Chỉ báo OBV là gì? Nâng cao kỹ năng vận dụng OBV trong giao dịch

Trong trường phái phân tích kỹ thuật, giá và khối lượng là yếu tố cốt lõi xây dựng nhận định xu hướng thị trường. Thông thường, các chỉ báo kỹ thuật phổ biến thường tính dựa trên dữ liệu giá trong quá khứ, nhưng chúng ta rất ít gặp các chỉ báo khối lượng.

Chỉ báo OBV là gì? Nâng cao kỹ năng vận dụng OBV trong giao dịch

Trong trường phái phân tích kỹ thuật, giá và khối lượng là yếu tố cốt lõi xây dựng nhận định xu hướng thị trường. Thông thường, các chỉ báo kỹ thuật phổ biến thường tính dựa trên dữ liệu giá trong quá khứ, nhưng chúng ta rất ít gặp các chỉ báo khối lượng.

Nhà đầu tư thành công khi họ nắm bắt thời điểm tối đa hóa lợi nhuận thông qua những tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật. Trong đó, chỉ báo OBV là ứng cử viên tiềm năng trong nhóm indicator động lượng.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Tổng quan

Chỉ báo OBV là gì?

Được phát triển bởi Joseph Granville vào những năm 1960, chỉ báo OBV (On Balance Volume) là chỉ báo khối lượng cân bằng đo lường động lực xu hướng dựa vào mối tương quan trong sự di chuyển của giá và khối lượng. OBV theo dõi mối quan hệ giữa khối lượng và giá để tìm các xu hướng tiềm năng và xác nhận sức mạnh của biến động giá.

Chỉ báo OBV hoạt động dựa trên tiền đề đơn giản: khi giá đóng cửa cao hơn giai đoạn trước, khối lượng sẽ được thêm vào đường OBV, cho thấy áp lực mua. Ngược lại, khi giá đóng cửa thấp hơn giai đoạn trước, khối lượng sẽ bị trừ khỏi đường OBV, cho thấy áp lực bán. Đường OBV được vẽ trên biểu đồ, cung cấp hình ảnh trực quan về khối lượng tích lũy và mối quan hệ của nó với biến động giá.

Công thức tính chỉ báo OBV

Công thức tính OBV phụ thuộc vào biến động giá và khối lượng giao dịch là biến số duy nhất cấu thành nên giá trị của OBV.

Khi giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại > giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó thì giá trị OBV được tính theo công thức:

OBV hiện tại = OBV phiên trước + Khối lượng giao dịch hiện tại

Khi giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại < giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó thì giá trị OBV là:

OBV hiện tại = OBV phiên trước – Khối lượng giao dịch hiện tại

Nếu giá đóng cửa phiên hôm trước bằng giá đóng cửa phiên hôm nay thì:

Giá trị OBV trước = Giá trị OBV hiện tại

Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ báo OBV thường được sử dụng với dữ liệu giá hàng ngày hoặc hàng tuần. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng các khung thời gian khác nhau tùy thuộc vào chiến lược giao dịch và sở thích của bạn. Dựa vào công thức và đường chỉ báo OBV biểu diễn trên biểu đồ, trader có thể hiểu rõ hơn về áp lực mua và bán, xác nhận xu hướng và các điểm đảo chiều tiềm năng.

OBV đảm nhận vai trò gì trong phân tích kỹ thuật?

Chỉ báo OBV cung cấp hình ảnh trực quan về dòng khối lượng, giúp họ xác định các giai đoạn tích lũy hoặc phân phối và hạn chế độ trễ với các chỉ báo sử dụng dữ liệu giá. Công cụ này cung cấp cho trader nhiều thông tin quan trọng như sau:

Xác nhận xu hướng

Chỉ báo OBV đi lên cho thấy phe mua đang chiếm ưu thế hơn phe bán, vì khối lượng mua nhiều hơn khối lượng bán. Đây là tín hiệu dự báo giá sẽ tiếp tục tăng cao. Ngược lại, OBV đi xuống cho thấy áp lực bán mạnh hơn áp lực mua, vì khối lượng bán lớn hơn khối lượng mua. Qua đó, có thể thấy giá sẽ tiếp tục giảm.

Chỉ báo OBV và giá đều xác nhận xu hướng tăng/giảm thì giá sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại.

Cung cấp tín hiệu đảo chiều

Tín hiệu phân kỳ của chỉ báo OBV xảy ra khi có sự khác biệt hoặc không đồng nhất giữa hướng của đường OBV và hướng chuyển động của giá. Từ những đặc điểm trên, trader có thể xác định các điểm đảo chiều tiềm năng.

Phân kỳ tăng xảy ra khi giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng đường OBV lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Nói cách khác, trong khi giá đang giảm thì chỉ báo OBV đang cho thấy áp lực mua tăng lên. Đây là tín hiệu cho thấy áp lực bán đang yếu đi và xuất hiện khả năng giá đảo chiều từ giảm sang tăng. Bạn có thể hiểu đây là cơ hội xem xét các vị thế mua.

Mặt khác, phân kỳ giảm diễn ra khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo OBV lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Trong trường hợp này, giá đang tăng nhưng chỉ báo OBV đang cho thấy áp lực mua giảm. Từ đó có thể thấy đà tăng có thể đang mất dần sức mạnh và khả năng đảo chiều xu hướng giảm có thể đang đến gần. Dựa vào các tín hiệu trên, trader có thể xem xét các vị thế bán.

Hạn chế của chỉ báo OBV

Mặc dù chỉ báo OBV là công cụ được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật nhưng nó cũng có những hạn chế và bất lợi nhất định. Các nhà đầu tư cần lưu ý và sử dụng nó một cách hiệu quả và tránh những cạm bẫy tiềm ẩn.

Không cung cấp bối cảnh toàn diện về giá thị trường

Chỉ báo OBV chỉ tập trung vào khối lượng và mối quan hệ của nó với biến động giá. OBV không cung cấp bất kỳ thông tin về mức giá hoặc mô hình cụ thể. Kết quả là, trader không nắm bắt toàn diện bối cảnh giá, chẳng hạn như mức hỗ trợ và kháng cự, mô hình biểu đồ hoặc đường xu hướng.

Có độ trễ nhất định

Tương tự các chỉ báo theo xu hướng khác, chỉ báo OBV là chỉ báo trễ bởi nó dựa trên dữ liệu giá và khối lượng trong quá khứ để tạo tín hiệu. Do đó, OBV có thể không cung cấp tín hiệu kịp thời để vào hoặc thoát giao dịch, khiến bạn bỏ lỡ các điểm vào hoặc thoát tối ưu.

Hạn chế trong thị trường không có xu hướng

Chỉ báo OBV hiệu quả nhất trong thị trường có xu hướng, nơi có biến động giá rõ ràng và bền vững. Trong trường hợp thị trường không có xu hướng hoặc đi ngang, chỉ báo OBV có thể tạo ra tín hiệu sai lệch gây rủi ro tiềm ẩn.

Thiếu độ chính xác

Mặc dù chỉ báo OBV có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc có giá trị nhưng bạn nên kết hợp với các chỉ báo và công cụ khác để phân tích chính xác hơn. Trong một số trường hợp, OBV có thể phát tín hiệu không chính xác do ảnh hưởng các yếu tố khác trên thị trường.

Sử dụng chỉ báo OBV trong Forex

Sau khi hiểu rõ bản chất cũng như vai trò và hạn chế chỉ báo OBV, trong phần tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu những cách sử dụng chỉ báo OBV trong giao dịch Forex được nhiều trader giàu kinh nghiệm áp dụng.

Tín hiệu củng cố xu hướng

Với chiến lược giao dịch này, việc quan trọng nhất mà trader cần thực hiện là xác định xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường. Hãy nhớ rằng bạn chỉ tìm kiếm lệnh Buy trong xu hướng Uptrend và Sell trong xu hướng Downtrend.

Nếu giá tăng và chỉ báo OBV hướng từ dưới lên cho thấy khối lượng mua lớn hơn khối lượng bán, thị trường đang gặp phải áp lực mua. Qua đó, bạn dễ dàng nhận ra xu hướng thị trường tiếp tục tăng và ngược lại. Tại thời điểm này, bạn nên đặt lệnh Buy. Ngoài ra, khi đường OBV tăng nhưng giá không đổi hoặc giảm và ngược lại, chứng tỏ xu hướng hiện tại đang có dấu hiệu suy yếu.

Đảo chiều xu hướng dựa vào phân kỳ của OBV

Dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa chỉ báo OBV với đường giá, trader có thể xác định các điểm đảo chiều tiềm năng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần xác định xu hướng đang diễn ra cũng như đánh giá mực độ mạnh yếu của xu hướng đó. Nên nhớ chỉ thực hiện giao dịch đảo chiều nếu xu hướng hiện tại đã có dấu hiệu suy yếu.

Trong xu hướng tăng: khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng OBV tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước cho thấy xu hướng tăng đang suy yếu và giá có khả năng sẽ đảo chiều sang xu hướng giảm.

Trong xu hướng giảm: Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, OBV tạo đáy sau cao hơn đáy trước cho thấy xu hướng giảm đang suy yếu và giá có khả năng sẽ đảo điều sang xu hướng tăng.

Tổng kết

Nhìn chung, chỉ báo OBV vẫn là một công cụ phổ biến và cung cấp mối quan hệ giữa khối lượng và biến động giá trên thị trường. Bằng cách hiểu rõ bản chất và cách sử dụng, trader có thể tận dụng chỉ báo OBV một cách hiệu quả để xác định áp lực mua và bán, xu hướng và cơ hội giao dịch nâng cao lợi nhuận.

Mong rằng bài viết này có thể giúp trader sử dụng thành thạo chỉ báo này trong phân tích kỹ thuật. Hãy luyện tập các chiến thuật này thường xuyên và tự đúc kết bí kíp cho bản thân và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức, kiến thức và phân tích thị trường nhé!

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây
Loading...