3 Thiết lập hành động giá XÁC SUẤT CAO mà các trader chuyên nghiệp yêu thích sử dụng

3 Thiết lập hành động giá XÁC SUẤT CAO mà các trader chuyên nghiệp yêu thích sử dụng

Bài viết này mình xin chia sẻ cho các anh em trader 5 thiết lập giao dịch hành động giá chất lượng cao được nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng trong giao dịch của họ nhé.

Thiết lập hành động giá thứ nhất: Breakout Buildup


Đây là một thiết lập giao dịch đảo chiều mạnh mẽ được nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng. Nó có thể giúp trader bắt được một xu hướng mới với tỷ lệ RR của thiết lập rất tốt.

Các bạn nhìn vào hình bên dưới:

Chúng ta có điều kiện để giao dịch thiết lập này như sau:

  • Đầu tiên thị trường trước đó cần nằm trong xu hướng giảm và đang dần đi vào kết thúc. Như ở biểu đồ trên ta thấy cuối xu hướng giảm xuất hiện mô hình hai đáy thể hiện sự yếu đi của xu hướng. Tuy nhiên lúc này vẫn chưa phải là lúc thích hợp để ta vào lệnh mua. Có nhiều tín hiệu thể hiện sự yếu đi của xu hướng như mô hình đảo chiều hoặc động lượng yếu dần,…
  • Sau đó ta vẽ một đường trendline nối các đỉnh mới được tạo gần đây. Và như hình trên ta thấy đường trendline này cũng là các đáy hay ngưỡng hỗ trợ trước đó. Và hành động giá khi tiếp cận trendline sẽ là chìa khóa chúng ta cần.
  • Những lần chạm ngưỡng kháng cự (là trendline) trước đó bạn thấy giá đều bật ngược lại, nhưng lần thứ 3 giá bật lại mà không phá vỡ được đáy trước đó. Điều này cho thấy người bán lúc này đang yếu hẳn đi. Hành động giá ở gần trendline bắt đầu có sự tích lũy nhỏ dần (ta gọi hành động giá này là Buildup). Và khi giá phá vỡ khỏi giai đoạn này chính là thời điểm mà ta có thể tham gia giao dịch. Vùng khoanh đỏ trên biểu đồ trên chính là vùng mà giá đang buildup.
  • Giá phá vỡ khỏi vùng builup này đồng thời phá vỡ khỏi trendline và mô hình 2 đáy, sẽ là thời điểm ta tham gia giao dịch mua lên. Đây là một thiết lập giao dịch chất lượng cao.

Đây là thiết lập mua, còn đối với thiết lập bán thì ngược lại nhé anh em.

Thêm một ví dụ khác cho thiết lập này nhé. Mọi người nhìn biểu đồ bên dưới:


Như hình trên có thể thấy ở cuối xu hướng giảm, động lượng đã yếu đi khá nhiều. Ta vẽ đường trendline nối các đỉnh mới tạo gần đó. Khi giá quay trở lại tiếp cận trendline ta thấy có hiện tượng buildup xuất hiện. Khi giá phá vỡ khỏi vùng này là thời điểm ta có thể tham gia giao dịch.

Thiết lập hành động giá thứ 2: Sự yếu đi của cú pullback


Các bạn nhìn vào hình bên dưới:

  • Đầu tiên thị trường nằm trong xu hướng tăng giá mạnh, sau đó bắt đầu chững lại và pullback. Nhưng cú pullback này rất yếu, với nến bắt đầu giảm mạnh nhưng sau đó thì yếu dần. Và sau đó giá quay ngược trở lại hướng tăng giá.
  • Giá phá vỡ ngưỡng kháng cự gần nhất trong xu hướng tăng và bắt đầu cú pullback tiếp theo. Hành động giá tại cú pullback này là điều mà chúng ta cần lưu ý.
  • Tại cú pullback, hành động giá khi tiếp cận lại ngưỡng kháng cự trước đó (hiện tại là hỗ trợ), xuất hiện nến lớn nhưng sau đó lại nhỏ dần nhỏ dần. Giống như hành động giá ở cú pullback trước đó. Và khi chạm vào ngưỡng hỗ trợ, thì bắt đầu có nến tăng xuất hiện.
  • Nến tăng mạnh là nến tín hiệu để mua vào theo xu hướng.

Đối với thiết lập này, bạn cũng có thể sử dụng thêm đường MA để xác định sự hợp lưu của ngưỡng kháng cự hỗ trợ. Nếu giá pullback về đường trung bình với động lượng yếu dần thì đó cũng là cơ hội tốt để giao dịch.

Thiết lập bán sẽ ngược lại nhé anh em.

Thiết lập hành động giá thứ 3: Cú pullback đầu tiên


Các bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới:

Thiết lập giao dịch này là một thiết lập để giao dịch pullback theo xu hướng. Và nguyên tắc giao dịch của nó như sau. Ta dựa vào biểu đồ trên để thiết lập nguyên tắc cho lệnh mua nhé:

  • Đầu tiên, thị trường phải nằm trong xu hướng tăng. Với giá nằm trên đường SMA 50.
  • Sau khi giá bắt đầu cú pullback thì ta chú ý về hành động giá của nó. Các bạn để ý vào đường khoanh tròn màu đỏ. Giá gần như đi ngang với biên độ khá rộng trước khi thực hiện cú pullback.
  • Giá pullback nhưng nhìn có vẻ như nó đang bắt đầu một xu hướng giảm vậy. Tuy nhiên sau đó ta thấy giá đi không được xa và nó nhanh chóng chững lại. Ngưỡng kháng cự được thiết lập với 2 đỉnh mới tạo (đường ngang màu đen trên biểu đồ). Giá phá vỡ ngưỡng kháng cự này và kháng cự trở thành hỗ trợ. Đây là dấu hiệu tăng giá.
  • Sau khi phá vỡ ngưỡng kháng cự, giá quay trở về retest lại. Và hành động giá khi nó tiếp cận ngưỡng hỗ trợ chính là cái mà bạn cần lưu ý tới để tìm tín hiệu tham gia giao dịch. Khi giá retest nó cần thể hiện được sự yếu ớt hoặc động lượng giảm dần khi tiếp cận ngưỡng hỗ trợ. Như biểu đồ trên ta thấy nến nhỏ dần và có đuôi nến dưới tại ngưỡng hỗ trợ, đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy sự mất dần động lượng.
  • Khi nến tăng mạnh xuất hiện là lúc ta có thể mua vào.

Ngoài ra thiết lập giao dịch này cũng được dùng để giao dịch đảo chiều. Ta cũng sẽ sử dụng cú pullback đầu tiên này khi giá vừa mới đảo chiều để giao dịch. Tuy nhiên mình vẫn nghĩ là các bạn nên giao dịch theo xu hướng hơn.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...