Dấu hiệu nhận biết sự phá vỡ - phá vỡ thất bại vùng giằng co (Phần 1)

Dấu hiệu nhận biết sự phá vỡ - phá vỡ thất bại vùng giằng co (Phần 1)

1.Sự phá vỡ
Như hình trên tôi đã nói đến sự phá vỡ và kết thúc vùng giằng co. Nếu nó phá vỡ lên trên vùng giằng co thì nó là một nến phá vỡ tăng, ngược lại khi phá vỡ xuống dưới thì là một cây nến phá vỡ giảm.

2. Sự phá vỡ thất bại
Sự phá vỡ thất bại yêu cầu phải diễn ra ngay lập tức. Đó là điều kiện tối thiểu để chúng ta m kiếm cơ hội giao dịch. Một sự phá vỡ thất bại tốt sẽ diễn ra ngay lập tức. Tuy nhiên phải nói rõ ở đây đó là sự phá vỡ vùng giằng co thất bại mà ta học ở đây phải diễn ra trong hai cây nến. Vì sao như thế? Trước đây một số kiến thức ta học về phá vỡ thất bại ở đỉnh, đáy, trendline và nhiều ngưỡng hỗ trợ, kháng cự khác thì thường là thể hiện trong một nến mà thôi. Giả sử phá vỡ đường trendline tăng, khi cây nến đang trong quá trình hình thành đã phá vỡ được xuống dưới đường trendline nhưng khi kết thúc, giá đóng cửa ở trên đường trendline và đồng thời tạo ra một bóng nến dưới dài thì ta gọi đó là phá vỡ đường trendline thất bại.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Trong hình trên ta có thể thấy được một sự kháng cự mạnh của đường trendline và theo lẽ thông thường rất dễ để liên tưởng đến một sự phá vỡ thất bại. Thế nhưng khung thời gian ở hình trên là H1, vậy nếu là khung thời gian thấp hơn, ví dụ M30 chẳng hạn, thì tại nơi bóng nến dài phá vỡ thất bại đó liệu có cây nến đóng cửa dưới đường trendline hay không, chúng ta hãy xem.

1.Đây là vị trí xuất hiện bóng nến dài phá vỡ đường trendline thất bại.
2. Cây nến giảm mạnh đã đóng cửa dưới đường trendline. Như vậy nếu chúng ta chỉ dựa vào giá đóng cửa của cây nến để xem xét việc phá vỡ thành công hay thất bại thì rõ ràng ở trường hợp này chúng ta sẽ coi là một sự phá vỡ thành công.
3. Tuy nhiên ngay sau cây nến giảm mạnh thì lập tức xuất hiện một cây nến đảo chiều tăng mạnh, và đó là lý do vì sao trên khung H1 xuất hiện một nến có đuôi dưới dài.
Như vậy để xác định một sự phá vỡ thất bại ta hoàn toàn có thể dựa vào cả hai trường hợp nêu trên để phân ch. Tuy nhiên, để xác định sự phá vỡ vùng giằng co thất bại có thể dùng được cả hai trường hợp đó không? Câu trả lời là không thể. Tại sao? Theo như quy tắc xác định vùng giằng co là cây nến sau có thân nằm trong vùng giá của cây nến trước thì vùng giằng co vẫn tồn tại. Như vậy nếu xác định sự phá vỡ thất bại như trường hợp ở hình H1 không thể được.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây.

Loading...

Đọc thêm