4 Vùng giá quan trọng nhất và đáng tin cậy nhất trong hệ thống SMC
Hiểu rõ về những vùng giá quan trọng trong smc là một kỹ năng quan trọng và cần thiết để đọc được hành động giá một cách hiệu quả. Nắm được vùng giá quan trọng này thì chúng ta có thể cải thiện đáng kể về sự hiểu biết trong hành động giá.
Trong bài này sẽ chia sẻ cho anh em trader 4 vùng giá quan trọng mà bạn nên nắm để phân tích thị trường. Bài viết này mình chia làm 2 phần, trong đó 2 phần đầu sẽ nói về khối FVG và khối Order Block.
Chúng ta bắt đầu nhé.
Khối FVG
FVG là vùng giá phổ biến nhất mà nó cũng rất dễ nhận biết trên biểu đồ. FVG (Fair Value Gap), đôi khi nó còn được gọi là sự mất cân bằng hoặc sự kém hiệu quả.
Các bạn nhìn hình bên dưới là khối FVG của chúng ta:
FVG đơn giản đó là mô hình vó 3 nến di chuyển nhanh về một phía.
Ở hình bên trái là FVG tăng giá, nó được hình thành bởi giá thấp nhất của nến thứ 3 và giá cao nhất của nến đầu tiên. Nếu giữa 2 giá này có khoảng trống thì đó là FVG.
Tương tự hình bên phải là FVG giảm giá, nó được hình thành từ giá cao nhất của nến thứ ba và giá thấp nhất của nến đầu tiên, nếu như bạn thấy giữa 2 mức giá này có khoảng trống thì đó là FVG.
FVG cung cấp cho chúng ta sự mất cân bằng trong thị trường thường được hình thành bởi những động thái di chuyển mạnh.
Thông thường thì giá sẽ quay trở lại những vùng như FVg hay còn gọi là những vùng mất cân bằng để cân bằng lại.
Đây là FVG trên biểu đồ thực tế:
Như các bạn có thể thấy thị trường đã trở lại vùng này ngay sau đó để lấp đầy khối FVG này trước khi giảm xuống sâu hơn.
Tương tự như ở vùng này chúng ta thấy giá một lần nữa quay trở lại vùng FVG này và giảm xuống ngược trở lại:
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Vậy các bạn có thể thấy rằng khói FVG là khối xuất hiện rất nhiều trên biểu đồ giá nhưng phần lớn chúng ta bỏ qua nó. Nếu như các bạn chú ý hơn về khối này thì có thể trong tương lai sẽ tìm thấy được nhiều tín hiệu giao dịch chất lượng tại vùng giá này.
Chúng ta chuyển qua vùng giá quan trọng tiếp theo đó là khối OB.
Khối Order Block
Trước khi chúng ta bắt đầu thì cần làm rõ một quan điểm sai lầm phổ biến về các khối OB này.
Hầu hết các nhà giao dịch thường nhầm lẫn khối OB này với các vùng cung cầu. Thực chất thì các khối OB này không liên quan gì với vùng cung cầu cả.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Ta thấy giá đã có một bước chuyển lớn theo hướng tăng giá. Vậy thì đầu tiên đó là chúng ta cần tìm ra nguồn gốc của động thái tăng giá này.
Các bạn nhìn biểu đồ tiếp theo, vùng được đánh dấu màu xanh đó chính là nguồn gốc của biến động giá tăng sau đó:
Tiếp theo thì các bạn cần tìm những nến giảm giá liên tiếp trước khi thị trường bật tăng mạnh. Và những nến giảm liên tiếp đó chính là khối OB tăng giá của chúng ta, các bạn nhìn hình bên dưới là các khối OB tăng giá mà chúng ta cần tìm:
Tương tự, khối OB giảm giá sẽ là những nến tăng liên tiếp được hình thành trước khi thị trường giảm mạnh, như hình bên dưới:
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Nếu như bạn cảm thấy bối rối thì có thể dùng công thức đơn giản này. Khi thị trường thực hiện một bước tăng giá lớn, bạn hãy tìm những nến giảm giá bắt đầu đợt tăng giá này. Thì đó là khối OB tăng giá và ngược lại, nếu như thị trường thực hiện một động thái giảm giá mạnh, thì bạn chỉ cần tìm những nến tăng giá bắt đầu đợt giảm giá này thì đó là khối OB giảm giá.
Mẹo giao dịch quan trọng
Các bạn hãy nhớ đó là khối OB tăng giá không phải là nến giảm giá cuối cùng trước khi thị trường tăng giá, mà đó là những nến giảm giá liên tiếp trước khi thị trường tăng giá sẽ đúng hơn.
Tương tự, những khối lệnh giảm giá không phải chỉ là nến tăng cuối cùng trước khi thị trường giảm giá mà nó nên là những nến tăng giá liên tiếp trước khi thị trường giảm xuống.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Nói chung là khối OB nên là những nến tăng liên tiếp hoặc nến giảm liên tiếp trước khi thị trường đảo chiều mạnh mẽ.
Ví dụ thực tế
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Đây là khối OB tăng giá của chúng Ta, thị trường hình thành 2 nến giảm liên tiếp trước khi tăng mạnh.
Vậy các bạn nhìn tiếp thị trường tiếp sau đó nhé:
Có thể thấy rằng giá đã chạm vào khối OB tăng giá này, giá cũng đã quét thanh khoản của bên bán (SSL) trước khi quay đầu tăng lên. Vậy thì chúng ta kỳ vọng điều gì mà giá sẽ làm tiếp theo đây?
Đó là sau khi quét thanh khoản bên bán thì chúng ta kỳ vọng giá tăng mạnh và tiếp cận đến thanh khoản của bên mua (BSL).
Và các bạn nhìn hình bên dưới đây là diễn tiến hành động giá tiếp theo đó:
Như vậy là bạn đã nắm được 2 vùng giá quan trọng nhất và phổ biến nhất trong giao dịch smc, chúng ta còn 2 vùng nữa, đó chính là khối Breaker block và Inverse FVG. Hiểu đơn giản nôm na là khối OB và FVG bị phá vỡ.
Mời anh em tham khảo nhé.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư