Giữa MACD và Stochastic, đâu mới là chỉ báo tốt nhất cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp?
Thực tế rất nhiều anh em trader trong chúng ta có giai đoạn tập trung đi tìm chỉ báo kỹ thuật tốt nhất để áp dụng vào việc giao dịch, quá trình này có thể tốn thời gian nhưng lại khá thú vị. Tuy nhiên nó lại phần nào giúp anh em trader hiểu hơn về các chỉ báo kỹ thuật trong việc giao dịch.
Thay vì các bạn tìm một cái gì đó mới thì tốt hơn hết là nên áp dụng những chỉ báo đã được kiểm chứng trong giao dịch. Và đối tượng của chúng ta trong bài viết này đó là 2 chỉ báo cực kỳ nổi tiếng, chỉ báo MACD và chỉ báo Stochastic.
Trong bài viết này chúng ta sẽ bỏ qua các công thức và phương pháp tính toán các chỉ báo mà đi sâu vào ứng dụng của 2 chỉ báo này trong việc giao dich, chúng ta sẽ tập trung vào sự khác biệt trong vai trò hay tín hiệu mà 2 chỉ báo này cung cấp cho trader.
Chỉ báo MACD
MACD – Moving Average Convergence divergence là chỉ báo động lượng đo lường sức mạnh của xu hướng. Thành phần chính đằng sau chỉ báo MACD đó là đường trung bình động, đặc biệt là đường ema. MACD kết hợp 2 đường ema 9 và 26 để hình thành nên chỉ báo.
Các bạn nhìn hình bên dưới là giao diện của chỉ báo MACD:
Đường MACD được kết hợp với đường ema 9 được gọi là đường tín hiệu. Tín hiệu giao cắt của đường MACD và đường tín hiệu cung cấp tín hiệu giao dịch cho trader. Trong đó nếu đường MACD cắt lên phía trên đường tín hiệu thì đó là tín hiệu mua và ngược lại nếu đường MACD cắt xuống bên dưới đường tín hiệu thể hiện tín hiệu bán.
Đường số 0 được xem như đường trung tâm của chỉ báo, nó cho chúng ta biết được hướng đi của động lượng, trong đó nếu chỉ báo có giá trị cao hơn 0 thể hiện thị trường đang có động lượng tăng giá mạnh và ngược lại nếu chỉ báo nằm bên dưới mức 0 thể hiện thị trường đang có động lượng giảm giá.
Một tính năng quan trọng khác của MACD đó là khả năng xác định sự phân kỳ trên thị trường. Vì sự phân kỳ cung cấp tín hiệu giao dịch sớm nên chỉ báo này được coi như là một chỉ báo hàng đầu về sự phân kỳ và hội tụ.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Chỉ báo Stochastic
Chỉ báo Stochastic là chỉ báo dao động giúp nhà giao dịch có thể xác định được các điểm đảo chiều xu hướng. Stochastic hoạt động trong khoảng từ 0 đến 100 và chúng ta có thể sử dụng chỉ báo Stochastic để xác định xem thị trường liệu có rơi vào tình trạng quá mua hoặc quá bán hay không.
Các bạn nhìn hình bên dưới là chỉ báo Stochastic:
Khi các bạn thấy chỉ báo Stochastic cao hơn mức 80 thể hiện tình trạng thị trường đang quá mua (các hình tròn màu xanh) và tương tự nếu như Stochastic có giá trị thấp hơn 20 tức là thị trường đang trong tình trạng quá bán (các hình tròn đỏ).
Khi thị trường trong tình trạng quá mua hoặc quá bán thì thường có khả năng thị trường sẽ đảo chiều.
Ngoài ra thì chỉ báo Stochastic còn có 2 đường là %K và %D. Sự giao cắt của 2 đường này sẽ kích hoạt tín hiệu giao dịch cho chúng ta đặc biệt là khi tín hiệu giao cắt này ở bên dưới mức 20 hoặc phía trên mức 80.
Khi các bạn thấy chỉ báo Stochastic cao hơn mức 80 thể hiện tình trạng thị trường đang quá mua (các hình tròn màu xanh) và tương tự nếu như Stochastic có giá trị thấp hơn 20 tức là thị trường đang trong tình trạng quá bán (các hình tròn đỏ).
Khi thị trường trong tình trạng quá mua hoặc quá bán thì thường có khả năng thị trường sẽ đảo chiều.
Ngoài ra thì chỉ báo Stochastic còn có 2 đường là %K và %D. Sự giao cắt của 2 đường này sẽ kích hoạt tín hiệu giao dịch cho chúng ta đặc biệt là khi tín hiệu giao cắt này ở bên dưới mức 20 hoặc phía trên mức 80.
Khi các bạn thấy chỉ báo Stochastic cao hơn mức 80 thể hiện tình trạng thị trường đang quá mua (các hình tròn màu xanh) và tương tự nếu như Stochastic có giá trị thấp hơn 20 tức là thị trường đang trong tình trạng quá bán (các hình tròn đỏ).
Khi thị trường trong tình trạng quá mua hoặc quá bán thì thường có khả năng thị trường sẽ đảo chiều.
Ngoài ra thì chỉ báo Stochastic còn có 2 đường là %K và %D. Sự giao cắt của 2 đường này sẽ kích hoạt tín hiệu giao dịch cho chúng ta đặc biệt là khi tín hiệu giao cắt này ở bên dưới mức 20 hoặc phía trên mức 80.
Đó là sơ lược về 2 chỉ báo Stochastic và MACD.
Sự khác nhau giữa 2 chỉ báo Stochastic và MACD
Khi các bạn đã nắm được vai trò của các chỉ báo này thì bây giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn về sự khác biệt giữa chúng để xác định xem chỉ báo nào mới thực sự là chỉ báo tốt nhất cho các nhà giao dịch.
Các bạn nhìn bảng bên dưới đây là so sánh về sự khác nhau của 2 chỉ báo:
Vậy thì…
Giữa MACD và Stochastic, đâu mới là chỉ báo tốt hơn?
Giải quyết câu hỏi quan trọng này sẽ giúp cho bạn rõ ràng hơn nhiều. Thực tế thì giữa 2 chỉ báo này chẳng có chỉ báo nào là thực sự tốt hơn hay dở hơn cả.
Trong một vài điều kiện thị trường nhất định mà mỗi chỉ báo sẽ tạo ra kết quả giao dịch tốt hơn.
MACD có những lợi thế riêng mà chỉ báo Stochastic không có được trong một điều kiện nhất định và ngược lại vì thế kết quả phụ thuộc vào cách thức bạn áp dụng 2 chỉ báo này trong việc giao dịch trên thị trường.
Stochastic không thể tạo ra tín hiệu giao dịch thường xuyên, tuy nhiên các tín hiệu giao dịch một khi xuất hiện lại có thể mang lại cho bạn tỷ lệ RR tốt với tỷ lệ thành công cao.
Ngược lại chỉ báo MACD có thể tạo nhiều cơ hội giao dịch trong điều kiện thị trường trường có xu hướng.
Và có một điểm chung của cả 2 chỉ báo này đó là trong điều kiện thị trường đi ngang thì cả 2 chỉ báo đều hoạt động không hiệu quả.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Áp dụng chỉ báo Stochastic và MACD ở đâu?
Như chúng ta thảo luận trước đó thì việc áp dụng chỉ báo MACD hay Stochastic phụ thuộc vào phong cách giao dịch của mỗi trader.
Đối với những trader giao dịch theo xu hướng thì chỉ báo phù hợp nhất là MACD, còn nếu như bạn đang tìm kiếm các tín hiệu đảo chiều thì chỉ báo Stochastic sẽ là chỉ báo tốt hơn.
Mẹo sử dụng chỉ báo MACD
- MACD là chỉ báo đi theo xu hướng và tạo ra các tín hiệu giao dịch theo xu hướng hiệu quả. Tín hiệu đảo chiều xu hướng xuất hiện thường dựa trên tín hiệu phân kỳ
- MACD không hoạt động tốt trong giai đoạn thị trường đi ngang hoặc không có xu hướng rõ ràng
- Các tín hiệu giao cắt trên chỉ báo này thường đi kèm theo độ trễ do mọi tính toán của chỉ báo này dựa trên đường trung bình động
- Nhà giao dịch nên xác nhận tín hiệu phân kỳ bằng cách sử dụng thêm hành động giá vì động lượng của thị trường chưa hoàn toàn cạn kệt, có những trường hợp giá thực hiện những nỗ lực bổ sung để vượt qua những đỉnh hoặc đáy trước đó đã thiết lập trước khi đảo chiều
Mẹo giao dịch chỉ báo Stochastic
- Vai trò chính của chỉ báo Stochastic là báo hiệu điều kiện quá mua hoặc quá bán của thị trường
- Tất cả sự giao cắt của đường %K và %D trong khoảng từ 20 đến 80 không có nhiều ý nghĩa cho việc giao dịch. Tuy nhiên nếu như 2 đường này giao cắt trong vùng dưới 20 hoặc trên 80 thì lại cung cấp tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ
- Sự giao cắt của 2 đường %K và %D ở mức quá mua hoặc quá bán không đảm bảo chúng ta có thể vào lệnh ngay lập tức mà nó chỉ gia tăng xác suất thị trường đảo chiều, cho nên muốn giao dịch thì nên có thêm các tín hiệu xác nhận khác bằng cách sử dụng thêm hành động giá hoặc tín hiệu từ chỉ báo khác trước khi tham gia thị trường
Nói tóm lại
Các chỉ báo MACD và Stochastic giúp các nhà giao dịch có được những tín hiệu theo các cách thức khác nhau và chúng cũng áp dụng vào trong những điều kiện thị trường khác nhau. Và chúng cũng giống như các chỉ báo kỹ thuật khác, chúng cũng có xu hướng tạo ra những tín hiệu nhiễu cho nên không có chỉ báo nào tốt hơn chỉ báo nào cả.
Việc của chúng ta là không nên quá phụ thuộc vào việc sử dụng chỉ báo, tốt nhất vẫn là nên học cách đọc được hành động giá và luôn có một chiến lược quản lý vốn vững chắc.
Mời anh em tham khảo bài viết nhé.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư