Giá dầu Brent lao dốc hơn 10% trong năm giảm đầu tiên kể từ năm 2020

Giá dầu Brent lao dốc hơn 10% trong năm giảm đầu tiên kể từ năm 2020
Giá dầu Brent lao dốc hơn 10% trong năm giảm đầu tiên kể từ năm 2020

Giá dầu của Mỹ khép lại năm 2023 với mức giảm hơn 10%, khi các trader lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường vì nguồn sản lượng từ các quốc gia bên ngoài nhóm OPEC.

Khép phiên 29/12, hợp đồng dầu WTI giao tháng 2/2023 giảm 12 xu (tương đương 0.17%) xuống 71.65 USD/thùng. Dầu Brent giao tháng 3/2023 giảm 11 xu (tương đương 0.14%) xuống 77.04 USD/thùng.

Cả hai hợp đồng đều có năm giảm đầu tiên kể từ năm 2020, bất chấp tình trạng căng thẳng đang diễn ra ở Trung Đông. Giá dầu WTI giảm 10.73% trong năm 2023, còn dầu Brent sụt 10.32%.

Giá dầu tăng gần 3% trong ngày 26/12 vì lo ngại về căng thẳng ở Biển Đỏ. Tuy nhiên, giá dầu đã giảm trở lại trong 2 phiên sau đó khi các trader tập trung trở lại vào cung cầu trên thị trường.

Mỹ sản xuất dầu kỷ lục

Mỹ sản xuất dầu ở mức kỷ lục, bơm 13.3 triệu thùng/ngày trong tuần trước. Sản lượng cũng đạt kỷ lục ở Brazil và Guyana. Hoạt động sản xuất kỷ lục bên ngoài nhóm OPEC diễn ra ngay khi các nền kinh tế lớn chững lại, đáng chú ý nhất là Trung Quốc.

Trong khi đó, OPEC và các đồng minh cam kết giảm sản lượng 2.2 triệu thùng/ngày trong quý 1/2024, nhưng các trader không còn tự tin chính sách của OPEC sẽ góp phần giúp cung cầu cân bằng trở lại.

Hoạt động sản xuất bên ngoài OPEC, đáng chú ý nhất là Mỹ, được dự báo tăng mạnh hơn mức tăng của nhu cầu trong năm 2024, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo giảm một nửa xuống 1.1 triệu thùng/ngày trong năm 2024, trong khi sản lượng bên ngoài OPEC được dự báo tăng 1.2 triệu thùng/ngày.

Sự chuyển dịch nguồn cung dầu thô từ Trung Đông sang Mỹ và các quốc gia Đại Tây Dương khác đang “tác động sâu rộng đến hoạt động giao thương dầu toàn cầu”, IEA cho biết trong báo cáo tháng 12/2023.

Mỹ chiếm 2/3 mức tăng trưởng sản lượng bên ngoài OPEC trong năm 2023. Theo IEA, đây là một thách thức lớn và đòi hỏi các quốc gia Trung Đông phải nỗ lực để bảo vệ thị phần và thúc đẩy giá dầu.

OPEC dường như có ít dư địa để tiếp tục hành động, khi các đợt cắt giảm sản lượng không còn gây ảnh hưởng như trước. Brazil đồng ý phối hợp với OPEC, nhưng chưa rõ điều này có ý nghĩa gì với thị trường.

Trong tháng 12/2023, CEO Occidental Vicki Hollub chia sẻ sản lượng Mỹ năm nay đã chạm tới mức khiến cô kinh ngạc. Hollub gửi thông điệp cảnh báo tới ngành dầu Mỹ rằng: “Các nhà sản xuất Mỹ phải thận trọng trong việc bơm quá nhiều dầu vào thị trường”.

CEO Occidental và Morgan Stanley dự báo giá dầu WTI hồi phục vào năm 2024 lên mức trung bình 80 USD/thùng. Còn Wells Fargo dự báo WTI đạt mục trung bình 71.5 USD/thùng vào năm tới.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

- Chiến lược đầu tư hiệu quả bền vững của Giao Lộ Đầu Tư xem báo cáo qua Myfxbook

Vũ Hạo - Theo CNBC


Loading...

Đọc thêm

Đánh giá tuần Ripple: RLUSD có thể thúc đẩy nhu cầu về XRP, hoạt động chốt lời cao vẫn tiếp tục

Đánh giá tuần Ripple: RLUSD có thể thúc đẩy nhu cầu về XRP, hoạt động chốt lời cao vẫn tiếp tục

XRP của Ripple tăng 4% vào thứ sáu sau khi phục hồi sau đợt điều chỉnh mạnh trong tuần. Trong khi token dựa trên kiều hối này chứng kiến ​​sự sụt giảm trong các địa chỉ hoạt động hàng tuần và tăng hoạt động chốt lời, việc thiết lập lại tỷ lệ tài trợ gần đây có thể giúp thúc đẩy một đợt tăng giá mới.

By Giao Lộ Đầu Tư