Chiến lược giao dịch trong thị trường bò và gấu

Chiến lược giao dịch trong thị trường bò và gấu

Nếu chọn lựa được những chiến lược giao dịch phù hợp thì dù là trong thị trường bò hay thị trường gấu, nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được tiền từ thị trường.

Thị trường tiền mã hóa có biến động vô cùng lớn và được biết đến là một kênh đầu tư “high risk high return”. Những nhà đầu tư mới tham gia thị trường thường trong tình trạng nghi ngờ và sợ hãi khi đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, thực tế, nếu chịu khó theo dõi diễn biến của thị trường và xây dựng nền tảng kiến thức sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra chiến lược giao dịch đúng đắn và hiệu quả cao dù là thị trường tăng giá hay giảm giá. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về thị trường tăng giá (Bullish market) và thị trường giảm giá (Bearish market) cũng như những chiến lược giao dịch phù hợp cho mỗi giai đoạn cụ thể của thị trường.

Thị trường tiền mã hóa có biến động vô cùng lớn và được biết đến là một kênh đầu tư “high risk high return”. Những nhà đầu tư mới tham gia thị trường thường trong tình trạng nghi ngờ và sợ hãi khi đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, thực tế, nếu chịu khó theo dõi diễn biến của thị trường và xây dựng nền tảng kiến thức sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra chiến lược giao dịch đúng đắn và hiệu quả cao dù là thị trường tăng giá hay giảm giá. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về thị trường tăng giá (Bullish market) và thị trường giảm giá (Bearish market) cũng như những chiến lược giao dịch phù hợp cho mỗi giai đoạn cụ thể của thị trường.

Thị trường tăng giá (Bullish market)

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quát về thị trường tăng giá từ khái niệm cơ bản, đặc điểm và dấu hiệu kết thúc của thị trường.

Bullish market là gì?

Bullish market hay còn có nhiều tên gọi khác như thị trường uptrend, thị trường Bull run, hiểu một cách đơn giản là chỉ thị trường đang ở trạng thái tăng giá. Giai đoạn Bull run chính là một khoảng thời gian mà phần lớn các nhà đầu tư thực hiện lệnh mua vào, cầu lớn hơn cung, giá bị đẩy lên và niềm tin thị trường tăng giá cũng giữ ở mức cao. Nếu trong một giai đoạn của thị trường mà giá có chiều hướng tăng một cách nhanh chóng, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy phần lớn các nhà đầu tư đang lạc quan về việc giá sẽ tăng hơn nữa và rất có thể là bạn đang chứng kiến sự khởi đầu của một thị trường Bullish.


Thị trường được chia làm 2 phe đó là phe bò và phe gấu. Phe bò là những nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tăng theo thời gian và ngược lại với phe gấu. Khi niềm tin của một phe nào chiếm ưu thế trên thị trường sẽ đẩy giá theo chiều hướng đó. Điều này được lý giải lý do vì sao giá của một đồng tiền mã hóa sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi niềm tin của đám đông vào tài sản đó. Tâm lý thị trường chính là thước đo giúp nhà đầu tư xây dựng các chiến lược đầu tư trong một giai đoạn của thị trường.

Đặc điểm của Bullish market

Thị trường tăng giá có một số đặc điểm mà bạn dễ dàng nhận thấy trên biểu đồ giá cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng.

  • Giá liên tục tăng mạnh, tạo các cấu trúc đỉnh/đáy mới cao hơn đỉnh/đáy cũ.
  • Niềm tin tăng giá trên thị trường cao, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia phe bò để tiếp tục đẩy giá lên cao.
  • Tin tức trên thị trường có chiều hướng tích cực, ủng hộ đà tăng giá.

Dấu hiệu kết thúc của Bullish market

Ngay cả trong một thị trường tăng giá sẽ có những biến động, giảm và điều chỉnh trong suốt quá trình. Nhiều nhà đầu tư dễ dàng hiểu sai các chuyển động giảm giá ngắn hạn là sự kết thúc của một thị trường tăng giá. Đây là lý do tại sao việc quan trọng nhất là phải nhận diện chính xác dấu hiệu kết thúc xu hướng uptrend, đảo chiều xu hướng sang downtrend để điều chỉnh chiến lược giao dịch cho phù hợp và đâu là các đợt giảm điều chỉnh tạo đáy.

Lịch sử đã chỉ ra rằng thị trường tăng giá không tồn tại mãi mãi và sẽ kết thúc vào một thời điểm nào đó. Dưới đây là một số dấu hiệu báo hiệu thị trường Bull market có thể chuẩn bị kết thúc.

  • Hành động giá bất thường: Giá tăng quá cao nhanh và mạnh đồng thời xuất hiện các đợt giảm điều chỉnh mạnh hoặc sideway phá vỡ cấu trúc của uptrend.
  • Tín hiệu giảm: Khi xuất hiện các cây nến giảm dài và mạnh khiến nhà đầu tư lo sợ giảm giá và chốt lời. Điều này cũng là yếu tố xúc tác giúp quá trình uptrend kết thúc để downtrend bắt đầu.
  • Tin tức xấu bất ngờ xuất hiện và không thể lường trước liên quan đến các vấn đề chính trị – kinh tế.

Thị trường giảm giá (Bearish market)

  • Thị trường giảm giá là gì? Giai đoạn này có đặc điểm gì và khi nào sẽ kết thúc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về Bearish market ở phần dưới.
  • Bearish market là gì?
  • Thị trường gấu hay Bearish market chỉ trạng thái của thị trường giảm giá. Đối với các nhà đầu tư, thị trường Bearish dài hạn cho thấy tâm lý vô cùng bi quan, họ không còn niềm tin vào tiềm năng của coin/token hoặc dự án đó trong tương lai. Sự bi quan này khiến nhu cầu bán ra cao hơn nhu cầu mua vào, cung lớn hơn cầu, khiến giá tiếp tục giảm sâu.

Đặc điểm của Bearish market

Đây là một số đặc điểm về thị trường Bearish giúp nhà đầu tư dễ dàng nhận diện trên biểu đồ giá.

  • Giá giảm tạo đỉnh/đáy mới thấp hơn đỉnh/đáy trước đó.
  • Xen kẽ có đợt giá giảm mạnh là các đợt tăng điều chỉnh, tuy nhiên không phá vỡ cấu trúc đỉnh đáy của xu hướng downtrend.
  • Lực giảm mạnh hơn lực tăng trong các đợt tăng điều chỉnh giá.
  • Tin tức tiêu cực xuất hiện dày đặc trên thị trường và truyền thông cũng đưa tin với tần suất cao hơn.
  • Tâm lý nhà đầu tư bi quan, nhu cầu bán ra cao hơn, cung lớn hơn cầu.

Dấu hiệu kết thúc của Bearish market

Có thể nói khá khó dự đoán khi nào thị trường Bearish market kết thúc và đâu là mức giá đáy. Bởi vì thị trường chuyển hướng từ Bearish market sang Bullish market thường là một quá trình chậm và chịu tác động của nhiều yếu tố bên ngoài như tăng trưởng kinh tế, tâm lý nhà đầu tư và tin tức hoặc sự kiện thế giới. Nhà đầu tư có thể tham khảo một số dấu hiệu sau, cung cấp tín hiệu kết thúc của thị trường Bearish market.

  • Tin tức tiêu cực vẫn phủ sóng truyền thông nhưng đã có một số tin tích cực.
  • Xuất hiện một số đợt tăng điều chỉnh phá vỡ cấu trúc downtrend.
  • Các đợt sideway kéo dài khiến nhà đầu tư mệt mỏi nhưng là cơ hội cá mập gom hàng.
  • Xác nhận phá vỡ kháng cự cuối cùng, quan trọng và gần nhất của xu hướng downtrend, xác nhận tăng giá.

Khi thị trường Bearish dài hạn, nhiều nhà đầu tư bi quan chán nản nhưng giai đoạn này cũng có thể giúp nhà đầu tư mua coin/token với mức giá vô cùng hợp lý. Xét cho cùng, nếu chiến lược đầu tư của bạn dài hạn hơn, việc mua trong thị trường giá xuống có thể mang lại lợi nhuận khi chu kỳ thị trường đảo ngược từ giảm sang tăng.

Các chiến lược giao dịch trong thị trường bò và gấu

Chúng ta đều biết khi thị trường bước vào giai đoạn uptrend, một trong những chiến lược đầu tư phổ biến nhất được áp dụng là mua vào càng sớm càng tốt trong thời kỳ tăng giá và bán ra khi giá của đồng tiền mã hóa đạt đến đỉnh. Đặc biệt, trong giai đoạn này bất kỳ khoản lỗ nào phát sinh trong thời kỳ tăng giá đều chỉ là tạm thời và trong dài hạn nhà đầu tư chắc chắn sẽ kiếm được lợi nhuận. Trong khi đó, ở thời điểm thị trường giảm giá chúng ta phải áp dụng những chiến lược hoàn toàn khác. Hãy cùng phân tích tìm hiểu chi tiết các chiến lược giao dịch trong thị trường bò và thị trường gấu.

Chiến lược “Buy and Hold”

“Buy and Hold” là chiến lược phổ biến nhất trong giai đoạn thị trường tăng giá. Lúc này, nhà đầu tư sẽ mua và giữ tiền mã hóa trong suốt đợt tăng giá, chờ đợi giá càng cao càng tốt và chỉ bán ra khi giá khi chạm ngưỡng giá kỳ vọng. Tuy nhiên, có một lưu ý tối quan trọng mà nhà đầu tư cần nhớ đó là tránh bị hội chứng “FOMO (sợ bị bỏ lỡ)” trong thị trường tăng giá và thực hiện lệnh mua ở mức giá quá cao. Về cơ bản nhà đầu tư nên hành động theo kế hoạch đã chuẩn thay vì đuổi theo mức giá của một đồng tiền mã hóa nào đang trong đà uptrend.

Chiến lược “Buy the Dip”
Một trong những thuật ngữ phổ biến nhất được nghe trong thời kỳ thị trường giảm giá được gọi là “Buy the Dip”. Vậy chiến lược này là gì? Khi thị trường downtrend giảm giá mạnh, nhà đầu tư thực hiện các đợt mua hàng theo nguồn vốn đã chia sẵn. Khi mỗi đợt giảm giá xảy ra, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục bổ sung vào vị thế của họ thay vì cố gắng tính đến thời điểm giá thấp nhất để mua vào bằng tất cả vốn. Bằng cách này, các nhà đầu tư sẽ không bỏ lỡ cơ hội và có thể mua được đồng coin/ token của dự án với mức giá khá rẻ và chỉ cần chờ đợi thời điểm phù hợp để bán ra.

Chiến lược bán khống

Một chiến lược đầu tư khác thường được những nhà giao dịch kinh nghiệm áp dụng khi thị trường downtrend đó là “bán khống”. Bán khống xảy ra khi các trader thực hiện lệnh bán các loại tiền mã hóa đã vay ở mức giá cao để chốt lợi nhuận và sẽ mua lại khi giá giảm xuống mức thấp mới. Chiến lược này hoàn toàn không phù hợp với những nhà đầu tư ít kiến thức và ít kinh nghiệm. Chiến lược “bán khống” được đánh giá có rủi ro cao hơn 2 chiến lược chúng tôi đã chia sẻ bên trên do trader không thể dự đoán chính xác rằng thị trường sẽ tiếp tục giảm hay quay xe tăng giá khiến giao dịch thực hiện bị thua lỗ.

Kết luận

Thị trường tiền mã hóa tăng giá hay giảm giá đều có các chiến lược giao dịch phù hợp để giúp nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên để áp dụng thành công những chiến lược này, nhà đầu tư cần phải hiểu đặc điểm của giai đoạn thị trường đang diễn ra, chiến lược giao dịch, chi tiết các dự án coin/token. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ tìm được chiến lược giao dịch tiềm năng và phù hợp với tiêu chí của bản thân trong các giai đoạn khác nhau của thị trường.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...

Đọc thêm