Buying Climax là gì? Chiến lược giao dịch với VSA ra sao?

Nắm rõ Buying Climax là gì sẽ mang đến cơ hội giao dịch với lợi nhuận cao cho trader. Thông qua cây nến này, trader sẽ có được nhiều tín hiệu hữu ích. Đặc biệt là khi được sử dụng cùng với phương pháp VSA.

Buying Climax là gì? Chiến lược giao dịch với VSA ra sao?

Nắm rõ Buying Climax là gì sẽ mang đến cơ hội giao dịch với lợi nhuận cao cho trader. Thông qua cây nến này, trader sẽ có được nhiều tín hiệu hữu ích. Đặc biệt là khi được sử dụng cùng với phương pháp VSA. Vậy thế nào là Buying Climax? Cách giao dịch với mô hình nến này ra sao? Hãy theo dõi ngày bài viết vì chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết các thông tin hữu ích dành cho bạn.

Buying Climax là gì?

Thuật ngữ Buying Climax còn được gọi là cao trào mua để mô tả quá trình kết thúc, hoặc gần như kết thúc của một đà tăng giá của thị trường. Kèm theo đó là biên độ mua mạnh từ các nhà đầu tư, cùng với hiệu ứng đám đông đã tạo ra những cây nến sở hữu spread dài và khối lượng giao dịch lớn.

Nói cách khác, mô hình nến Buying Climax phản ánh đợt di chuyển xuống mức thấp hơn của giá. Chính điều này đã làm cho các nhà đầu tư mang hiệu ứng đám đông và họ lần lượt đóng những vị thế đang mở. Hành động này có thể diễn ra trong vòng 1 ngày hoặc vài ngày, tùy theo thời gian bán hết vị thế mà các nhà đầu tư hàng đầu thị trường đang nắm giữ.

Đặc điểm của mô hình nến Buying Climax là gì?

Vậy những đặc điểm nhận dạng Buying Climax là gì, cách nhận biết ra sao? Cụ thể, các nhà đầu tư có thể nhận ra mô hình nến Buying Climax thông qua những đặc điểm như sau:

  • Mô hình Buying Climax sở hữu phần thân nến rất dài.
  • Mức chênh lệch giá spread của Buying Climax tương đối lớn.
  • Giá đóng cửa và giá mở cửa đều cao hơn so với mức giá đạt được trước đó.
  • Buying Climax sở hữu phần bóng nến trên rất dài phản ánh thị trường từ chối tăng giá.
  • Mô hình nến Buying Climax có High – Volume, tức là khối lượng giao dịch cao hơn rất nhiều. Đa phần khối lượng giao dịch này đều sẽ vượt mức trung bình.

Buying Climax cung cấp tín hiệu gì?

Mô hình nến Buying Climax được các nhà đầu tư mặc định là dấu hiệu giảm giá điển hình. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không nên quá chủ quan mà cần xem xét mô hình nến Buying Climax thông qua 2 kịch bản như sau:

  • Kịch bản 1: Khi thị trường xuất hiện 1 lực bán đủ mạnh, có thể xuất phát từ nguồn tiền của các Big Boy để có thể tiếp nhận hết nhu cầu thị trường. Đồng thời đủ sức chiếm lĩnh thị trường khi đó thì xu hướng đảo chiều có thể xuất hiện.
  • Kịch bản 2: Nếu thị trường tạo thành khu vực kháng cự, hay phạm vi giao dịch (trading range) tại vùng bao quanh mức giá này thì thị trường sẽ tiếp tục duy trì đà tăng hiện tại.

Kịch bản 1: Mô hình nến Buying Climax hình thành và thị trường đảo chiều

Trước tiên, chúng ta sẽ theo hiểu kịch bản thứ 1 của Buying Climax là gì trong trường hợp Buying Climax xuất hiện kèm theo tín hiệu đảo chiều xu hướng. Sau khi thoái lui kỹ thuật diễn ra và giá giảm, rồi quay về kiểm tra các đỉnh giá mà Buying Climax tạo ra trước đó đi kèm với khối lượng giao dịch giảm dần, biên độ giá dần co lại và dao động trong phạm vi xung quanh Climax. Có thể nói đây là tín hiệu cho thấy phe bán đã hấp thụ thành công toàn bộ lực mua rõ ràng nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bên bán đang chiếm ưu thế trên thị trường. Khi đó, chắc chắn thị trường sẽ đảo chiều từ đà tăng sang xu hướng giảm.

Kịch bản 2: Thị trường duy trì đà tăng sau sự xuất hiện của Buying Climax

Ngoài kịch bản Buying Climax xuất hiện và thị trường có thể đảo chiều thì thị trường còn có thể duy trì xu hướng uptrend sau khi Buying Climax hình thành. Nếu bên mua vẫn hăng hái mua vào trong khi bên bán lại đang hài lòng với mức giá hiện tại thì giữa 2 phe đang có sự cân bằng. Cụ thể là lực mua và bán gần như tương đương nhau và chiếm vị thế nhất định trong việc kiểm soát thị trường. Thế nhưng khi phe mua tạo ra áp lực mạnh hơn thì giá được đẩy cao hơn mức giá Buying Climax dẫn đến việc xu hướng tăng sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Chiến lược giao dịch với Buying Climax cùng phương pháp VSA

Hầu hết các nhà đầu tư đều biết đến phương pháp giao dịch VSA vì hiệu quả mà nó mang lại. Phương pháp phân tích kỹ thuật này sẽ mang đến những tín hiệu tích cực hơn khi được kết hợp với mô hình nến Buying Climax. Thông qua việc phân tích mô hình nến này, trader sẽ có được những thông tin cụ thể về động thái thị trường. Từ đó có thể nâng xác suất giao dịch thành công cho mình. Buying Climax trong phương pháp phân tích kỹ thuật VSA chủ yếu trải qua 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Buying Climax hình thành kèm với volume lớn, mức Spread cao trong đà tăng giá phản ánh rằng các trader hàng đầu đã hấp thụ được hết lực mua của trader nhỏ lẻ. Sự xuất hiện của Buying Climax như một sự xác nhận phía Big Boy đã hoàn tất quá trình thực hiện các lệnh mua này.
  • Giai đoạn 2: Nhịp cầu kiểm tra, đi kèm với khối lượng giao dịch thấp và mức Spread ngày càng giảm dần phản ánh nhu cầu của thị trường không còn mạnh mẽ như trước nữa.
  • Giai đoạn 3: Sự xuất hiện của các mẫu hình nến giảm đi kèm với khối lượng giao dịch đang tăng dần cho thấy các nhà đầu tư lớn trên thị trường đang ra sức đẩy giá xuống thấp hơn.

So sánh Buying Climax và Selling Climax

Nhiều trader thường hay nhầm lẫn mô hình nến Buying Climax và Selling Climax trong thị trường, nên Forex Dictionary sẽ giúp bạn phân biệt chúng dưới cái nhìn tổng quan nhất khi xem xét trong cùng một chu kỳ của thị trường.

Buying Climax

Chu kỳ thị trường sẽ khởi động với giai đoạn tích lũy. Khi đó, các trader sẽ ra sức lấp đầy kho của mình bằng các loại tài sản khác nhau tại thời điểm mà họ đã bán toàn bộ hàng hóa của mình trong đợt giảm giá trước đó.

Khi kho đã gần đạt đến trạng thái đầy thì Buying Climax xuất hiện mang theo nhiều biến động về giá. Sau khi quá trình đó hoàn tất, các nhà đầu tư sẽ dời giá ra khỏi khu vực giá hiện tại và kiểm tra chúng tại khu vực supply. Trong trường hợp tất cả thành viên của phe bán đã hấp thụ lực của thị trường thành công, thì những người trong cuộc sẽ đẩy giá đi lên để lấy lại niềm tin của người chơi.

Tại thời điểm niềm tin của người chơi được củng cố và bắt đầu tăng lên thì xu hướng uptrend cũng có dấu hiệu tăng theo. Khi đó, các nhà đầu tư đã tin chắc rằng thị trường sẽ “Go to the moon” trong thời gian tới. Vậy nên các nhà đầu tư lần lượt mua vào, dù là những người theo đuổi phong cách đầu tư an toàn. Điều này khiến mức giá hiện tại tăng đến mức giá mục tiêu, hay còn gọi là mức giá bán lẻ.

Nếu thị trường  di chuyển đến khu vực giá bán lẻ thì phần lớn người mua mắc kẹt trong khu vực phân phối giá. Lúc này, giá bắt đầu tăng mạnh hơn để thu hút người mua và thị trường quay về đà sụt giảm. Điều này dẫn đến tình trạng thua lỗ chung trên thị trường.

Selling Climax

Sau quá trình hình thành Buying Climax là sự xuất hiện của Selling Climax đi kèm với việc giá liên tục biến động. Động thái này kéo dài cho đến khi nhà kho đã thật sự được dọn sạch. Khi đó, thị trường sẽ giảm giá và vượt khỏi vùng giá và kiểm tra Demand một lần nữa. Sau khi quá trình thử nghiệm này kết thúc, tất cả người bán đã hấp thụ thị trường thành công. Lúc này, thị trường đã chính thức vượt qua khu vực phân phối và nhanh chóng giảm giá.

Khi chu kỳ thị trường đã được thiết lập thành công thì chỉ còn lại những người trong cuộc bắt tay vào việc kiểm tra lợi nhuận của mình. Và họ cứ lặp đi lặp lại chu kỳ này từ lần này sang lần khác.

Điều quan trọng mà các trader cần lưu ý là 2 động thái này có thể xuất hiện tại tất cả khung thời gian và trên toàn bộ thị trường tài chính. Theo đó, thời gian diễn ra Buying Climax và Selling Climax có thể kéo dài vài giờ tại biểu đồ 5 phút đối với thị trường chứng khoán. Còn với biểu đồ ngày trên thị trường chứng khoán thì có thể kéo dài đến hàng tuần hoặc hàng tháng. Trong trường hợp biểu đồ giờ của thị trường hợp đồng tương lai và ví dụ đang xét thì những người trong cuộc, chính là các tổ chức lớn thì chu kỳ thị trường có thể kéo dài trong vài ngày hoặc đến 1 tuần.

Quy luật của Wyckoff

Tuy nhiên, khung thời gian không phải là vấn đề mấu chốt mà Quy luật của Wyckoff về nguyên nhân và kết quả mới là điều các trader cần quan tâm. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng cần nhớ rằng loại chu kỳ này có thể xuất hiện vào bất kỳ lúc nào trên tất cả thị trường tài chính. Thời gian tồn tại của chúng có thể là vài giờ đối với biểu đồ 5 phút của thị trường tiền tệ. Nhưng với biểu đồ hàng ngày của thị trường chứng khoán thì nó có thể duy trì trong một khoảng thời gian lớn hơn, cụ thể là theo tuần hoặc theo tháng.

Trader cũng đừng quên rằng chu kỳ này có thể xuất hiện trên biểu đồ giờ của thị trường hợp đồng tương lai. Khi đó, những người tham gia phần lớn sẽ là các tổ chức lớn với chu kỳ thị trường có thể kéo dài từ vài ngày cho đến 1 tuần.

Các thông tin về Buying Climax là gì đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết. Cụ thể là về khái niệm, định nghĩa của Buying Climax, cũng như đặc điểm nhận diện của mô hình nến này và cách giao dịch hiệu quả của Buying Climax với phương pháp kỹ thuật VSA. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp các nhà đầu tư có được cái nhìn toàn cảnh về Buying Climax cũng như chiến lược giao dịch hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Loading...

Đọc thêm

Đánh giá tuần Ripple: RLUSD có thể thúc đẩy nhu cầu về XRP, hoạt động chốt lời cao vẫn tiếp tục

Đánh giá tuần Ripple: RLUSD có thể thúc đẩy nhu cầu về XRP, hoạt động chốt lời cao vẫn tiếp tục

XRP của Ripple tăng 4% vào thứ sáu sau khi phục hồi sau đợt điều chỉnh mạnh trong tuần. Trong khi token dựa trên kiều hối này chứng kiến ​​sự sụt giảm trong các địa chỉ hoạt động hàng tuần và tăng hoạt động chốt lời, việc thiết lập lại tỷ lệ tài trợ gần đây có thể giúp thúc đẩy một đợt tăng giá mới.

By Giao Lộ Đầu Tư