Dầu tăng lên gần 95 USD/thùng trước triển vọng nguồn cung khan hiếm
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 64 xu lên 94.57 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.24 USD lên 92.02 USD/thùng.
Dầu tăng lên gần 95 USD/thùng trước triển vọng nguồn cung khan hiếm
Giá dầu tăng vào ngày thứ Hai (18/09) sau khi dao động quanh mốc 95 USD/thùng vào đầu phiên, do kỳ vọng về thâm hụt nguồn cung xuất phát từ việc gia hạn cắt giảm sản lượng của Ả-rập Xê-út và Nga cũng như sản lượng dầu đá phiến thấp đã lấn át lo ngại về nhu cầu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 64 xu lên 94.57 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.24 USD lên 92.02 USD/thùng.
Ả-rập Xê-út và Nga vào tháng này đã gia hạn cắt giảm nguồn cung tổng cộng 1.3 triệu thùng/ngày đến cuối năm nay.
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong một báo cáo định kỳ hàng tháng rằng sản lượng dầu của Mỹ từ các khu vực sản xuất dầu đá phiên cũng dự kiến giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 10 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023.
Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, vào ngày thứ Hai đã lên tiếng bảo vệ động thái cắt giảm của OPEC+ đối với nguồn cung thị trường dầu, nói rằng thị trường năng lượng quốc tế cần có quy định nhẹ tay để hạn chế biến động, đồng thời cảnh báo về sự bất định nhu cầu của Trung Quốc, tăng trưởng ở châu Âu và động thái của các ngân hàng trung ương để đối phó lạm phát.
Hợp đồng dầu Brent và dầu WTI đã tăng 3 tuần liên tiếp để chạm mức cao nhất kể từ tháng 11/2022 và trên đà ghi nhận quý tăng mạnh nhất kể từ cuộc xung đột Nga – Ukraine vào quý 1/2022.
Hợp đồng dầu Brent đang giao dịch trong vùng quá mua (overbought) phiên thứ 7 liên tiếp, còn dầu WTI giao dịch ở vùng quá mua phiên thứ 5 liên tiếp.
Bên cạnh đó, thị trường cũng đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời.
Các chuyên gia phân tích của ANZ cho biết việc cắt giảm sản lượng của Ả-rập Xê-út và Nga có thể dẫn đến thâm hụt 2 triệu thùng/ngày trong quý 4, và việc sụt giảm dự trữ dầu có thể khiến thị trường phải đối mặt với giá cả leo cao hơn nữa vào năm 2024.
Trung Quốc là một vấn dề rủi ro chính vì tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp sau đại dịch, mặc dù lượng dầu nhập khẩu vẫn ở mức cao.
Mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào các ngân hàng trung ương trong tuần này, bao gồm quyết định lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Tham khảo chiến lược đầu tư hiệu quả bền vững tại Giao Lộ Đầu Tư
Tham gia cộng đồng Zalo Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày
Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại Telegram: Giao Lộ Đầu Tư
An Trần (theo CNBC)