Chỉ báo Williams Percent Range (%R) là gì? Đặc điểm và ứng dụng
Williams Percent Range (Williams % R) – một chỉ báo kỹ thuật thuộc loại dao động, lên xuống trong tầm 0 đến -100, được phát triển bởi Larry Williams và có chức năng xác định các vùng quá mua / quá bán của thị trường.
Chỉ báo Williams % R được phát triển và làm nên tên tuổi bởi Larry Williams, là một trader nổi tiếng toàn cầu với thành tích chiến thắng huyền thoại trong cuộc thi giao dịch Futures thế giới. Chỉ sở hữu số vốn khởi đầu là 10,000$, ông đã thành công tăng tài khoản của mình lên 1,147,000$ trong vòng 12 tháng (năm 1987).
Đúng 10 năm sau, người con gái 16 tuổi của ông, Michelle Williams, đã dùng chính chỉ báo Williams % R này và chiến thắng ở một cuộc thi tương tự với số lợi nhuận lên đến 1,000% (năm 1997).
Với khả năng đó chỉ báo này được xem như là chỉ báo huyền thoại. Anh em hãy cùng Tradingview tìm hiểu về chỉ báo huyền thoại này nhé!
1. Chỉ báo Williams % R là gì?
Chỉ báo Willliams % R (%R) hay chỉ báo Williams percent range là một chỉ báo kỹ thuật dao động có chức năng xác định các vùng quá mua/ quá bán của thị trường. Chỉ báo này có thể xem là anh em của chỉ số Stochastic Oscillator vì tính tương đồng, điểm khác biệt duy nhất là Williams % R được tính toán trên quy mô ngược (anh em sẽ thấy qua dấu – trong công thức tính bên dưới).
Tương tự như các anh em nhà chỉ báo oscillator khác, chỉ báo Williams % R có thể được thiết lập dễ dàng trong MT4. Riêng anh em trader nào có hứng thú nghiên cứu sâu thì có thể tham khảo thêm công thức tính gốc dưới đây:
%R = – (MAX (HIGH (i – n)) – CLOSE (i)) / (MAX (HIGH (i – n)) – MIN (LOW (i – n))) * 100
Trong đó:
- CLOSE (i) – giá đóng cửa ngày hôm nay;
- MAX (HIGH(i-n)) – giá trị cao nhất trong n giai đoạn trước;
- MIN (LOW(i-n)) – giá trị thấp nhất trong n giai đoạn trước.
2. Chỉ báo Williams % R hoạt động ra sao?
Chỉ báo Williams % R có 2 đường -20 và -80 như một dạng “cảnh báo nhẹ”. Khu vực -80 đến -100 là vùng oversold – quá bán, còn nằm trong vùng -20 và 0 là overbought – quá mua.
Williams % R là một bộ dao động động lượng tương tự như Stochastic Oscillator . Sự khác biệt giữa chúng là Stochastic so sánh giá mở và đóng của các chu kỳ khác nhau, trong khi Williams % R chỉ sử dụng giá đóng cửa và so sánh với mức cao hoặc thấp trong một khoảng thời gian cụ thể.
Trên thực tế, đường Williams % R nó sẽ có dạng đảo ngược của đường %K trong chỉ báo Stochastic! Đây là lý do tại sao Williams Percentage Range sử dụng thang điểm từ 0 đến -100 trong khi Stochastic được chia tỉ lệ từ 0 đến 100.
Có 4 mốc cần lưu ý về chỉ số Williams % R:
- Khi chỉ số càng chạy về giá trị 0, điều đó có nghĩa là giá thị trường hiện đang đạt đến đỉnh cao nhất trong khung thời gian mà trader đã chọn.
- Ngược lại, chỉ số tiến về ngưỡng -100 thì giá hiện tại thấp hơn giá thấp nhất của khung thời gian tương ứng.
- Cuối cùng, khi chỉ số %R bị hút về giữa kênh, giá hiện tại bằng với mức giá trung bình của khoảng thời gian tương ứng.
