Chỉ số CCI là gì? Cách giao dịch chứng khoán với chỉ báo CCI hiệu quả

Chỉ số CCI là một công cụ chỉ báo xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Forex, chứng khoán và cả tiền điện tử.

Chỉ số CCI là gì? Cách giao dịch chứng khoán với chỉ báo CCI hiệu quả

Chỉ số CCI là một công cụ chỉ báo xác định xu hướng thị trường trong giao dịch Forex, chứng khoán và cả tiền điện tử. Giá trị của CCI nằm trong khoảng -100 đến +100, từ 0 đến 100 thì thị trường tăng, từ -100 đến 0 thì thị trường giảm, vượt quá +100 là vùng quá mua, vượt quá -100 là vùng quá bán, quanh quẩn đường 0 thì thị trường đi ngang.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

CCI dùng để đo lường biến động giá trên thị trường, xác định được vùng quá mua quá bán và sử dụng để đánh giá sức mạnh xu hướng và tìm hiểu vào lệnh, điểm thoát lệnh, xác định tính phân kỳ. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về chỉ số này, ý nghĩa, đặc điểm và cách sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

I. Chỉ số CCI là gì?

CCI là viết tắt của từ tiếng Anh Commodity Channel Index, dịch nghĩa là chỉ số kênh hàng hoá, được phát minh bởi nhà phân tích kỹ thuật Donald Lambert vào năm 1979, với mục đích sử dụng nhằm phân tích thị trường hàng hoá. Tuy nhiên, cho đến nay, CCI cực kỳ phổ biến và sử dụng rộng rãi trên nhiều loại tài sản khác nhau trong chứng khoán, giao dịch tiền điện tử và cả Forex.

Nhiều nhà đầu tư sử dụng CCI để đo lường biến động giá trên thị trường (nhờ sử dụng trung bình của các mức giá ở hiện tại và quá khứ), ngoài ra, người ta sử dụng CCI có thể xác định được vùng quá mua (overbought) và vùng quá bán (oversold) và dùng để sử dụng đánh giá sức mạnh xu hướng và tìm hiểu vào lệnh, điểm thoát lệnh.

II. Ý nghĩa của chỉ số CCI

Chỉ báo CCI giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng và hành động giá để tìm kiếm được các cơ hội giao dịch tốt.

1. Xác định vùng quá mua quá bán

Khi CCI > 100 và có xu hướng lên có nghĩa là thị trường đang nằm trong vùng quá bán và sắp có một đợt điều chỉnh giảm giá;

Ngược lại, khi CCI < -100 và có xu hướng xuống thì thị trường nằm trong khu vực quá mua và sắp có một đợt điều chỉnh giá tăng.

Xác định đường mua và đường bán bằng chỉ báo CCI

Từ vùng quá mua, quá bán, nhà đầu tư có thể nhận định tín hiệu phá vỡ đó là thật hay giả để giao dịch được chắc chắn.

2. Xác định xu hướng thị trường

Giá trị của CCI nếu chạy từ 0 đến 100 thì xu hướng giá của thị trường là tăng, đà tăng khá mạnh;

Giá trị của CCI nếu chạy từ -100 (âm 100) đến 0 thì xu hướng giá của thị trường giảm, đà giảm khá mạnh.

3. Xác định được tính phân kỳ

Giá trị của CCI xác định được tính phân kỳ và hội tụ, từ đó nhà đầu tư có thể tìm ra tín hiệu đảo chiều của thị trường.

Sau khi đỉnh giá sau cao hơn đỉnh giá trước nhưng đỉnh CCI sau thấp hơn đỉnh trước thì khi ấy phân kỳ sẽ xuất hiện, báo hiệu việc thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm.

Sau khi đáy giá sau thấp hơn đáy giá trước, đáy CCI sau cao hơn đáy CCI trước thì xuất hiện hội tụ, báo hiệu thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng.

