Dấu hiệu nhận biết sự phá vỡ - phá vỡ thất bại vùng giằng co (Phần 2)
1. Nếu như xác định phá vỡ thất bại như trường hợp 1 thì đa phần các cây nến trong vùng giằng co (có thân nằm trong vùng giá cây nến trước) lại đều trở thành nến phá vỡ thất bại. Như vậy, nếu ta giao dịch với những nến mà được cho là phá vỡ thất bại như này thì chúng ta thua liên tiếp.
2. Cây nến phá vỡ thành công theo cách 1. Nếu như ta xác định sự phá vỡ thất bại theo trường hợp 2 thì mọi chuyện lại khác hoàn toàn.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
1. Với quy tắc xác định vùng giằng co thì các cây nến phá vỡ thất bại trong trường hợp 1 đều trở thành các cây nến thuộc vùng giằng co.
2. Vùng đánh dấu 2 cây nến ngược chiều nhau xác nhận sự phá vỡ thất bại. Trong đó cây nến đầu ên là phá vỡ thành công cây nến sau xác nhận sự thất bại.
3. Ta đặt lệnh chờ bán ở cây nến xác nhận thất bại và đã ăn đậm.
Như vậy để giao dịch với setup phá vỡ vùng giằng co thất bại thì chúng ta chỉ có thể sử dụng trường hợp 2 trong việc xác định sự phá vỡ thất bại. Chúng ta cũng nên hiểu rằng không phải sự phá vỡ thất bại nào cũng đẹp và mạnh cả. Tôi chia sự phá vỡ thất bại ra làm 3 mức độ: Mạnh, trung bình và yếu.
- Sự phá vỡ thất bại được cho là mạnh khi cây nến sau có thân lớn hơn hoặc bằng thân cây nến trước.
- Sự phá vỡ thất bại được cho là trung bình khi cây nến sau có thân lớn hơn 50% thân cây nến trước.
- Sự phá vỡ thất bại được cho là yếu khi cây nến sau có thân bé hơn 50% thân cây nến trước
Trong giao dịch thực tế độ mạnh yếu của sự phá vỡ thất bại chỉ là một phần nhỏ tác động đến chất lượng lệnh giao dịch. Muốn giao dịch thành công thì chúng ta cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nữa, vì thế những sự phá vỡ thất bại yếu không có nghĩa là không nên giao dịch và ngược lại những sự phá vỡ thất bại mạnh không có nghĩa rằng luôn luôn giao dịch.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây.