đỉnh) hoặc bán đuổi theo giá (bán ngay tại đáy).

False breakout làm đảo chiều từ xu hướng tăng thành xu hướng giảm:

Để không trở thành nạn nhân của false breakout hay bull trap / bear trap, nhất thiết chúng ta không nên mua đuổi theo giá mà chờ đợi giá hình thành một mô hình false breakout rõ ràng sau đó mới nhảy vào hoặc ra thị trường.

Cách xác định được hiện tượng False Breakout


Đây là phần “khó nhằn” nhất trong việc giao dịch Forex với False Breakout. Nếu bạn không học cách xác định một hiện tượng False Breakout chính xác, bạn không thể giao dịch mà thu lại lợi nhuận được.
Một cách để xác định được False Breakout là quan sát thật kỹ vào khối lượng giao dịch. Một Breakoutthật sự thông thường có khối lượng giao dịch tăng lên mạnh mẽ. Khi khối lượng giao dịch thấp, có nhiều khả năng là hiện tượng Breakout không thành công.

Và bây giờ chúng ta quan sát lại hiện tượng False Breakout ban đầu:

Phần mũi tên màu đen nhỏ tôi chỉ xuống thanh Volume đó chính là khối lượng giao dịch của đoạn giá trước khi xảy ra Breakout. Bạn có thể thấy khối lượng giao dịch ở khoảng thời gian đó không tăng lên, đây chính là phản ứng của thị trường thể hiện sự “không hứng thú” với hiện tượng Breakout này.

Ví dụ về một lệnh giao dịch False Breakout

Bây giờ bạn đã hiểu được cách giao dịch với False Breakout, và bây giờ tôi sẽ cho bạn thấy một ví dụ rõ ràng hơn, cũng như đưa ra cho bạn mức Stop Loss và Take Profit để chúng ta giao dịch:

Ở bên trên, chúng ta quan sát biểu đồ H1 của cặp GBP/USD. Lưu ý rằng có một mức hỗ trợ mạnh tại 1.2790 đã được kiểm tra 3 lần. Đột nhiên một thanh nến đóng cửa bên dưới mức hỗ trợ đó, đây không phải là một tín hiệu thực sự đáng tin, kèm theo đó là yếu tố khối lượng giao dịch giảm xuống lại càng củng cố thêm nhiều niềm tin rằng thị trường đang có hiện tượng False Breakout. Tiếp đó, là hiện tượng từ chối Breakout lại được biểu thị bằng mô hình Engulfing Tăng. Đây chính là cơ hội để vào lệnh Buy
Chúng ta Stop Loss tại bên dưới mô hình nến Engulfing.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...