14.10 Dầu giảm nhanh chóng đầu phiên giao dịch mới của tuần bất chấp lo ngại xung đột gia tăng ở Trung Đông

Giá dầu WTI và dầu Brent cùng giảm tới 1,3%. Sự giảm nhanh chóng ngay khi bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên của tuần bất chấp lo ngại căng thẳng ở Trung Đông gia tăng có thể gây gián đoạn nguồn cung.

14.10 Dầu giảm nhanh chóng đầu phiên giao dịch mới của tuần bất chấp lo ngại xung đột gia tăng ở Trung Đông

Giá dầu thô giảm sâu trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (14/10) sau khi dữ liệu lạm phát  đáng thất vọng của Trung Quốc cuối tuần qua làm dấy lên lo ngại về nhu cầu.

Tại thời điểm 7h05 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent giảm 1,46% xuống. 77,61 USD/thùng và giá dầu WTI  giảm 1,81% xuống 74,19 USD/thùng.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thô Brent giảm 0,81% xuống 78,76 USD/thùng và giá dầu WTI của Mỹ giảm 0,47% xuống 75,49 USD/thùng. Tuy nhiên, trong tuần, cả hai loại dầu đều tăng hơn 1%.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, áp lực giảm phát của nước này đã gia tăng trong tháng 9, và cuộc họp báo hôm thứ Bảy (12/10) đã khiến các nhà đầu tư nghi ngờ về quy mô tổng thể của gói kích thích nhằm vực dậy nền kinh tế đang suy thoái.

Chỉ số giá tiêu dùng  (CPI) tháng trước của Trung Quốc tăng 0,4% so với một năm trước đó, chậm nhất trong ba tháng, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho thấy hôm Chủ nhật. Trong tháng 8, chỉ số này tăng 0,6%.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm với tốc độ nhanh nhất trong 6 tháng, giảm 2,8% so với cùng kỳ trong tháng 9, so với mức giảm 1,8% của tháng trước đó nhưng thấp hơn mức giảm dự kiến là2,5%.

Ông Zhiwei Zhang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết Trung Quốc phải đối mặt với áp lực giảm phát dai dẳng do nhu cầu trong nước yếu. Việc thay đổi lập trường chính sách tài khóa như được chỉ ra trong cuộc họp báo hôm 12/10sẽ giúp giải quyết những vấn đề như vậy.

Chính quyền Bắc Kinh đã tăng cường nỗ lực kích thích trong những tuần gần đây để thúc đẩy nhu cầu và giúp đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế  khoảng 5% trong năm nay, mặc dù một số nhà phân tích cho rằng các động thái này chỉ có thể mang lại sự cứu trợ tạm thời và cần sớm có các biện pháp mạnh mẽ hơn nếu không vấn đề có thể kéo dài sang năm tới.

Hôm 12/10, Trung Quốc cam kết sẽ tăng đáng kể nợ để vực dậy nền kinh tế đang suy thoái của mình, nhưng khiến các nhà đầu tư phải suy đoán về quy mô tổng thể của gói kích thích, một chi tiết quan trọng để đánh giá "tuổi thọ" của đợt phục hồi gần đây trên thị trường chứng khoán.

Bộ trưởng Tài chính Lan Foan phát biểu trong một cuộc họp báo rằng Bắc Kinh sẽ giúp chính quyền địa phương giải quyết vấn đề nợ nần, trợ cấp cho người có thu nhập thấp, hỗ trợ thị trường bất động sản và bổ sung vốn cho ngân hàng nhà nước, cùng nhiều biện pháp khác.

Đây là tất cả các bước mà các nhà đầu tư đang thúc giục Trung Quốc thực hiện khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mất đà và phải vật lộn để vượt qua áp lực giảm phát và nâng cao niềm tin của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường bất động sản suy thoái mạnh, theo Reuters.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...

Đọc thêm

Kế hoạch giao dịch Vàng (XAU/USD) ngày 12/12/2024. Vàng tăng vọt khi lạm phát ở Hoa Kỳ cho thấy Fed sẽ nới lỏng

Kế hoạch giao dịch Vàng (XAU/USD) ngày 12/12/2024. Vàng tăng vọt khi lạm phát ở Hoa Kỳ cho thấy Fed sẽ nới lỏng

Dữ liệu CPI của Hoa Kỳ xác nhận tình trạng giảm phát đang diễn ra, củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất vào tuần tới. Thị trường dự đoán khả năng cắt giảm lãi suất, với tỷ lệ hoán đổi là 92%, tiếp theo sẽ tập trung vào dữ liệu PPI sắp tới và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp.

By Phan Trọng