- Mức -50 là mức giữa của phạm vi dao động của chỉ số Williams % R. Khi chỉ báo %R vượt qua mức -50, cũng là lúc báo hiệu sự thay đổi động lượng của thị trường.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
3. Ứng dụng của chỉ báo Williams % R
3.1. Xác định tình trạng quá mua, quá bán của giá
Hãy nhìn biểu đồ bên dưới, banh em sẽ thấy cách mà chỉ báo Williams % R xác định các khu vực quá mua và quá bán đơn giản như thế nào – rất giống và tương tự như các chỉ báo dao động khác như RSI hay Stochastic,…
Các chỉ số mua và bán quá mức không đồng nghĩa với việc giá sẽ đảo ngược. Vượt qua ngưỡng quá mua đơn giản là giá đang ở mức cao trong phạm vi gần đây và chạm ngưỡng kháng cự. Ngược lại với quá bán đồng nghĩa với việc mức giá sắp chạm ngưỡng hỗ trợ.
Do đó không nên sử dụng loại tín hiệu này làm gợi ý duy nhất để tham gia thị trường. Hãy nhớ rằng chỉ báo này yêu cầu xác nhận từ biến động giá xảy ra trên thị trường. Bên cạnh đó cùng đi kèm với các công cụ phân tích kỹ thuật khác.
3.2. Xác định động lực của thị trường
Trong giao dịch, động lượng (momentum) cũng quan trọng như xu hướng. Động lượng mạnh mẽ có nghĩa là xu hướng hiện tại sẽ kéo dài thêm. Ngược lại, khi động lượng yếu đi thì xu hướng đang cạn kiệt sức mạnh và nhiều khả năng sẽ xảy ra trì trệ hoặc thậm chí hồi giá. Kiến thức về động lượng thị trường là kiến thức căn bản nhất, do đó, anh em nên lưu để giao dịch thuận lợi hơn.
Với chỉ báo Williams % R, thử tưởng tượng anh em vừa phát hiện một xu hướng tăng mới. Nếu% R đạt -20 và ở trên nó, xu hướng hiện tại có thể sẽ kéo dài. Nếu ngược lại và% R ở bên dưới, xu hướng có thể đã mất động lượng, nhiều khả năng đảo chiều.
Như ví dụ dưới đây: Sau khi giá có một nhịp giảm, anh em có thể thấy chỉ báo Williams % R hiện ở mức trung bình, sau đó tiếp theo giá tiếp tục giảm thêm một nhịp nữa và chỉ báo về vùng dưới -20 lúc này cho thấy động lực đã yếu và sau đó kết quả giá đi ngang trong khung giá.
Điều tương tự cũng áp dụng cho các xu hướng tiêu cực. Khi chỉ báo dưới -80, xu hướng này mạnh hơn và có thể được kỳ vọng sẽ kéo dài. Khi nó vượt ngưỡng -80, sự đảo chiều là hoàn toàn có thể xảy ra.
4. Chiến lược giao dịch với chỉ báo Williams % R
4.1. Chiến lược kết hợp William % R với SMA
Phương pháp này sẽ kết hợp Williams % R với SMA 14 của chính đường %R.
- Tín hiệu BÁN: Khi %R đi lên trên vùng quá mua (trên 80) và quay đầu xuống, cắt xuống SMA 14 lúc này cũng đã lên đến gần 80.
- Tín hiệu MUA: Khi %R đi xuống dưới vùng quá bán (dưới 20) và quay đầu lên, cắt lên SMA 14 lúc này cũng đã xuống đến gần 20.
- Tất cả các lệnh khi xem xét yêu cầu chỉ thực hiện tại các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng của khung giá lớn hơn khung đang giao dịch.
4.2. Chiến lược giao dịch hợp nhất trong day trading với chỉ báo W%R
Anh em đều biết phần lớn thời gian thị trường để ở trạng thái dao động, không có xu hướng. Và đây chính là môi trường thích hợp cho chỉ báo Williams % R hoạt động.
Rất khó để canh thời điểm ra vào lệnh ở 1 thị trường đang side way. Trong trạng thái này, phần lớn lợi nhuận rất mỏng. Đây là lý do tại sao anh em cần có chuẩn bị khi giao dịch với loại thị trường này.
Bước 1: Xác định thị trường ranging
Trước tiên anh em hãy xác định thị trường đang trong phạm vi dao động hay còn gọi là side way, ranging,…
Bước 2: Sau khi xác định phạm vi side way, bước tiếp theo là tìm các tín hiệu của chỉ báo William % R ở các mức cực điểm khi giá phản ứng lại các vùng hỗ trợ – kháng cự của khung giá.
Nếu tìm kiếm điểm bán, anh em sẽ muốn chỉ số Williams %R hiển thị mức đọc dưới -20. Điều này không chỉ cho thấy tín hiệu quá mua, mà còn cho thấy lực cầu đang cạn kiệt. Nếu chỉ báo động lượng cho tín hiệu chính xác, thị trường sẽ đi xuống. Hoặc, ít nhất, có một nỗ lực giảm giá từ các số liệu cho thấy mức quá mua.
Bước 3: Chiến lược vào lệnh: bán tại mức đóng cửa của cây nến đạt mức trên -20 của chỉ báo:
Ngoài ra, 1 điều kiện nữa là cây nến đạt mức cực trị tại chỉ báo cần có phạm vi giao dịch lớn hơn so với nến trước đó. Từ góc độ kỹ thuật, điều này loại bỏ bất kỳ loại kháng cự nào khi thị trường đảo ngược.
Bước 4: Stop Loss và Take Profit
Đối với chiến lược thoát lệnh và quản lý Stop Loss và Take Profit , anh em sẽ đặt tại kênh trên và kênh dưới của phạm vi giá như đã xác định ở bước 1.
4.3. Chiến lược giao dịch theo xu hướng với chỉ báo W%R
Cũng như các chỉ báo dao động khác, chỉ báo William % R cũng có các tín hiệu nhiễu khi sử dụng, chính vì vậy anh em cần có một công cụ để hạn chế những tín hiệu nhiễu này, và công cụ đơn giản là sử dụng cặp EMA 50 và EMA 200 để các định xu hướng của giá, và chỉ vào lệnh theo xu hướng.
Các bước set up một giao dịch theo xu hướng với chỉ báo Wiliams % R:
- Xác định xu hướng hiện tại bằng tín hiệu giao cắt giữa EMA 50 và EMA 200:
Nếu EMA 50 cắt xuống EMA 200 và dốc xuống, cho thấy xu hướng đang giảm
Nếu EMA 50 cắt lên EMA 200 và dốc lên, cho thấy xu hướng đang tăng lên - Khi giá chạm vào các đường EMA và phản ứng lại, anh em tìm kiếm xem tín hiệu trên chỉ báo Williams % R có ở các mức cực trị không?
- Nếu chỉ báo cho tín hiệu quá mua – quá bán tại các mức giá này anh em hãy sử dụng các mô hình nến: pin bar, marubozu, doji,… để tìm kiếm điểm vào lệnh.
- Đặt stop loss để kiểm soát rủi ro ngay tại đỉnh hoặc đáy của các mẫu hình nến này.
Xem xét biểu đồ giá của EURUSD khung D1 cho ví dụ giao dịch theo xu hướng với chỉ báo Williams % R: Trên biểu đồ sau khi EMA 50 cắt xuống EMA 200 thì các lần giá tiệm cận với các đường EMA, chỉ báo cho tín hiệu quá mua và giá cho các mẫu hình nến đảo chiều giảm. Từ đây anh em có thể mở 2 vị thế bán theo xu hướng thành công.
5. Kết luận
Chỉ báo Williams % R là một công cụ tuyệt vời có thể giúp anh em xác định các mức quá mua – quá bán và động lực thị trường. Điều này có nghĩa là anh em có một chỉ báo đi trước giá một chút, chỉ báo này sẽ cho anh em những lợi thế để chuẩn bị cho một vị thế thành công khi giao dịch trên thị trường forex.
Nhưng luôn luôn lưu ý, các chỉ báo dao động như Williams % R luôn có các tín hiệu nhiễu, chính vì vậy anh em không nên chỉ sử dụng 1 chỉ báo đơn độc để giao dịch mà cần phải kết hợp với các yếu tố khác để xác nhận cho tín hiệu của mình.