3 Điểm khác biệt nhất giữa vùng cung cầu và hỗ trợ kháng cự - Phân biệt được sẽ trade tốt hơn
Nhiều nhà giao dịch nhầm lẫn giữa vùng hỗ trợ kháng cự và vùng cung cầu. Thực tế thì hai vùng này có sự khác biệt không nhiều. Mặc dù là cả hai vùng đều cho trader những vùng giá tốt để tập trung giao dịch tuy nhiên thì chúng ta cũng cần phân biệt được sự khác biệt giữa chúng.
Và trong bài viết này sẽ chỉ rõ cho anh em trader sự khác biệt rõ ràng nhất giữa vùng cung cầu và vùng hỗ trợ kháng cự nhé.
Khái niệm vùng cung cầu và hỗ trợ kháng cự
Vùng cung cầu thực tế rất giống với hỗ trợ kháng cự, tuy nhiên thì trên thực tế chúng ta không thể gọi vùng hỗ trợ là vùng cầu hay vùng kháng cự là vùng cung được. Vậy thì các bạn cần phải xác định được sự khác nhau của 2 vùng giá này trên biểu đồ.
Sự khác biệt chính giữa vùng hỗ trợ kháng cự và vùng cung cầu đó là vùng cung cầu là vùng mới được hình thành trên biểu đồ nơi mà giá từ chối vượt qua còn hỗ trợ kháng cự là vùng được tích lũy từ các vùng cung cầu trong quá khứ.
Bảng bên dưới là bảng so sánh sự khác nhau giữa hai vùng cung cầu và hỗ trợ kháng cự:
Và trong phần bài viết còn lại chúng ta sẽ phân tích từng vùng giá này là gì để bạn có thể thấy được rõ hơn sự khác biệt giữa chúng và tầm quan trọng của những sự khác biệt này trong việc phân tích thị trường trực tiếp.
Vùng hỗ trợ kháng cự là gì?
Hỗ trợ là vùng giá mà thị trường không thể giảm xuống thấp hơn sau nhiều lần thử, tức là vùng hỗ trợ như là vùng giá ngăn cản không cho thị trường giảm sâu hơn.
Tương tự ngược lại vùng kháng cự là vùng mà thị trường không thể tăng lên cao hơn sau nhiều lần thử, hay nói cách khác vùng kháng cự là vùng giá ngăn cản thị trường tăng lên.
Các bạn nhìn hình bên dưới, vùng đánh dấu màu xanh là vùng hỗ trợ:
Nhà giao dịch sử dụng các vùng hỗ trợ kháng cự để đưa ra các quyết định giao dịch quan trọng.
Vùng cung cầu là gì?
Vùng cung cầu nó sẽ có sự khác biệt hơn so với những vùng hỗ trợ kháng cự. Vùng cung cầu là vùng có sự mất cân bằng rõ rệt trong số lượng người mua và số lượng người bán tại một vùng giá dẫn đến việc giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
vùng cung nằm ở trên cùng của đợt giảm giá trong khi vùng cầu nằm phía dưới cùng của đợt tăng giá. Vậy cho nên khi nhìn thấy một vùng cung thì bạn sẽ thấy sau đó thị trường giảm mạnh và ngược lại, ở một vùng cầu bạn sẽ thấy thị trường tăng mạnh sau khi hình thành vùng này.
Các bạn nhìn hình bên dưới là có các vùng cung được hình thành và sau đó thì thị trường giảm mạnh:
Khi các lệnh mua lớn hơn các lệnh bán tại một thời điểm trên biểu đồ, cho thấy nhu cầu mua hàng hóa đó nhiều hơn nguồn cung nó. Sau tình huống như thế thì giá sẽ tăng mạnh. Và ngược lại nếu như tại một thời điểm mà lệnh bán lớn hơn lệnh mua thì điều này sẽ khiến cho giá của hàng hóa giảm mạnh.
