Toàn bộ chi tiết kế hoạch giao dịch của một SMC trader chuyên nghiệp
Bất kỳ một chiến lược giao dịch nào cũng cần có kế hoạch cả. Nó giống như là hướng dẫn đường đi nước bước cho trader, và việc của trader là phải bám vào đó để giao dịch.
Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em trader một kế hoạch giao dịch cho các smc trader. Tất nhiên thì đây không phải là kế hoạch giao dịch chuẩn cho mọi smc trader, vì nguyên tắc giao dịch của từng chiến lược hay thiết lập là khác nhau nên có những kế hoạch giao dịch cần phải được điều chỉnh lại.
Tuy nhiên thì kế hoạch giao dịch này khá chi tiết và đầy đủ nên các anh em nào giao dịch theo hệ thống smc thì có thể tham khảo và tự hình thành kế hoạch giao dịch cho chính mình nhé.
Các phần chính trong một kế hoạch giao dịch
Một kế hoạch giao dịch hoàn chỉnh của một smc trader thường sẽ bao gồm 6 phần này:
- Xác định được hướng mà giá sẽ tìm đến
- Thuật lại câu chuyện thị trường một cách chi tiết
- Các vùng giá quan trọng mà nhà giao dịch sẽ tập trung tìm tín hiệu tại đó
- Mô hình vào lệnh
- Mục tiêu
- Quản lý rủi ro
Bây giờ chúng ta đi vào từng phần một nhé.
Phần 1: xác định được hướng mà giá sẽ tìm đến
Đối với một smc trader thì phần này là phần quan trọng nhất, bắt buộc phải làm. Nó gồm có 2 phần chính đó là:
- Xác định được hướng giá hiện tại mà thị trường đang hướng tới: bước này có thể được thực hiện bằng việc sử dụng khối FVG ở khung thời gian lớn hoặc dự đoán nơi mà nến tiếp theo sẽ tìm đến
- DOL (vùng thanh khoản): thường thì những vùng thanh khoản lớn như thế này được xác định bởi đỉnh hoặc đáy trước đó
Như hình bên dưới các bạn có thể thấy được đỉnh trước đó sẽ được xác định là vùng thanh khoản tiếp theo mà giá có thể hướng tới được:
Sau khi xác định được hướng đi tiếp theo của giá thì chúng ta chuyển qua bước tiếp theo đó là thuật lại câu chuyện của thị trường một cách chi tiết để có thể lên kịch bản giao dịch.
Phần 2: Thuật lại câu chuyện thị trường
Trong hệ thống smc thì những vùng giá quan trọng như các khối FVG, bb, OB hay các vùng giá thanh khoản như đỉnh hoặc đáy thường là những vùng đại diện mà giá có khả năng sẽ di chuyển tới.
Và thông thường thi phần lớn smc trader sẽ thiết lập hướng đi của giá ở cấp độ nhỏ hơn thông qua việc sử dụng các khối FVG ở khung thời gian thấp hơn để xác định những vùng giá này mà trong ngắn hạn thị trường có thể sẽ di chuyển tới, từ đó xác định hướng đi của thị trường trong ngày.
Dựa vào cấu trúc cũng như vùng giá của khung thời gian lớn và khung thời gian thấp, trader có thể bắt đầu hình dung ra được bối cảnh của thị trường và lên kế hoạch giao dịch cho mình.
Như hình bên dưới:
Các bạn có thể thấy vùng được đánh dấu là một khối FVG của khung ngày, giá thì tăng mạnh và có cấu trúc tăng giá. Tuy nhiên thị trường thường hình thành cú hồi sau khi giá tăng hoặc giảm mạnh.
Nếu như có cú hồi xuất hiện thì khối FVG này sẽ là mục tiêu đầu tiên mà giá có thể tìm đến.
Phần 3: Các vùng giá quan trọng mà nhà giao dịch sẽ tập trung tìm tín hiệu tại đó
Các vùng giá quan trọng này sẽ là những vùng mà nhà giao dịch sẽ tập trung tìm tín hiệu để tham gia thị trường và thường thì những vùng này sẽ chủ yếu được xác định ở khung thời gian thấp.
Khi thị trường tìm về lại những vùng này bạn cần thấy được giá có sự dội ngược trở lại từ những vùng này, nó như là tín hiệu cho thấy thị trường có khả năng có thể sẽ đảo chiều mạnh mẽ.
Một khi những vùng này bị giá khai thác thì chúng ta có thể trở về khung thời gian thấp hơn để tìm mô hình vào lệnh quen thuộc và lên chiến lược giao dịch.
Như hình bên dưới:
Đây là khối FVG của khung ngày như đã nói ở bước trên, đó chính là vùng mà giá có thể hồi về trước khi tiếp tục đợt tăng giá trước đó. Và đó cũng chính là vùng giá mà chúng ta sẽ tập trung tìm cư hội giao dịch.
Khi các bạn thấy giá tiếp cận đến vùng này thì có thể trở về khung thời gian thấp hơn và tìm tín hiệu xác nhận để giao dịch.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Phần 4: Mục tiêu
Mục tiêu cho chiến lược giao dịch này chính là ở vùng thanh khoản tiếp theo, đây là mức giá mục tiêu đầu tiên mà thị trường sẽ có thể tìm đến cao nhất đầu tiên. Chúng ta xác định mục tiêu ở vùng này là vùng chắc chắn nhất.
Như hình được đánh dấu ở bước 3, chúng ta có thể thấy được đỉnh được hình thành bởi đợt tăng gí trước đó chính là vùng đỉnh mục tiêu mà thị trường có khả năng cao tìm về tiếp theo. Thế cho nên nếu tìm cơ hội mua lên ở khối FVG bên dưới thì chúng ta có thể cân nhắc đặt mục tiêu lợi nhuận của chiến lược ở vùng đỉnh trước đó.
Phần 5: Mô hình vào lệnh
Với cùng một quá trình như ở khung thời gian lớn chúng ta sẽ lặp lại quy trình này ở khung thời gian thấp.
Hay nói cách khác đó là chúng ta sẽ tìm kiếm giá phản ứng với các vùng quan trọng ở khung thời gian lớn. Sau khi giá tìm về các vùng này và có phản ứng thì chúng ta sẽ tìm sự xác nhận ở khối FVG mới được hình thành ở khung thời gian thấp hơn để tìm tín hiệu vào lệnh.
Như hình bên dưới:
Ta thấy giá tiếp cận đến khối FVG ở khung ngày và sau đó bật lên mạnh mẽ. Và giá chuyển hướng tăng giá cùng hướng với khung ngày cho nên lúc này có thể tìm khối FVG mới được hình thành ở khung thấp này và giao dịch.
Phần 6: quản lý rủi ro
Có thể thấy phần lớn thì điểm dừng lỗ được đặt bên dưới đáy thấp nhất của ngày giao dịch đối với lệnh mua, còn lệnh bán thì ngược lại tức là điểm dừng lỗ được đặt phía trên đỉnh cao nhất của ngày giao dịch.
Khi giá di chuyển theo hướng có lợi cho chiến lược thì bạn có thể thoát một phần vị thế, ví dụ như 30% hoặc 50% vị thế tùy vào khẩu vị rủi ro của bạn. Và cuối cùng là dời dừng lỗ về điểm huề vốn để bảo toàn lợi nhuận kiếm được.
Nói tóm lại
Kế hoạch giao dịch phần lớn phải dựa trên nguyên tắc giao dịch hệ thống của bạn mà hình thành. Giao dịch bám sát kế hoạch chính là bám sát nguyên tắc của bạn, không những có thể giúp bạn tuân thủ nguyên tắc, giao dịch đúng lợi thế và thậm chí là có thể kiếm được lợi nhuận nhất quán trong tương lai.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư