Top 12 Indicators MT4 phổ biến, hỗ trợ sẵn và cách sử dụng khi trade (PHẦN 2)
MetaTrader 4 là nền tảng giao dịch được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Đây là nền tảng hỗ trợ nhiều công cụ giao dịch. Indicators MT4 là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng nhiều hiện nay.
Các chỉ báo kỹ thuật một trong những không thể thiếu khi trading forex. Một nhà giao dịch sử dụng phương pháp Price Action dù chỉ sử dụng các mô hình giá, nhưng chắc chắn cũng có lúc cần đến sự hỗ trợ của chỉ báo. Hay thậm chí cả những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật cơ bản đôi khi cũng sử dụng indicator để có thể xác định xu thế thị trường một cách chính xác nhất. Sau đây, hãy cùng Tradingview tìm hiểu các chỉ báo trong MT4 có sẵn, miễn phí và quan trọng là hữu ích khi trading forex nhé!
5. Chỉ báo Stochastic
Stochastic là chỉ báo giúp so sánh mức giá đóng cửa với một phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định, qua đó thể hiện động lượng của giá. Chỉ báo này được cấu tạo bởi 2 đường %K và %D và nó giúp các trader tìm ra các điểm đảo chiều xu hướng.
Cách sử dụng chỉ báo Stochatics?
Chỉ báo này có 2 đường biên 20 và 80 để xác định ngưỡng quá mua và quá bán.
Nếu chỉ báo vượt đường biên 80 cho thấy rằng tài sản đang trong tình trạng quá mua. Điều này cũng cảnh báo xu hướng tăng giá có khả năng bị đảo chiều.
Còn nếu chỉ báo vượt quá đường biên 20 cho thấy tài sản đang trong tình trạng quá bán và cũng là dấu hiệu cho thấy giá có thể gần chạm đáy, chuẩn bị quay đầu tăng.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
6. Chỉ báo Automatic Trendline Indicator
Chỉ báo kỹ thuật Automatic Trendlines giúp trader có thể vẽ đường trendline trên chart. Chỉ báo này có 6 thông số đầu vào, bạn có thể tùy chỉnh tên hoặc nhãn dán cho từng đường trendline, thay đổi màu, độ dày, độ sâu, đánh dấu các đỉnh đáy quan trọng trên chart.
Bằng cách sử dụng chỉ báo này, bạn sẽ vẽ trendline chính xác hơn, từ đó khi kết hợp với các phương pháp khác sẽ giúp nâng cao hiệu quả giao dịch.
7. Mây Ichimoku
Mây Ichimoku tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo, đây là chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi ông Satoru Hosoda vào năm 1969
Mây Ichimoku là chỉ báo được dùng để xác định các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ di động, xác định động lượng và cung cấp các tín hiệu giao dịch.
Chỉ báo này được gọi là mây Ichimoku vì nó có hình dạng giống như hình đám mây. Nó được xây dựng dựa trên các đường trung bình động (moving average), giúp nhìn ra những thông tin để giao dịch như xu hướng giá, ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu ra vào lệnh. Bộ chỉ báo Ichimoku được cấu tạo bởi 5 đường trung bình động, bao gồm:
– Đường Tenkan-sen (đường chuyển đổi)
– Đường Kijun-sen (đường cơ sở)
– Đường Senkou Span A
– Đường Senkou Span B
– Đường Chikou Span hay còn gọi là đường trễ
Cách sử dụng Mây Ichimoku
Nếu giá giao dịch trên mây Kumo thì lúc này thị trường đang có xu hướng tăng và ngược lại, nếu giá đang giao dịch thấp hơn mây Kumo thì thì trường đang có xu hướng giảm.
Trường hợp giá nằm trong mây Kumo, thị trường đang có xu hướng không rõ ràng.
Đám mây càng dày cho thấy thị trường có động lượng rất mạnh và khi đám mây mỏng chứng tỏ thị trường đang có động lượng yếu.
8. Chỉ báo ADX (Chỉ báo định hướng trung bình)
ADX hay Average Directional Index – là chỉ báo giao động dùng để xác định sức mạnh của xu hướng trên thị trường. Các đơn vị thường sử dụng chỉ báo này để xác định thị trường đang đi ngang hay đã bắt đầu xu hướng hay chưa.
ADX thường biến động trong khoảng từ 0 – 100, nếu như các giá trị ADX càng lớn thì xu hướng của thị trường càng mạnh. Nếu ADX đang xuống mức 20 tức là xu hướng hiện tại yếu.
Cách sử dụng chỉ báo ADX
Chỉ báo ADX giúp các nhà đầu tư xác định độ mạnh yếu của xu hướng thị trường. Qua đó các nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định nên giao dịch hay đóng lệnh.
Dựa theo giá trị chỉ báo ADX ta có các xu hướng như sau:
- 0 – 25: xu hướng yếu (thị trường đi ngang)
- 25 – 50: xu hướng mạnh
- 50 – 75: xu hướng tăng rất mạnh
- 75 – 100: xu hướng là cực mạnh