Tuy nhiên hãy lưu ý rằng, trước khi hình thành vùng cung hoặc vùng cầu thì số lượng người mua không nhất thiết phải lớn hơn người bán và ngược lại. Ví dụ như nếu người mua ít nhưng đơn đặt hàng của họ lớn thì họ có thể khiến cho nhiều người bán phiền lòng. Và điều này thường xảy ra khi các ngân hàng lớn hoặc các nhà giao dịch tổ chức quyết định giao dịch hàng hóa.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Sự khác biệt chính giữa vùng cung cầu và hỗ trợ kháng cự
Như các bạn có thể thấy ở khái niệm trên thì sự khác biệt giữa hai vùng này không có nhiều nhưng sự khác biệt nhỏ này sẽ giúp một số nhà giao dịch có thể lập kế hoạch giao dịch riêng cho từng cặp tiền tốt hơn.
Những khác biệt này bao gồm:
1. Sự xuất hiện trên biểu đồ
Vùng cung cầu xuất hiện dưới dạng là những vùng giá mới trên biểu đồ, đó là nơi có sự mất cân bằng giữa người mua và người bán. Mà chính sự mất cân bằng này dẫn đến sự thay đổi lớn về giá.
Lưu ý một điểm quan trọng trong vùng cung cầu đó là đặc tính “mới”. Các vùng cung cầu xuất hiện khi biểu đồ có sự phát triển.
Còn các vùng hỗ trợ kháng cự thì không được hình thành cho đến khi giá quay trở lại mức giá trước đó và phản ứng giống như cách nó đã phản ứng ở vùng này trước đó vậy.
2. Sự phụ thuộc vào giá trong quá khứ
Vùng cung cầu không nhất thiết phái dựa vào giá trong quá khứ của một cặp tiền tệ, mỗi nhà giao dịch có thể nhận ra những vùng cung cầu này trong thời gian thực tế của thị trường mà không cần phải tham khảo giá trong quá khứ.
Tuy nhiên các vùng hỗ trợ kháng cự thì ngược lại, chúng cần dữ liệu giá quá khứ để xác nhận. Giá có thể phải phản ứng ở một mức cụ thể ít nhất hai lần trước khi chắc chắn rằng đó là một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.
Nhờ sự khác biệt này nên việc phát triển các công cụ và chỉ báo hỗ trợ kháng cự sẽ dễ dàng hơn so với các vùng cung cầu.
Như hình dưới các bạn thấy các vùng được đánh dấu trên biểu đồ là các vùng hỗ trợ kháng cự được đánh dấu bởi chỉ báo kỹ thuật:
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
3. Cơ hội giao dịch
Chính sự khác biệt thứ hai nêu trên nên chúng ta mới có sự khác biệt thứ ba này. Đó chính là cơ hội giao dịch khi nhà giao dịch nhìn thấy một vùng trên biểu đồ.
Đối với vùng cung cầu mới được hình thành trên biểu đồ thì bạn có thể giao dịch mà không cần tham khảo đến dữ liệu giá được hình thành trong quá khứ. Tức là bạn có thể tham gia giao dịch nhanh chóng và nắm bắt được những biến động lớn trước khi chúng xảy ra.
Mặt khác các vùng hỗ trợ kháng cự thì lâu hơn và chậm hơn một chút, vì bạn phải chờ cho đến khi giá quay trở lại vào vùng đó trước khi bạn có thể giao dịch được. Bạn thậm chí không thể chắc chắn rằng các mức hỗ trợ kháng cự được hình thành cho đến khi giá chạm mức đó ít nhất hai lần. Đến lúc này thì có thể bạn đã phải bỏ lỡ cơ hội giao dịch của mình.
Nên có thể nói các vùng hỗ trợ kháng cự về cơ bản là những vùng cung cầu đã được dự đoán trước đó để giá đạt được các dự báo này nhiều lần.
Nói tóm lại
Vùng cung cầu và hỗ trợ kháng cự về cơ bản không khác nhau nhiều lắm nhưng vẫn có những điểm khác biệt mà chúng ta cần biết để phân biệt được.
Và càng nghiên cứu về vấn đề này bạn các thấy được rằng các nhà giao dịch đã tìm ra cách tận dụng sự khác biệt nhỏ của hai vùng này để có thể lên kế hoạch giao dịch.
Hãy nhớ rằng, mặc dù chúng tương tương nhau nhưng chúng ta cũng có thể phân biệt và kết hợp chúng để tận dụng lợi thế tốt nhất của cả hai để tìm được tín hiệu giao dịch tốt nhất trên biểu đồ.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư