Học trade nghiêm túc. Bài 4 ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG (Phần 1)

Mỗi người thích hợp với việc sử dụng những loại MA khác nhau. Để tìm MA phù hợp với mình, cách duy nhất là bạn cần thử trên đồ thị và quan sát quá khứ.

Học trade nghiêm túc. Bài 4 ĐƯỜNG TRUNG BÌNH ĐỘNG (Phần 1)

1. Đường trung bình động là gì?

Đường trung bình động – moving average (ghi tắt là MA) – đơn giản là 1 cách để làm mượt giá theo thời gian. Đường trung bình động chính là mức giá trung bình của giá đóng cửa của một cặp tiền nào đó trong một khoảng thời gian “X” nào đó. Trên biểu đồ, nó sẽ được phản ánh như thế này:

Giống như những chỉ báo khác, chỉ báo đường trung bình được sử dụng để giúp chúng ta dự đoán giá tương lại. Bằng cách nhìn vào độ dốc của MA, bạn có thể xác định hướng đi của giá tốt hơn

Như đã nói, đường trung bình làm mượt hoạt động của giá

Có nhiều dạng đường trung bình khác nhau và mỗi loại lại có kiểu “làm mượt” của riêng mình.

Một cách tổng quan, đường trung bình càng mượt thì nó càng phản ứng chậm với giá hơn. Một đường trung bình nhiều biến động hơn thì nó sẽ phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của giá. Để làm cho đường trung bình mượt hơn, bạn cần lấy trị số trung bình của giá ở số kỳ thời gian nhiều hơn

Ở phần này, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn về 2 dạng đường trung bình chính:

1. Đường trung bình đơn giản – Simple moving average - SMA

2. Đường trung bình hàm mũ – Exponential moving average – EMA

Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính toán và điểm mạnh điểm yếu của chúng trong các phần tiếp theo

2. Đường trung bình động giản đơn - Simple Moving Average

Đây là loại trung bình động đơn giản nhất. Nó được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa của X phiên giao dịch rồi chia cho X.

Ví dụ, nếu bạn đặt 1 đường SMA 5 kỳ (SMA 5) lên biểu đồ khung thời gian 1 giờ, bạn cần phải cộng giá đóng cửa của 5 lần 1 giờ trước đó, rồi sau đó chia con số này cho 5. Như vậy là bạn đã tính trung bình được giá đóng cửa của 5 giờ. Cứ tiếp tục sau 1 giờ nữa (tức là bạn cứ cộng 5 lần 1 giờ gần nhất lại) và nối lại với nhau, bạn sẽ được đường trung bình

Ví dụ khác, nếu bạn muốn tìm đường trung bình động 5 kỳ (SMA 5) lên khung thời gian biểu đồ 10 phút, bạn cần cộng giá của 5 lần 10 phút của 50 phút trước lại rồi chia cho 5 là được.

Hầu hết các phần mềm giao dịch đã làm công việc tính toán này cho bạn rồi nên bạn cứ yên tâm. Việc giải thích ra như trên nhằm giúp bạn nắm rõ về cấu tạo để sử dụng cho tốt mà thôi. Hiểu rõ công cụ mình dùng hoạt động như thế nào sẽ giúp bạn tạo ra và cân chỉnh các phương pháp giao dịch khi thị trường thay đổi

Như hầu hết các công cụ chỉ báo – indicator – khác, MA cũng có tính trễ, bởi vì MA dùng để tính mức trung bình của giá trong quá khứ nên MA chỉ giúp bạn thấy hướng đi tổng quan của giai đoạn giá đã qua. Việc của bạn là nghiên cứu và phát hiện xem dữ liệu quá khứ này sẽ phản ánh điều gì về tương lai

Dưới đây là ví dụ về việc MA làm mượt giá như thế nà0

Trong biểu đồ nói trên, tôi đã đặt 3 đường SMA khác nhau lên biểu đồ 1H của USDCHF. Như bạn thấy, nếu SMA với số kỳ - period – càng lớn vì nó càng chậm hơn so với giá.

Chú ý rằng đường SMA 62 cách xa giá hơn so với đường SMA 30 và SMA 5

Điều này bởi vì SMA 62 đã cộng giá đóng cửa của 62 kỳ trước và chia cho 62. Số kỳ càng dài thì MA càng phản ứng chậm hơn so với giá

SMA trên biểu đồ này cho bạn thấy hướng tổng quan của thị trường tại thời điểm hiện tại. Như ở trên, chúng ta có thể thấy giá đang có xu hướng

Thay vì nhìn vào giá hiện tại của thị trường, MA cho chúng ta cái nhìn rộng hơn và chúng ta có thể đo được hướng đi tổng quan của giá trong tương lai. Với việc dùng SMA, chúng ta có thể nói rằng liệu giá đang có xu hướng tăng hoặc giảm hoặc đang đi ngang.

Một vấn đề với SMA là nó dễ bị xuyên qua bất ngờ. Khi điều này xảy ra, nó đem đến những tín hiệu mua/bán sai. Lúc xảy ra chúng ta cứ nghĩ rằng một xu hướng mới đã hình thành nhưng thực tế là chưa có gì thay đổi

Bài tới chúng ta sẽ học về các loại MA khác

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

3.      Exponential Moving Average - Trung bình động hàm mũ

Như đã nói trong bài trước, SMA dễ bị tác động bởi những đợt xuyên qua bất ngờ. Chúng ta hãy xem ví dụ bên dưới với SMA 5 trên biểu đồ ngày của EU

Giá đóng cửa của 5 ngày vừa qua như sau:

Ngày 1: 1.3172

Ngày 2: 1.3231

Ngày 3: 1.3164

Ngày 4: 1.3186

Ngày 5: 1.3293

Việc tính ra SMA – Đường trung bình động đơn giản – sẽ như sau:

(1.3172 + 1.3231 + 1.3164 + 1.3186 + 1.3293) / 5 = 1.3209

Giả sử rằng trong ngày thứ 2 chúng ta có 1 tin được công bố ra và khiến cho EU rớt mạnh về vùng 1.3000. Chúng ta hãy xem tác động của nó đến đường SMA 5 nói trên

Ngày 1: 1.3172

Ngày 2: 1.3000

Ngày 3: 1.3164

Ngày 4: 1.3186

Ngày 5: 1.3293

Đường SMA 5 sẽ được tính lại thành:

(1.3172 + 1.3000 + 1.3164 + 1.3186 + 1.3293) / 5 = 1.3163

Kết quả là giá trị đường SMA đã thấp hơn nhiều so với ban đầu và nó khiến chúng ta nghĩ rằng giá đã đổi chiều đi xuống nhưng trong thực tế thì Ngày 2 chẳng qua là do tin gây ra kết quả xấu mà thôi

Điều muốn nói ở đây là đôi khi đường SMA quá đơn giản và chưa giúp lọc hết những tín hiệu nhiễu. Vì vậy, chúng ta cần dùng đến Exponential Moving Average – Trung bình động hàm mũ – EMA

EMA sẽ đặt trọng số vào những kỳ gần nhất. Như ví dụ ở trên, EMA sẽ đặt trọng tâm vào giá ở các ngày gần hiện tại nhất là ngày 3, 4 và 5. Điều này có nghĩa rằng ngày 2 sẽ ít giá trị hơn và sẽ không có tác động lớn như khi tính toán SMA

Điều này có nghĩa là EMA chú tâm nhiều hơn đến những hành động giá gần hơn là những dữ liệu quá xa trong quá khứ
Hãy xem ví dụ trên biểu đồ 4H của USDJPY bên dưới để thấy sự khác biệt của SMA và EMA trên cùng 1 dữ liệu biểu đồ

Chú ý rằng đường màu đỏ ( EMA 30) dường như gần với giá hơn so với đường màu xanh (SMA 30). Điều này có nghĩa nó đại diện chính xác hơn về những biến động giá gần đây nhất. Đó là bởi vì EMA đặt trọng tâm vào những dữ liệu giá mới nhất. Khi giao dịch, điều quan trọng là chú ý đến những hành động giá tại thời điểm hiện tại hơn là điều mà nó đã thể hiện tuần trước hay tháng trước đó.

