Line chart, Bar chart, Candlestick chart- Nên sử dụng trong trường hợp nào?

Line chart, Bar chart, Candlestick chart- Nên sử dụng trong trường hợp nào?

Có rất nhiều loại biểu đồ giá, và các biểu đồ thông dụng nhất là Line chart, Bar chart, Candlestick chart, Poin and Figure chart. Mỗi dạng biểu đồ có ưu nhược điểm riêng, cũng như có các trường hợp sử dụng riêng. Bài tổng hợp này mình sẽ ghi lại vài điểm mạnh, điểm yếu cũng như các trường hợp sử dụng cho đúng của các dạng biểu đồ trên. Thay vì chỉ xài biểu đồ nến (cansdlestick chart), anh em thử bật lên các biểu đồ còn lại xem sao, sẽ phát hiện nhiều điều thú vị lắm.

Line chart - biểu đồ đường


Line chart có dạng hình 1 đường giá chạy Theo thời gian, và dữ liệu cho đường giá đó chỉ là giá đóng cửa tại 1 thời điểm của tài sản. Từ rất lâu trong lịch sử phân tích kỹ thuật, người ta cho rằng giá đóng cửa của 1 cổ phiếu chính là mức giá quan trọng nhất trong ngày của nó, trong ngày nó chạy lên chạy xuống bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là kết thúc ngày thì nó nằm ở đâu. Nicolas Darvas, thiên tài đầu tư chứng khoán, kiếm được 2 triệu đô la trên thị trường mà không cần biểu đồ giá, chỉ cần biết giá đóng cửa của cổ phiếu thông qua các bức điện tín hàng ngày.

Ưu điểm:

  • Loại gần như toàn bộ biến động nhiễu, tập trung vào thông tin quan trọng nhất là giá đóng cửa;
  • Hỗ trợ đánh giá xu hướng toàn cảnh nhanh chóng

Nhược điểm:

  • Thông tin quá ít để có thể trade được;
  • Không phân tích Price Action được;
  • Không thể dùng để xác định thời điểm vào lệnh (timing).

Trường hợp sử dụng: Dùng để đánh giá xu hướng toàn cảnh, xác định hỗ trợ kháng cự quan trọng, xác định các setup trade đơn giản như breakout và retest, mô hình giá đơn giản

Ví dụ: Anh em thử nhìn biểu đồ nến sau và xác định các cơ hội vào lệnh đẹp:

Hơi khó đúng không, nhìn nó rất rối với các râu nến, giờ chuyển sang line chart:

Không khó để thấy các setup đẹp từ trái sang như: break & retest (phá vỡ và retest); mô hình vai đầu vai ngược (H&S bottom, đánh dấu bằng 3 gạch ngang màu đỏ); mô hình 2B (viết tắt của bull trap/bear trap), tức là giá tạo 1 bull trap/bear trap, sau đó break khỏi đường neckline tạo cơ hội buy sell rất đẹp. Setup này là bear trap; mô hình vai đầu vai (H&S top); 2B bull trap và là retest của vai đầu vai trước đó; cuối cùng là setup mô hình 1-2-3.

Đồ thị nến đây anh em, không dễ để thấy các setup như trên bằng đồ thị nến:

Bar chart - Biểu đồ thanh


Bar chart cho đầy đủ các thông tin giá đóng, mở, cao nhất, thấp nhất. Đây là dạng tối giản của biểu đồ nến - candlestick chart, chỉ khác ở điểm là nó không vẽ ra toàn bộ thân nến (body). Cơ bản chức năng của nó cũng tương tự biểu đồ nến, vì thể hiện các thông tin tương tự, nhưng khó nhìn hơn và đương nhiên là khó xài hơn.

Ưu điểm:

  • Thể hiện đầy đủ thông tin
  • Gọn gàng

Nhược điểm:

  • Khó nhìn, khó phân tích, cơ bản không thể phân tích Price Action bằng bar chart được mặc dù nó vẫn thể hiện đầy đủ 4 thông số của cây nến;

Trường hợp sử dụng: Có thể dùng để xác định xu hướng lớn nhanh chóng, vẽ đường xu hướng, kênh giá đơn giản.

Thực tế vẫn có Trader sử dụng bar chart làm biểu đồ để phân tích, vì nó làm biểu đồ trông tối giản và dễ hiểu, vẽ đường xu hướng hoặc kênh giá sẽ rất chính xác.

Candlestick chart - biểu đồ nến


Candlestick chart là dạng biểu đồ chúng ta sử dụng hàng ngày, quá quen thuộc rồi nên mình không bàn tới nhiều. Chúng ta sử dụng nó để làm tất cả các công việc của 1 Trader, từ phân tích, lên kế hoạch đến xác định thời điểm vào lệnh.

Ưu điểm:

  • Thể hiện đầy đủ thông tin của giá tại 1 thời điểm, từ đó có thể đánh giá được toàn bộ yếu tố của 1 xu hướng và tâm lý của thị trường tại thời điểm đó;
  • Dễ nhìn, bắt buộc cần thiết nếu giao dịch Theo mô hình nến Nhật, Price Action.

Nhược điểm:

  • Thể hiện tất cả các thông tin của giá bao gồm cả nhiễu và những biến động không quan trọng
💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm

Chuyện gì xảy ra khi thị trường có nhiều tin tốt nhưng không có dòng tiền?

Chuyện gì xảy ra khi thị trường có nhiều tin tốt nhưng không có dòng tiền?

nếu không có dòng tiền mua vào để hấp thụ lượng bán, giá cổ phiếu có thể giảm dù tin tức tốt. Trường hợp tình trang tin tức tốt ra liên tục nhưng dòng tiền duy trì mức thấp, nhà đầu tư có thể nghi ngờ về tính bền vững của tin tức hoặc cho rằng giá cổ phiếu đã phản ánh hết các yếu tố tích cực.

By Tuấn Investment
GBP/USD phục hồi từ mức 1,2750 khi đồng đô la Mỹ giảm do khả năng Fed cắt giảm lãi suất tăng cao

GBP/USD phục hồi từ mức 1,2750 khi đồng đô la Mỹ giảm do khả năng Fed cắt giảm lãi suất tăng cao

GBP/USD phục hồi mức lỗ gần đây được ghi nhận trong phiên trước, giao dịch quanh mức 1,2770 trong giờ châu Á vào thứ năm. Cặp GBP/USD tăng giá khi Đô la Mỹ (USD) điều chỉnh giảm sau khi phá vỡ chuỗi tăng giá bốn ngày bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cao hơn.

By Giao Lộ Đầu Tư