Tổng hợp tin tức đáng chú ý thị trường Ngoại Hối - Forex ngày 29/02/2024

06:50: Sản Lượng Công Nghiệp (Nhật Bản) 07:30: Doanh Số Bán Lẻ (Úc) 15:00: Các Chỉ Báo Hàng Đầu KOF (Thụy Sỹ) 20:30: Đề Nghị Tiếp Tục Trợ Cấp Thất Nghiệp (Mỹ) 20:30: Chỉ Số Giá PCE Lõi (Mỹ) 20:30: Đề Nghị Trợ Cấp Thất Nghiệp Lần Đầu (Mỹ) 20:30: Tổng Sản Phẩm Quốc Nội GDP (Canada)

Tổng hợp tin tức đáng chú ý thị trường Ngoại Hối - Forex ngày 29/02/2024

06:50: Sản Lượng Công Nghiệp (Nhật Bản)

Dữ liệu Sản Lượng Công Nghiệp đo lường sự thay đổi trong tổng giá trị sản lượng được điều chỉnh theo lạm phát được sản xuất bởi các nhà sản xuất, khu mỏ và các tiện ích.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng JPY.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng JPY.

07:30: Chi Phí Vốn Tư Nhân Mới (Úc)

Chi Phí Vốn Tư Nhân Mới (Private New Capital Expenditure) đo lường sự thay đổi tổng giá trị điều chỉnh theo lạm phát của chi phí vốn mới được thực hiện bởi các công ty tư nhân. Nó là một chỉ báo hàng đầu về sức khỏe nền kinh tế.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng AUD.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng AUD.

07:30: Doanh Số Bán Lẻ (Úc)

Doanh Số Bán Lẻ (Retail Sales) đo lường sự thay đổi trong tổng giá trị doanh số điều chỉnh theo lạm phát ở cấp bán lẻ. Nó là một chỉ báo trước nhất về chi tiêu tiêu dùng, chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế tổng thể.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng AUD.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng AUD.
💡
- Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

14:00: Chỉ Số HPI của Nationwide (Vương Quốc Anh)

Chỉ Số Giá Nhà Ở (HPI) của Nationwide đo lường sự thay đổi trong giá bán nhà ở với các khoản thế chấp được cấp vốn bởi Nationwide. Đây là báo cáo sớm thứ hai của Anh về lạm phát nhà ở.

Chỉ số giá Nhà Ở Nationwide là một số liệu thống kê được thiết kế để phản ánh sự thay đổi giá nhà bình quân trên khắp đất nước. Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi Hội Nhà Ở của Nationwide, nhà cung cấp cho vay thế chấp lớn thứ hai của Anh, Nationwide lấy các khoản chấp thuận cho vay thế chấp của chính tập đoàn làm cơ sở cho chỉ số này.

Tuy vậy, không giống như Halifax, nó chỉ bao phủ được 10% thị trường cho vay thế chấp. Nationwide chỉ xem xét chủ sở hữu tài sản và nhà ở đã được bán tại "mức giá thực của thị trường", tức là không tính doanh số bất động sản của hội đồng vv. Nationwide đã công bố báo cáo tài sản hàng quý kể từ năm 1952, và các chỉ số hàng tháng kể từ năm 1993. Không giống như Halifax, đây là một chỉ số khối lượng gia quyền của giá nhà được giao dịch điển hình.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng GBP.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng GBP.

15:00: Các Chỉ Báo Hàng Đầu KOF (Thụy Sỹ)

Chỉ Số Các Chỉ Báo Dẫn Đầu KOF được thiết kế để dự đoán phương hướng của nền kinh tế qua sáu tháng sau. Chỉ số này là một số liệu thực tế kết hợp giữa 12 chỉ báo kinh tế liên quan tới lòng tin ngân hàng, sản xuất, đơn đặt hàng mới, niềm tin người tiêu dùng và nhà cửa.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng CHF.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng CHF.

15:00: Tổng Sản Phẩm Quốc Nội GDP (Thụy Sỹ)

Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) đo lường sự thay đổi theo tỷ lệ hàng năm hóa giá trị được điều chỉnh theo lạm phát của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế sản xuất ra. Nó là một thước đo rộng nhất của hoạt động kinh tế và là chỉ báo cơ bản của sức khỏe nền kinh tế.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng CHF.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng CHF.

20:30: Đề Nghị Tiếp Tục Trợ Cấp Thất Nghiệp (Mỹ)

Đề Nghị Tiếp Tục Trợ Cấp Thất Nghiệp (Continuing Jobless Claims) đo lường con số các cá nhân thất nghiệp, những người có đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng USD.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng USD.

20:30: Chỉ Số Giá PCE Lõi (Mỹ)

Chỉ số giá PCE Lõi là thước đo ít biến động hơn của chỉ số giá PCE vì nó không tính đến giá những mặt hàng biến động nhiều hơn, thực phẩm theo mùa và giá năng lượng. Tác động của nó lên tiền tệ có thể đi theo hai hướng, lạm phát tăng có thể dẫn đến tăng lãi suất và tăng đồng nội tệ, mặt khác, trong kỳ suy thoái, lạm phát tăng lại có thể dẫn đến sự suy thoái sâu hơn và do đó đồng nội tệ bị xuống giá.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng USD.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng USD.

20:30: Đề Nghị Trợ Cấp Thất Nghiệp Lần Đầu (Mỹ)

Đề Nghị Trợ Cấp Thất Nghiệp Lần Đầu (Initial Jobless Claims) đo lường số lượng các cá nhân lần đầu tiên nộp đơn xin bảo hiểm thất nghiệp trong tuần qua. Đây là dữ liệu kinh tế sớm nhất của Mỹ, nhưng tác động của nó lên thị trường khác nhau qua các tuần.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng USD.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng USD.
💡
Tham khảo kết quả sao chép giao dịch hiệu quả, bền vững tại: Myfxbook (Team Giao Lộ Đầu Tư)

20:30: Chi Tiêu Cá Nhân (Mỹ)

Chỉ số Chi Tiêu Cá Nhân (Personal Spending) đo lường sự thay đổi trong giá trị được điều chỉnh theo lạm phát của tất cả các khoản chi tiêu tiêu dùng. Chi tiêu của người tiêu dùng chiếm một phần lớn trong các hoạt động kinh tế tổng thế. Tuy nhiên, báo cáo này có khuynh hướng tác động nhẹ, vì dữ liệu chính phủ về doanh số bán lẻ đã được phát hành vào khoảng hai tuần trước đó.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng USD.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng USD.

20:30: Tổng Sản Phẩm Quốc Nội GDP (Canada)

Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) đo lường sự thay đổi theo tỷ lệ hàng năm hóa giá trị được điều chỉnh theo lạm phát của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế sản xuất ra. Nó là thước đo hoạt động kinh tế rộng nhất và là chỉ báo chính về sức khỏe một nền kinh tế. Canada phát hành dữ liệu GDP mới trên cơ sở hàng tháng. Số liệu thực tế cao hơn dự báo nên được coi là mang tính tích cực/xu hướng tăng đối với đồng CAD, trong khi đó số liệu thực tế thấp hơn dự báo nên được coi là mang tính tiêu cực/xu hướng giảm đối với đồng CAD.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng CAD.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng CAD.

21:45: Chỉ số PMI Chicago (Mỹ)

Chỉ Số Quản Lý Sức Mua (PMI) của Chicago xác định sức khỏe kinh tế của lĩnh vực sản xuất ở khu vực Chicago. Số liệu thực tế lớn hơn 50 biểu thị sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất; số liệu thấp hơn biểu thị sự thu hẹp lại. Chỉ số PMI Chicago cũng giúp ích trong việc dự báo chỉ số PMI sản xuất của ISM.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng USD.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng USD.

22:00: Doanh Số Nhà Chờ Bán (Mỹ)

Báo Cáo Doanh Số Nhà Chờ Bán (Pending Home Sales Report) của Hiệp Hội Chuyên Viên Địa Ốc Quốc Gia (National Association of Realtors - NAR) đo lường sự thay đổi trong số nhà theo hợp đồng đã được bán nhưng vẫn đang chờ hoàn tất giao dịch mua bán, ngoại trừ công trình xây dựng mới.

  • Số liệu thực tế > dự báo: được coi là mang tính tích cực, xu hướng tăng đối với đồng USD.
  • Số liệu thực tế < dự báo: được coi là mang tính tiêu cực, xu hướng giảm đối với đồng USD.
💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Loading...

Đọc thêm

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ (USD) đang giảm trở lại mức ổn định vào thứ Tư sau khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ nhìn chung phù hợp với kỳ vọng. Không có ngoại lệ thực sự nào với Lạm phát tiêu đề hàng tháng đạt 0,3% trong khi biện pháp Lạm phát cốt lõi hàng tháng cũng tăng 0,3%.

By Giao Lộ Đầu Tư