4.SMA so với EMA

Sau 2 bài học vừa qua, chắc hẳn bạn sẽ có sự so sánh rằng liệu SMA và EMA thì loại nào sẽ tốt hơn. Chúng ta hãy cùng xem xét

Trước tiên, hãy chú ý đến EMA. Nếu bạn cần một đường MA có thể nhanh chóng phản ứng với giá thì một đường EMA ngắn kỳ sẽ phù hợp nhất. Nó có thể giúp bạn bắt xu hướng nhanh chóngvà đem lại lợi nhuận cao. Sự thật là bạn càng bắt được xu hướng nhanh chóng thì bạn càng có thể đi cùng xu hướng đó lâu hơn và có nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của EMA là nhiều khi bạn sẽ bắt tín hiệu sai trong giai đoạn giá đi ngang, do EMA quá nhạy với gía nên nhiều khi bạn nghĩ rằng xu hướng mới đã hình thành nhưng thực chất chỉ là biến động bất thường của giá. Đó là trường hợp công cụ chỉ báo nhanh quá cũng không tốt.

Với SMA, điều ngược lại lại đúng. Nếu bạn cần một đường trung bình mềm mại hơn và ít nhạy với giá hơn thì một đường SMA dài kỳ là lựa chọn phù hợp. SMA có thể làm việc tốt trên những khung thời gian dài kỳ và có thể cho thấy xu hướng hiện tại là thế nào. Mặc dù SMA phản ứng chậm với giá nhưng nó có thể cứu bạn khỏi những tín hiệu sai. Tuy nhiên, nhược điểm ở đây là nhiều khi nó làm chúng ta quá chậm và có thể bỏ qua những tín hiệu vào lệnh tốt

Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh giữa EMA và SMA

 

SMA

EMA

 

Ưu điểm

 

Hiển thị đồ thị mềm hơn, giúp tránh những tín hiệu sai

Phản ứng nhanh và thể hiện được biến động gần nhất của giá

 

Nhược điểm

Phản ứng chậm khiến dẫn đến việc phát tín hiệu mua/bán chậm

 

Dễ đem lại những tín hiệu sai do biến động nhanh

Thực ra, không có cái nào tốt hơn cái nào mà chỉ tùy vào quyết định của người dùng mà thôi

Nhiều người sử dụng nhiều loại đường trung bình khác nhau để phân tích nhằm nhìn nhiều khía cạnh của vấn đề. Họ thường sử dụng SMA dài kỳ để tìm xu hướng, sau đó sử dụng EMA ngắn kỳ để tìm điểm vào lệnh

Có rất nhiều phương pháp giao dịch sử dụng MA. Những bài tới, chúng ta sẽ học về:

1. Cách dùng MA để xác định xu hướng

2. Cách kết hợp giao cắt của MA vào hệ thống giao dịch

3. Cách dùng MA như là hỗ trợ và kháng cự động

Mỗi người thích hợp với việc sử dụng những loại MA khác nhau. Để tìm MA phù hợp với mình, cách duy nhất là bạn cần thử trên đồ thị và quan sát quá khứ.

💡
Tham khảo thêm các bài viết nhận định của Cindy tại đây

Loading...

Đọc thêm

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ (USD) đang giảm trở lại mức ổn định vào thứ Tư sau khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ nhìn chung phù hợp với kỳ vọng. Không có ngoại lệ thực sự nào với Lạm phát tiêu đề hàng tháng đạt 0,3% trong khi biện pháp Lạm phát cốt lõi hàng tháng cũng tăng 0,3%.

By Giao Lộ Đầu Tư