III. Đặc điểm của chỉ số CCI

Chỉ báo CCI vốn là một đường trung bình động, dao động quanh đường 0 và có giá trị nằm trong khoảng -100 đến +100. Chúng ta có thể xác định được xu hướng tăng giảm của thị trường nhờ chỉ báo này như sau:

Khi giá trị của CCI nằm trong khoảng (0; +100) thì thị trường đang trong xu hướng tăng (uptrend);

Khi giá trị của CCI nằm trong khoảng từ (-100; 0) thì thị trường đang trong xu hướng giảm (downtrend);

Khi giá trị của CCI lớn hơn +100 ( > +100) thì thị trường tăng mạnh, tạo ra vùng quá mua, từ đó suy ra, giá sẽ được điều chỉnh giảm trong thời gian sắp tới;

Khi giá trị của CCI nhỏ hơn -100 (< -100) thì thị trường đang giảm mạnh, tạo ra vùng quá bán, khả năng giá sẽ được điều chỉnh tăng trong thời gian sắp tới;

Nếu CCI chỉ dao động xung quanh đường 0 thì thị trường đi ngang (sideway) không có gì biến động hoặc biến động không đáng kể.

CCI không có giới hạn nhất định, có thể nó cao hơn thậm chí thấp hơn mức cài đặt thông thường. Tuy nhiên có đến 75% chỉ báo CCI dao động trong vùng (-100; 100), 25% còn lại thì nằm ngoài vùng này.

IV. Vai trò của chỉ số CCI trong phân tích chứng khoán

Chỉ số CCI hỗ trợ nhà đầu tư tìm ra xu hướng thị trường để xác định điều kiện mua hoặc bán và đo lường mức độ mạnh yếu của xu hướng đang diễn ra.

Chỉ báo CCI giúp chúng ta phát hiện ra những thời điểm quá mua, quá bán, từ đó đưa ra những quyết định về đóng hay mở lệnh theo xu hướng giá.

V. Công thức tính CCI đơn giản

Ta có thể tính CCI dựa trên việc đo lường mối quan hệ giữa giá tài sản và đường trung bình cộng (MA), cụ thể hơn là độ lệch bình thường so với mức trung bình giá.

Công thức tính CCI:

CCI = (Giá trung bình - MA) / (0.015 x MD)

Trong đó:

Giá trung bình ta sẽ tính bằng cách lấy bình quân (trung bình cộng) của ba mức giá (cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa) trong một phiên giao dịch cụ thể;

MA chính là đường trung bình động, tính bằng trung bình cộng các giá đóng cửa trong n phiên giao dịch;

MD (mean deviation) là độ lệch trung bình, được tính bằng cách lấy giá trị trung bình của độ lệch tuyệt đối của giá tài sản trong một khoảng thời gian, cụ thể là:

MD = [ (MA - AP1) + (MA - AP2) + … + (MA - APn)] / n

0.0015 là hằng số làm mịn.

*Lưu ý: Các nền tảng giao dịch Forex tích hợp sẵn công thức tính CCI ra kết quả nhanh hỗ trợ nhà đầu tư không cần phải tính toán lâu và phức tạp.

💡
Tham khảo kết quả sao chép giao dịch hiệu quả, bền vững tại: Myfxbook (Team Giao Lộ Đầu Tư)

VI. Cách xác định điểm quá mua và quá bán bằng chỉ báo CCI

CCI được dùng để xác định điểm quá mua và quá bán trong trường hợp các thị trường bị giới hạn phạm vi (phù hợp với những nhà đầu tư giao dịch theo chiến lược giao dịch theo breakout).

Công thức tính CCI đơn giản

Cách sử dụng chỉ báo CCI trong việc xác định điểm quá mua và quá bán

Như đã nêu trên, khi giá trị của CCI > 100 tạo ra vùng quá mua và giá trị CCI < -100 sẽ tạo vùng quá bán. Đối với cổ phiếu, CCI là một chỉ báo không giới hạn, nên nó có thể tăng cao hơn hoặc thấp hơn các mức thông thường bạn đã cài đặt. Vùng quá mua rõ rệt khi CCI gần mức +200 và quá bán khi CCI gần mức -150.

Mỗi loại hàng hoá khác nhau sẽ có vùng quá mua và quá bán khác nhau, có thể là CCI lên gần +325 hoặc -325. Do vậy, mức quá mua và quá bán sẽ được xác định riêng theo từng tài sản, bằng cách xem xét các mức CCI “cực đoan” trong lịch sử ở nơi giá đảo ngược.

VII. Cách giao dịch với CCI hiệu quả

1. Giao dịch tại vùng điều chỉnh của xu hướng

Nhà đầu tư cần xác định được xu hướng giá thị trường, nên đặt lệnh BUY (Mua) trong xu hướng tăng mạnh và lệnh SELL (Bán) trong xu hướng giảm mạnh.

Giao dịch ở thời điểm có những điều chỉnh của đường xu hướng

Đối với lệnh Mua (BUY): Ở các đoạn điều chỉnh giảm của xu hướng tăng, nhà đầu tư tìm điểm vào lệnh BUY, tín hiệu ở đây là khi chỉ báo CCI vượt lên đường +100. Điểm vào lệnh tại cây nến xanh trùng với vùng quá bán của chỉ số CCI, điểm cắt lỗ là bên dưới đáy điều chỉnh và điểm chốt lời khi CCI chạm vào đường +200.

Đối với lệnh Bán (SELL): Ở các đoạn điều chỉnh tăng của xu hướng giảm, nhà đầu tư tìm điểm vào lệnh SELL, tín hiệu là khi chỉ báo CCI vượt qua đường -100. Điểm vào lệnh dựa trên hình thái nến giảm ở vùng tín hiệu, điểm cắt lỗ ngay trên vùng đỉnh điều chỉnh mà giá vừa tạo ra, còn chốt lời khi CCI đi vào vùng -200.

2. Giao dịch khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ

Đối với lệnh BUY: Khi xu hướng giá đang giảm nhưng có dấu hiệu suy yếu,  tín hiệu phân kỳ tăng xuất hiện, đỉnh/đáy giá sau thấp hơn đỉnh/đáy giá trước, nhưng đỉnh/đáy CCI sau lại cao hơn đỉnh/đáy CCI trước có nghĩa là thị trường sắp đảo chiều giảm sang tăng, người giao dịch vào lệnh Mua để đón đầu xu hướng tăng tại cây nến xanh xác nhận đà tăng giá khi phân kỳ tăng xuất hiện.

Đối với lệnh SELL: ngược với lệnh Mua, xu hướng giá đang tăng nhưng có dấu hiệu suy yếu, đỉnh/đáy giá sau cao hơn đỉnh/đáy giá trước, đỉnh/đáy CCI sau thấp hơn đỉnh/đáy CCI trước, xu hướng chuẩn bị đảo chiều từ tăng sang giảm thì người giao dịch nên vào lệnh Bán để kiếm về lợi nhuận.

Sử dụng chỉ báo CCI khi có tín hiệu phân kỳ

3. Giao dịch khi thị trường đi ngang

Sử dụng chỉ báo CCI, nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch hiệu quả khi thị trường đi ngang (sideway) - đây chính là điểm đặc biệt của chỉ báo này. Khi giá di chuyển vào vùng quá bán (tức là giá trị CCI nhỏ hơn -100) đồng thời trùng với ngưỡng hỗ trợ, đây chính là lúc vào lệnh BUY. Khi giá di chuyển vào vùng quá mua (giá trị CCI lớn hơn +100), đồng thời trùng với ngưỡng kháng cự thì đây chính là thời điểm vào lệnh SELL.

Tuy nhiên CCI vẫn tồn tại những điểm yếu như sau:

CCI không bị ràng buộc theo một mức cố định nào nên đôi khi các mức quá mua, quá bán này mang đầy tính chủ quá, chủ yếu còn tuỳ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của nhà đầu tư.

Tiếp nữa là CCI có độ trễ nhất định, đôi khi thông tin bị chậm, nhưng giá đã bỏ xa những gì chỉ báo hiển thị.

Mặc dù có nhiều ưu việt trong việc xác định xu hướng giá tăng giảm, xác định vùng quá mua quá bán và phân kỳ hội tụ, nhưng chỉ báo CCI vẫn cần sử dụng kết hợp với hành vi giá cùng các phương pháp phân tích kỹ thuật khác để đạt hiệu quả tốt nhất. Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây

Loading...

Đọc thêm