Kỹ thuật sử dụng Volume Profile để xác định hướng đi của giá

Kỹ thuật sử dụng Volume Profile để xác định hướng đi của giá

Volume Profile hiển thị vùng giá nơi mà khối lượng xuất hiện nhiều nhất và ít nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi Market Profile xem xét thời gian dánh cho mỗi mức giá thì Volume Profile sẽ xem xét đến số lượng cổ phiếu hoặc hợp đồng được giao dịch.

Các trader sử dụng dữ liệu này để xác định các vùng hỗ trợ kháng cự cũng như các điểm có khả năng không phải là hỗ trợ kháng cự.

Volume Profile thông thường sẽ bao gồm loại: P-shape, D-Shape, b-Shape và B-Shape.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức đọc được Volume Profile, diễn giải chúng dưới các hình dạng khác nhau và đưa ra một vài cách thức giao dịch hiệu quả trong thị trường.

Volume Profile là gì?


Có lẽ cũng có khá nhiều anh em trader đã biết đến chỉ báo Volume Profile, đây là chỉ báo hiển thị hoạt động giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể và ở những mức giá nhất định. Nó được hiển thị dưới dạng biểu đồ ngang như ở các ví dụ bên dưới thể hiện khối lượng giao dịch tại một mức giá nhất định.

Việc hiểu rõ hành động giá với sự hỗ trợ của khối lượng sẽ giúp trader phân tích và đưa ra các quyểt định giao dịch tốt hơn. Nó có thể giúp trader xác định được những ngưỡng hỗ trợ kháng cự chính trên biểu đồ.

Có một vài điểm mà chúng ta cần nắm ở chỉ báo này:

  • Point of control: mức giá có khối lượng giao dịch cao nhất, thường được biểu thị bằng đường màu vàng.
  • Profile Low: giá thấp nhất dược giao dịch trong phiên.
  • Profile high: giá cao nhất dược giao dịch trong phiên.
  • Value Area: một vùng giá trong hồ so nơi mà phần lớn khối lượng xuất hiẹn. Thông thường trader sẽ sử dụng mức 70% làm điểm chuẩn. Vùng giá này sẽ được bao quanh bởi vùng giá trị cao và thấp.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Nhận biết hỗ trợ kháng cự với Volume Profile


Nhận biết được các ngưỡng hỗ trợ chính là điểm mạnh của chỉ báo này. Trader thường tìm kiếm các vùng hỗ trợ kháng cự tại 2 khu vực chính đó là điểm có khối lượng cao và thấp. Các điểm khối lượng lớn giống như Point of control (điểm kiểm soát), đó là những nơi có khối lượng lớn được giao dịch. Nó ngụ ý về các khu vực giá trị hợp lý. Về lý thuyết thì thị tường ít có khả năng vượt qua những vùng này.

Bạn có thể xác định những điểm khối lượng cao là các đỉnh trong cấu trúc Volume Profile như hình bên dưới đây:

Các điểm khối lượng thấp thì ngược lại. Chúng xuất hiện dưới dạng trũng trong Volume Profile và nó đại diện cho các điểm có khối lượng giao dịch ít hơn. Như biểu đồ bên dưới:

Các dạng của Volume Profile


Có 4 dạng chính như mình đã đề cập ở trên. Chúng ta tìm hiểu từng dạng một nhé.

D-shape Volume Profile

Cấu trúc hình chữ D cho thấy mực khối lượng giao dịch cao nhất diễn ra ở trung tâm. Điều này cho thấy sự cân bằng của người mua và người bán. Giá tại vùng này có khối lượng lớn nhất và tại đó còn được gọi là Point of Control (Điểm kiểm soát).

Đối với kiểu chữ D này nó thể hiện một thị trường thiếu định hướng hoặc đang bị xáo trộn. Nó cũng có thể cho thấy giai đoạn thị trường củng cố trước khi phá vỡ khi những tổ chức lớn đang tích lũy vị thế của họ.

