FED là gì? Cơ cấu, vai trò, sự tác động của FED đến nền kinh tế

Tham gia vào thị trường tài chính, chắc hẳn nhà đầu tư không còn quá xa lạ trước những biến động bất ngờ của thị trường khi “FED ra tin”. Vậy FED là gì? FED có vai trò và nhiệm vụ gì trên thị trường tài chính?

FED là gì? Cơ cấu, vai trò, sự tác động của FED đến nền kinh tế

FED là gì?

FED (Federal Reserve System) hay còn gọi là Cục dự trữ Liên Bang. Chính là Ngân hàng Trung ương Mỹ, được thành lập từ ngày 23/12/1913. FED hoạt động theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act”. Được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson nhằm duy trì chính sách tiền tệ ổn định, linh hoạt và an toàn cho nước Mỹ.

Cơ cấu hệ thống Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ FED

Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED bao gồm một số cơ sở tài chính quan trọng của Nhà nước và cả tư nhân. Cơ cấu FED bao gồm các thành phần chính sau đây:

  • Hội đồng Thống đốc: bao gồm 7 thành viên, do Tổng thống Hoa Kỳ chỉ định. Được Thương viện thông qua, nhiệm kỳ kéo dài 14 năm. Đây cũng chính là thành viên đưa ra những quyết định quan trọng về các chính sách tiền tệ.
  • Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC): bao gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh. FOMC có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ diễn ra trên thị trường mở liên bang.
  • Các ngân hàng của FED: gồm 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực, được đặt tại các thành phố lớn. Lần lượt là New York, Boston, Chicago, St. Louis, Philadelphia, Cleveland, Atlanta, Richmond, San Francisco, Kansas City, Dallas, Minneapolis - thành viên này có trách nhiệm đảm nhiệm toàn bộ các nhiệm vụ còn lại của FED.
  • Các ngân hàng thành viên.

Vai trò và nhiệm vụ của tổ chức FED là gì?

Vai trò của tổ chức FED

3 vai trò chính của Cục dự trữ Liên Bang FED:

  • FED hoạt động hoàn toàn độc lập và không bị phụ thuộc hay tác động bởi các chính sách của chính phủ Hoa Kỳ.
  • Bên cạnh đó, FED có vai trò quan trọng trong việc hoạch định, điều chỉnh chính sách tiền tệ do FED là tổ chức duy nhất trên thế giới được phép in tiền đô la Mỹ (USD).
  • Bất kể quyết định nghiệp vụ nào gây thay đổi về lãi suất, lượng cung tiền tệ từ FED đều tác động trực tiếp đến thị trường toàn cầu và các nhà đầu tư. Do vậy, FED có vai trò thực thi những chính sách trên nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của kinh tế Hoa Kỳ.

Nhiệm vụ của tổ chức FED

Cấu trúc của FED đã thay đổi theo thời gian. Kéo theo đó nhiệm vụ của các tổ chức cũng được mở rộng. Cụ thể, vai trò chính sách tiền tệ của FED đã nêu rõ trong Đạo luật Dự trữ Liên bang (được sửa đổi năm 1977). Quy định các nhiệm vụ chính gồm:

  • Duy trì ổn định cho nền kinh tế, bình ổn giá các sản phẩm dịch vụ. Nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
  • Kiểm soát rủi ro hệ thống có khả năng phát sinh trên thị trường tài chính.
  • Thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân Hoa Kỳ. Giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đảm bảo ổn định giá cả và đưa ra những quyết sách điều chỉnh lãi suất cho phù hợp.
  • Giám sát các tổ chức ngân hàng. Đồng thời đảm bảo hệ thống an toàn tài chính và quyền tín dụng của người dân một cách vững vàng.
  • Đóng vai trò then chốt trong việc vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
  • Cung cấp dịch vụ tài chính cho các tổ chức chính thức nước ngoài. FED đảm nhận công việc chi trả trong vận hành hệ thống toàn quốc gia.
  • Tổ chức các hoạt động quản lý, kiểm soát tài sản có giá trị và chính phủ Hoa Kỳ.

FED tăng lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến thị trường?

Đối với nền kinh tế thế giới:

  • Thứ nhất, về ngắn hạn, việc điều chỉnh FED tăng lãi suất sẽ tác động tiêu cực đến đà phục hồi của nền kinh tế.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng biến động lãi suất trái phiếu của Mỹ có xu hướng hội tụ đối với kỳ hạn 2,3 và 5 năm. Đây được xem như dấu hiệu cho thấy khả năng kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong thời gian tới.

Hiện tại thông điệp mức tăng 75 điểm là mức tăng bất thường. Cục dự trữ Liên bang cho rằng động thái tương tự có thể không được thực hiện thêm nhiều lần nữa. Điều này chứng tỏ sự lo ngại về nguy cơ đình lạm của FED trước nền kinh tế.

  • Thứ hai, lãi suất FED tăng sẽ khiến chi phí vốn và chi phí trả nợ của các hộ gia đình, doanh nghiệp tăng cao, kinh tế Mỹ trì trệ.

Tuy nhiên, khi lạm phát được kiểm soát, tỷ lệ thất nghiệp giảm thì mức tăng sẽ ổn định hơn. Hoặc FED sẽ phải tiếp tục thu hẹp chính sách tiền tệ của mình trước những biến động nghiêm trọng. Điển hình như: căng thẳng chính trị Nga - Ukraine; chính sách Zero Covid gây đứt gãy; gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu;..

  • Thứ ba, lãi suất FED tăng sẽ khiến thị trường tài chính biến động, trong đó có tình trạng dịch chuyển vốn đầu tư gián tiếp.
  • Thứ tư, FED điều chỉnh lãi suất tăng khiến tỷ giá USD so với các đồng nội tệ đều tăng.

Đối với nền kinh tế Việt Nam

So với phạm vi thế giới, FED điều chỉnh tăng lãi suất tại Việt Nam sẽ gây ra các tác động rõ rệt hơn. Nhưng lại ở mức độ ít hơn so với các quốc gia mới nổi hay các nước phát triển khác. Cụ thể:

  • Thứ nhất, FED tăng lãi suất khiến hoạt động thương mại của Việt nam có thể tăng chậm lại. Trong khi sự phục hồi của kinh tế toàn cầu suy giảm.
  • Thứ hai, việc FED điều chỉnh tăng lãi suất sẽ tác động đối với dòng vốn đầu tư. Đặc biệt là việc đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Điều này đã xảy ra vào năm 2021 và năm 2022 trên thị trường chứng khoán. Mặc dù triển vọng kinh tế đang rất tích cực.

Tuy nhiên, dự báo xu thế không rõ ràng cũng sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đối với thị trường Việt Nam.

  • Thứ ba, việc FED điều chỉnh lãi suất tăng sẽ khiến mặt bằng lãi suất trong nước tăng lên.

Trong bối cảnh thanh khoản các tổ chức tín dụng bị thu hẹp, sức ép lạm phát tăng, chỉ số CPI tăng. Thì lãi suất huy động sẽ tăng kéo theo nhu cầu vay vốn tăng.

Các động thái tăng lãi suất của FED sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến những khoản nợ trả bằng USD. Nghĩa vụ vay nước ngoài của các doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể khi lãi suất và tỷ giá USD tăng lên.

  • Thứ tư, FED điều chỉnh lãi suất tăng sẽ khiến cho đồng USD lên giá hơn so với các đồng tiền khác, Trong đó có VND.

Nền kinh tế thị trường ra sao nếu FED hạ lãi suất?

Động thái cắt giảm lãi suất từ FED xảy ra nhằm bảo vệ nền kinh tế Hoa Kỳ khỏi nguy cơ nền kinh tế toàn cầu đang dần suy yếu.

  • Lợi ích:
  • Khi FED thực hiện cắt giảm lãi suất, mặt bằng lãi suất huy động bằng USD sẽ giảm. Góp phần làm giảm chi phí huy động vốn đối với doanh nghiệp và chính phủ khi huy động nguồn vốn quốc tế.
  • Khi FED cắt giảm lãi suất, đồng USD sẽ suy yếu. Hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ sẽ rẻ hơn. Trong khi xuất khẩu khiến các quốc gia khác thu về nhiều hơn.
  • Hạn chế:
  • FED hạ lãi suất thể hiện tình hình kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn. Điều này khiến cho nhu cầu thương mại suy giảm. Bao gồm mua bán hàng hoá, hoạt động đầu tư, du lịch,..
  • FED hạ lãi suất với mục đích bảo vệ kinh tế Mỹ. Do vậy động thái này sẽ gây khó khăn cho hầu hết các quốc gia khác. Hạn chế, thách thức sẽ nhiều hơn lợi ích thu được từ tác động này.

Q&A về FED

FED viết tắt của từ gì?

FED là viết tắt của Federal Reserve System). Hay còn gọi là Cục dự trữ Liên Bang, chính là Ngân hàng Trung ương Mỹ,

FED thuộc sở hữu của ai? Ai đứng đằng sau FED?

FED là một tổ chức hoàn toàn độc lập. Không bị phụ thuộc hay tác động bởi chính phủ Hoa Kỳ.

Lãi suất FED hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, FED đang triển khai đẩy mạnh việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Điều này cảnh báo nguy cơ gia tăng suy thoái kinh tế.

Cụ thể, FED họp đã điều chỉnh lãi suất tăng lên 0,75 điểm phần trăm tại phiên họp gần nhất. Mức tăng nhiều nhất kể từ năm 1994 để kiềm chế lạm phát xảy ra. Gần đây nhất, FED đã tăng thêm 1,5 điểm phần trăm lãi suất. Đưa lãi suất từ 1,5 lên 1,75%. Quyết định điều chỉnh lãi suất tăng lần thứ ba trong năm nay được đưa ra khi lạm phát ở Mỹ tăng đột biến vào tháng 5 và không có bất cứ dấu hiệu hạ nhiệt nào.

FED tăng lãi suất thì vàng tăng hay giảm?

Động thái tăng lãi suất của FED không có lợi cho giá vàng. Lãi suất điều chỉnh tăng khiến sức hấp dẫn của giá vàng giảm. Trong khi vàng được coi là một công cụ phòng ngừa lạm phát. Điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...

Đọc thêm

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ (USD) đang giảm trở lại mức ổn định vào thứ Tư sau khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ nhìn chung phù hợp với kỳ vọng. Không có ngoại lệ thực sự nào với Lạm phát tiêu đề hàng tháng đạt 0,3% trong khi biện pháp Lạm phát cốt lõi hàng tháng cũng tăng 0,3%.

By Giao Lộ Đầu Tư