SL TP trong Forex là gì? Cách đặt Stop Loss, Take Profit hiệu quả

SL TP trong Forex là những thuật ngữ phổ biến trader thường gặp khi giao dịch trên thị trường Forex. SL là viết tắt của Stop Loss (Lệnh cắt lỗ, dừng lỗ) và TP là viết tắt của Take Profit (Lệnh chốt lời).

SL TP trong Forex là gì? Cách đặt Stop Loss, Take Profit hiệu quả
SL TP trong Forex là gì? Cách đặt Stop Loss, Take Profit hiệu quả

SL TP là gì? SL TP trong Forex là gì?

TP là viết tắt của cụm từ Take profit, có nghĩa là lệnh chốt lời, là một lệnh chờ có tác dụng cố định lợi nhuận tại một mức giá hy vọng được trader tự thiết lập trong giao dịch và có thể đổi thay.

SL là viết tắt của cụm từ Stop loss, có tức thị lệnh cắt lỗ, là một lệnh chờ có tác dụng ngừng số tiền lỗ tại một giá thành hy vọng được trader tự thiết lập trong giao dịch và có thể thay đổi.

Đặt chốt lời – Take profit (TP) là gì?

Lệnh chốt lời – Take Profit (viết tắt là TP) là lệnh được đặt tại mức giá có lợi nhuận mà nhà đầu tư mong muốn. Khi giá thị trường đạt được ngưỡng TP thì lệnh sẽ tự động đóng giao dịch để chốt lời. Điều này giúp nhà đầu tư biến lợi nhuận trên danh nghĩa của mình trở thành lợi nhuận thật. Lệnh TP sẽ được thiết lập trực tiếp bởi nhà đầu tư và có thể thay đổi được.

Đặt dừng lỗ – Stop Loss (SL) là gì?

Stop Loss (SL) là lệnh dừng lỗ, cắt lỗ tự động được trader đặt lệnh sẵn hoặc đặt lệnh trực tiếp trong các lệnh giao dịch của mình. Mục đích của stop loss là giảm thiểu rủi ro và giới hạn mức thua lỗ ở một con số cố định trong trường hợp thị trường đi ngược với hướng kỳ vọng của trader.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Hướng dẫn đặt TP Take Profit để chốt lời tối đa

Theo các chuyên gia Forex Trading, trader nên tiến hành đặt lệnh TP Take Profit ở điểm mà dự đoán giá có thể đến. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẽ đặt TP ở đường Kháng cự, Hỗ trợ giá theo hướng Sideway.

TP là gì? SL Tp là gì? Hướng dẫn dùng Take Profit thu về lợi nhuận tối đa
Hướng dẫn đặt lệnh TP Take Profit để chốt lời tối đa

Biểu đồ trên cho thấy, thường giá sẽ di chuyển liên tục để phá vỡ kháng cự hoặc hỗ trợ. Sau đó, giá sẽ có xu hướng đảo chiều, di chuyển ngược trở lại. Bởi vậy, nếu bạn đặt mức kháng cực hoặc hỗ trợ sẽ giúp Take Profit hoạt động tốt nhất. Đây là một trong những chiến thuật được rất nhiều Trader sử dụng mà bạn không nên bỏ qua.

Đặt lệnh TP ở mức Kháng cự

  • Vị trí số 1 là mức Kháng cự.
  • Vị trí số 2 là Mức giá vào trước xu hướng tăng.
  • Vị trí số 3 là Mức chốt lời.
Đặt lệnh TP ở mức Kháng cự
Đặt lệnh TP ở mức Kháng cự

Bạn cần tìm một mức kháng cự. Từ mức này, bạn sẽ đặt lệnh Take Profit. Trên hình mức Take Profit đang ở dưới mức kháng cự một chút. Như vậy sẽ giúp giá trị khi gần đạt mức kháng cự sẽ tự động đóng để đảm bảo lợi nhuận.

Đặt lệnh Take Profit mở mức hỗ trợ

Theo biểu đồ ở hình dưới, chúng ta sẽ thấy 3 đường:

  • Đường 1 là Hỗ trợ.
  • Đường 2 là Mức giá vào trước xu hướng giảm.
  • Đường 3 là Mức chốt lời.
Đặt lệnh Take Profit mở mức hỗ trợ
Đặt lệnh Take Profit mở mức hỗ trợ

Nếu bạn thấy xu hướng giá bắt đầu giảm thì hãy tìm một ngưỡng hỗ trợ. Mức này sẽ trái ngược với kháng cự. Mức TP bây giờ sẽ là một vài pip ở bên trên ngưỡng hỗ trợ.

Lưu ý: Ngoài hiển thị theo đường ngang, mức kháng cự và hỗ trợ có thể hiển thị ở đánh dấu đỉnh và đáy.

Đặt TP Take Profit theo Trend

Bạn cũng có thể tiến hành đặt Take Profit di chuyển theo xu hướng giá khi giá đi theo trend.

Đặt Take Profit theo Trend
Đặt lệnh Take Profit theo Trend
💡
Tham khảo kết quả sao chép giao dịch hiệu quả, bền vững tại: Myfxbook (Team Giao Lộ Đầu Tư)

Hướng dẫn đặt SL Stop Loss trong Forex

1. Đặt SL với Pin Bar

Nơi logic và an toàn nhất khi đặt SL với Pin Bar setup là đặt trên điểm cao nhất hoặc thấp nhất của đuôi Pin Bar đó. Vì vậy, trong xu hướng downtrend như hình dưới, trader nên đặt SL ở trên đuôi của Pin bar khoảng từ 1 đến 10 pip.

2. Đặt SL với Inside Bar

Trong xu hướng tăng uptrend, điểm logic và an toàn nhất đối với Inside Bar là đặt lệnh SL dưới điểm Low của cây nến mẹ.

cách tính stop loss lệnh dừng lỗ trong forex

3. Đặt SL với tín hiệu Price Action ở Counter-trend

Tại Counter-trend, chúng ta sẽ đặt SL chỉ trên High/Low của tín hiệu cho thấy khả năng trend thay đổi. Hãy nhìn hình bên dưới, chúng ta thấy giá đang trong xu hướng giảm và xuất hiện một cây Pin Bar lớn đảo chiều. Khi đó, bạn cần đặt SL bên dưới đuôi của Pin bar đó.

Đặt SL với tín hiệu Price Action ở Counter-trend

4. Đặt SL khi giao dịch trong RangeChúng ta thường thấy tín hiệu Price Action có xác suất cao khi hình thành tại viền ngoài của range. Lúc này, chúng ta luôn muốn đặt SL chỉ trên viền này hoặc High/Low của setup đang giao dịch. Ở biểu đồ bên dưới, chỉ là một Pin bar nằm ngay tại viền trên của Range, nên vị trí tốt nhất là đặt SL chỉ trên đỉnh của Pin Bar.

vị trí tốt nhất là đặt SL chỉ trên đỉnh của Pin Bar

5. Đặt SL trong thị trường có xu hướng

Khi một thị trường có xu hướng hồi về một mức cản trong thị trường, chúng ta có 2 lựa chọn. Một là có thể đặt SL chỉ trên High/Low của mẫu hình, hoặc có thể sử dụng mức cản này và đặt SL chỉ trên mức cản đó. Chúng ta xem ví dụ bên dưới với mẫu hình Fakey tại Kháng cự trong một downtrend, điểm logic để đặt SL đó là chỉ trên High của False-Break hoặc trên mức kháng cự đó.

Cách đặt điểm Stop loss logic đối với Fakey setup tại ngưỡng kháng cự trong xu hướng giám dowtrend

6. Đặt SL khi giao dịch Breakout trong thị trường có xu hướng

Thông thường, trong thị trường có xu hướng, chúng ta thấy giá sẽ dừng lại và tích lũy sau một sự di chuyển mạnh. Sự tích lũy này thường sau đó sẽ Breakout theo hướng của trend cũ, và các Breakout này thường mang lại lợi nhuận lớn cho trader.

Có 2 lựa chọn cho việc đặt SL lúc này, đặt SL gần 50% của range tích lũy đó, hoặc trên High/Low của tín hiệu Price Action tại đó. Tính logic của việc đặt gần 50% đó là nếu thị trường đi xuống trở lại giữa range thì breakout này có thể không mạnh và giống như sẽ thất bại. Đặt SL như thế này giúp bạn vừa giảm được khoảng cách dừng lỗ vừa làm tăng tỷ lệ Risk-Reward cho bạn.

Đặt SL khi giao dịch Breakout trong thị trường có xu hướng
💡
- Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Cách đặt lệnh Stop Loss và Take profit trong Forex

Cách đặt lệnh Stop loss trong Forex

Bất cứ một lệnh giao dịch nào cũng nên đặt Stop loss để quản lý rủi ro cho bản thân vì thị trường luôn biến động. Quản lý rủi ro bằng SL là cách tốt nhất để bảo vệ tài khoản của bạn.

Hướng dẫn các bước đặt stop loss chi tiết hiệu quả:

  • Bước 1: Xác định điểm vào lệnh dựa trên phân tích thị trường.
  • Bước 2: Xác định vị trí đặt stop loss và take profit.
  • Bước 3: Xác định số tiền thua lỗ tối đa mà bạn sẵn sàng chấp nhận, từ đó tính toán khối lượng giao dịch hợp lý.
  • Bước 4: Cài đặt lệnh và thực hiện giao dịch.

Ví dụ: Cặp tiền EUR/CHF trên khung thời gian H1.

Bước 1: Tìm điểm vào lệnh

Phân tích biểu đồ giá của cặp tiền EUR/CHF trên khung thời gian H1, ta thấy xuất hiện mô hình vai đầu vai. Giá phá vỡ đường neckline đi xuống, các râu nến từ chối tăng giá cho thấy xu hướng chuẩn bị đảo chiều sang giảm.

Hơn nữa, chỉ báo động lượng chạy trước đường giá MACD cũng giao cắt và hướng xuống. Ngoài ra, còn xuất hiện cây nến Doji thân dài, ngay sau đó là nến giảm mạnh. Lúc này trader có thể vào lệnh SELL tại mức giá 1,08449 USD.

Bước 2: Xác định điểm đặt SL và TP

Trong trường hợp này, trader sử dụng mô hình giá vai đầu vai làm điểm tựa chính. Vì vậy

  • Điểm đặt Stop Loss bên trên vùng vai phải tại mức giá 1,08852.
  • Điểm đặt Take Profit tại mức giá 1,07368 trùng với Fibonacci mở rộng 78,6%.

Dựa trên các mức giá đã cài đặt, trader có thể dễ dàng tính toán số pips được hoặc mất.

  • Điểm đặt SL sẽ mất: điểm đặt Stop loss – điểm vào lệnh = 1,08852 – 1,08449 = 40,3 pip
  • Điểm đặt Tp sẽ được: điểm đặt take profit – điểm vào lệnh = 1,07368 – 1,08449 = 108,1 pip, tỷ lệ R:R đạt gần bằng 1:3.

Bước 3: Xác định số tiền thua lỗ tối đa

Tỷ lệ SL cho mỗi lệnh giao dịch không vượt qua 1-2% số dư trong tài khoản. Vì vậy, nếu giả sử số vốn là 5.000 USD và tỷ lệ SL cho mỗi lệnh là 2% thì mức thua lỗ tối đa cho lệnh này là 100 USD.

Vậy với số tiền sẵn sàng thua lỗ cho lệnh này là 100 USD, số pips là 40 pips dựa trên mức giá đặt SL theo phương pháp giao dịch của cá nhân thì các bạn sẽ tính được khối lượng để thực hiện giao dịch bằng công thức sau:

Số tiền thua lỗ = khối lượng (lot) * đơn vị lot tiêu chuẩn * số pip thua lỗ * giá trị pip trên 1 đơn vị tiền tệ.

Trong đó:

  • Số tiền thua lỗ 100 $
  • Đơn vị lot tiêu chuẩn với cặp EUR/CHF là 100,000
  • Số pip thua lỗ là  40,3 pips
  • Giá trị pip trên 1 đơn vị tiền tệ của cặp EUR/CHF là 0.0001 $.

Ta sẽ tính được khối lượng vào lệnh xấp xỉ 0.25 lot.

💡
Tham khảo kết quả sao chép giao dịch hiệu quả, bền vững tại: Myfxbook (Team Giao Lộ Đầu Tư)

Bước 4: Cài đặt lệnh

Sau khi đã tính toán và phân tích kỹ lưỡng, trader có thể chờ đợi hành động giá trên thị trường và vào lệnh như kế hoạch. Ngoài ra, nếu không có thời gian theo dõi thị trường và sợ bỏ lỡ cơ hội thì trader có thể đặt lệnh chờ Sell Limit.

Lưu ý về cách đặt các Dừng lỗ

Giả sử chúng ta có một chiến lược giao dịch theo Price Action nâng cao ở rất gần mức quan trọng (key level) trên thị trường. Thông thường, mức Dừng lỗ lý tưởng cho các Price Action setup (thiết lập) là chỉ ở bên trên điểm cao nhất (High) hoặc bên dưới điểm thấp nhất (Low) của thiết lập đó.

Tuy nhiên, nếu  điểm High và Low này đang rất gần với một mức quan trọng trên thị trường thì chúng ta sẽ đặt SL lớn hơn một chút và đặt nó ngay bên ngoài mức độ quan trọng đó, chứ không phải ở High hay Low của thiết lập nữa.

💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY
Loading...