Hình bên dưới là D-shape Volume Profile:

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

P-shape Volume Profile

Kiểu chữ P xảy ra khi giá tăng và sau đó củng cố xung quanh một điểm kiểm soát mới. Phân bên dưới của cấu trúc chữ P cho thấy giai đoạn thị trường giao dịch với khối lượng thấp. Phần trên sẽ lớn hơn thể hiện giá “hợp lý” mới giữa người mua và người bán. Điều này làm tăng hoạt động giao dịch và thường thể hiện tín hiệu tăng giá. Như biểu đồ bên dưới:

Thông thường thì trader sẽ kỳ vọng thấy cấu trúc chữ P gần một đỉnh hoặc sau khi giá đã chạy. Khi nó xảy ra ở gần đỉnh đó thường là điểm mà giá cần thời gian để củng cố trước khi tiếp tục với xu hướng tăng.

Tuy nhiên nếu chúng ta tìm thấy cấu trúc chữ P này gần một mức đáy thì đó có thể là tín hiệu báo một đợt điều chỉnh ngắn hạn hoặc thậm chí là tín hiệu đảo chiều được sử dụng như một chất xúc tác để đẩy giá lên cao hơn.

b-shape Volume Profile

Cấu trúc chữ b này thì ngược lại với với cấu trúc chữ P. b-shape Volume Profile đại diện cho một khoảng thời gian bán tháo trước khi thị trường ổn định ở một mức giá mới.

Nếu cáu trúc chữ P xuất hiện trong xu hướng tăng thì cấu trúc chữ b lại xuất hiện trong xu hướng giảm là phổ biến và thường thể hiện giai đoạn hợp nhất trước khi tiếp diễn xu hướng. Nếu cấu trúc chữ b này mà xuất hiện trong xu hướng tăng thì đó là tín hiệu đảo chiều xu hướng.

Biểu đồ bên dưới là b-shape Volume Profile:

B-shape Volume Profile

Cấu trúc chữ B xuất hiện có 2 biên, mỗi biên có hình dạng như chữ D trong một khoảng thời gian xác định. Nên khi phân tích cấu trúc chữ B , trader có thể tách chúng thành các cấu trúc của chữ D riêng biệt để phân tích.

Hình bên dưới là B-shape Volume Profile:

Điều làm cho cấu trúc chữ B trở nên độc đáo đó là ta tìm thấy các điểm khối lượng lớn ở 2 điểm khác nhau trong một phạm vi. Điều này tạo ra mối ràng buộc để giá bật ngược lại trong phạm vi này.

Nếu có cấu trúc chữ B xuất hiện sau một xu hướng dài thì đó là tín hiệu cho thấy xu hướng đang có sự chững lại trước khi tiếp diễn. Đó là lý do tại sao mà trader cần đi xác định điểm khối lượng cao nào có thể cung cấp hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh hơn để giao dịch.

Chiến lược giao dịch với Volume Profile


Tín hiệu mua

Chúng ta sẽ tìm kiếm một thị trường có xu hướng tăng dài hạn và đợi các đợt thoái lui trước khi trở lại xu hướng.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Về cơ bản khá là đơn giản, chúng ta sử dụng lực đẩy giá đi lên mạnh mẽ theo sau là một giai đoạn củng cố.

Tiếp theo chúng ta tìm kiếm sự phá vỡ phạm vi và kiểm tra lại điểm kiểm soát. Điểm kiểm soát đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ để mua vào.

Tương tự đối với tín hiệu bán cũng như vậy, các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

Như chúng ta thấy giá quay trở lại phản ứng với điểm kiểm soát như một ngưỡng kháng cự.

Nói tóm lại


Volume Profile cung cấp cho trader những thông tin rất hữu ích có thể kết hợp với những tín hiệu khác để hình thành chiến lược giao dịch. Vai trò chủ yếu là giúp trader xác định hỗ trợ kháng cự mạnh để tìm tín hiệu giao dịch. Những vùng hỗ trợ kháng cự yếu.

Ngoài ra còn có thể sử dụng các kiểu Volume Profile để xác định được hướng đi của thị trường.

Tiếp theo đó là giúp trader xác định được vùng giá nào các tổ chức lớn đang tích lũy vị thế.

Rất nhiều thông tin kỹ thuật quan trọng với trader. Hy vọng bài viết hữu ích với anh em trader nhé.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm