Giới thiệu chiến lược sử dụng ứng dụng cao cấp của chỉ báo MACD

Giới thiệu chiến lược sử dụng ứng dụng cao cấp của chỉ báo MACD

Trong bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu cho anh em chiến lược dùng MACD nâng cao theo cách hoàn toàn mới, ứng dụng cao cấp ít người biết đến của chỉ báo này. Nó được khuyên áp dụng trên khung H4 hoặc daily nên rất thích hợp cho những swing trader.

Nhắc lại, MACD (Moving average convergence/ devergence) hay đường trung bình hội tụ phân kỳ là một chỉ báo dao động được phát triển bởi Gereal Appel, MACD được đánh giá là một trong những chỉ báo phổ biến và hiệu quả nhất.

Trước khi đi sâu vào phần chiến lược này anh em cần hiểu MACD là gì, và cách sử dụng MACD thông thường là như thế nào đã.

CĂN BẢN VỀ MACD (Đường trung bình hội tụ phân kỳ)


Cấu tạo MACD

Chỉ báo MACD hiển thị 3 yếu tố gồm: đường MACD, signal line, và histogram. Ví dụ lấy thông số mặc định (12,26,9) thì:

  • Đường MACD (hay còn gọi là đường MACD nhanh) chính là đường trung bình chênh lệnh của hai đường MA12 và MA26.
  • Đường signal line (hay đường MACD chậm) chính là đường MA9 của đường MACD.
  • Histogram chính là chênh lệch giữa hai đường này.

Cách sử dụng MACD truyền thống

MACD crossover – Giao cắt với đường MACD

Cách sử dụng MACD truyền thống đầu tiên chính là dùng các tín hiệu giao cắt giữa hai đường. Cụ thể, khi đường MACD nhanh cắt xuống dưới đường MACD chậm, nó báo hiệu giá quay đầu đi xuống và ngược lại nó báo hiệu khả năng giá quay đầu đi lên.

Với cách dùng đơn giản này trader sẽ phải đối mặt với vô vàn tín hiệu nhiễu, và nếu không có kỹ năng lọc tín hiệu, kết quả giao dịch của trader sẽ rất tệ.

Lời khuyên với cách dùng này đó là chúng ta phải xác định được xu hướng rõ ràng sau đó chờ đợi tín hiệu và chỉ vào lệnh theo xu hướng mà thôi.

MACD phân kỳ

Một ứng dụng phổ biến tiếp theo của MACD đó chính là tín hiệu phân kỳ, với ứng dụng này MACD đóng vai trò là một chỉ báo dẫn dắt. Về cơ bản: Phân kỳ tăng xảy ra khi mà giá thiết lập được mức thấp mới (đáy mới) nhưng ở chỉ báo MACD thì không.

Như trong ví dụ này, trader chờ đợi mua vào khi tín hiệu phân kỳ tăng đã hình thành và giá break đường kháng cự màu đỏ

Phân kỳ giảm xảy ra khi giá thiết lập được mức cao mới (đỉnh mới) nhưng ở chỉ báo MACD thì không.

Khi đã có tín hiệu phân kỳ giảm xuất hiện, trader chờ đợi giá phá đường hỗ trợ màu xanh và vào lệnh.

Cũng giống như tín hiệu giao cắt, tín hiệu phân kỳ cũng có rất nhiều false signal. Như trong ví dụ bên dưới, có thể quan sát được liên tiếp 4 tín hiệu phân kỳ giảm xuất hiện liên tiếp nhưng giá vẫn không ngừng đi lên vì xu hướng tăng vẫn còn đang rất mạnh.

Đến đây thì anh em đã nắm hoặc ôn lại kiến thức giao dịch với MACD truyền thống, hãy theo dõi phần tiếp theo để biết được chiến lược giao dịch với MACD theo cách hoàn toàn mới nhé!

Happy and safe trading.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm

Đánh giá tuần Ripple: RLUSD có thể thúc đẩy nhu cầu về XRP, hoạt động chốt lời cao vẫn tiếp tục

Đánh giá tuần Ripple: RLUSD có thể thúc đẩy nhu cầu về XRP, hoạt động chốt lời cao vẫn tiếp tục

XRP của Ripple tăng 4% vào thứ sáu sau khi phục hồi sau đợt điều chỉnh mạnh trong tuần. Trong khi token dựa trên kiều hối này chứng kiến ​​sự sụt giảm trong các địa chỉ hoạt động hàng tuần và tăng hoạt động chốt lời, việc thiết lập lại tỷ lệ tài trợ gần đây có thể giúp thúc đẩy một đợt tăng giá mới.

By Giao Lộ Đầu Tư