Nếu bạn là một price action trader "thứ thiệt" thì KHÔNG THỂ KHÔNG NẮM 5 nguyên tắc kỹ thuật này

Nếu bạn là một price action trader "thứ thiệt" thì KHÔNG THỂ KHÔNG NẮM 5 nguyên tắc kỹ thuật này

Giao dịch hành động giá hiện nay đã rất phổ biến trong giới trading, đa phần trader sử dụng thuần hành động giá cho việc phân tích và giao dịch. Nhưng không phải ai sử dụng hành động giá cũng hiệu quả vì thực tế là nó mang tính chủ quan khá cao.

Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em 5 nguyên tắc sử dụng hành động giá có thể giúp chúng ta cải thiện được kỹ năng phân tích thị trường và giao dịch hiệu quả hơn.

1. Nguyên tắc về đường xu hướng


Đường xu hướng có thể giúp trader nhanh chóng nhận biết được xu hướng của thị trường bằng cách kết nối các mức hỗ trợ hoặc đáy (xu hướng tăng) và các mức kháng cự hoặc đỉnh (xu hướng giảm).

Và cái mà dẫn đến nhiều trader dễ mắc sai lầm nhất trong việc sử dụng đường xu hướng đó chính là nằm ở cách vẽ. Khi vẽ đường xu hướng thì bạn nên tuân thủ một vài nguyên tắc sau:

  • Các đường xu hướng phải được vẽ từ trái sang phải của biểu đồ.
  • Đường xu hướng kết nối các đỉnh cao hơn báo hiệu một xu hướng tăng, và đường xu hướng nối các đáy cao hơn để hỗ trợ xu hướng tăng.
  • Và ngược lại, đường xu hướng kết nối các đáy thấp hơn báo hiệu một xu hướng giảm va đường xu hướng kết nối các đỉnh thấp hơn để tạo mức kháng cự cho xu hướng giảm.

Các tín hiệu mà một đường xu hướng cung cấp cho trader đó là:

  • Đường xu hướng cung cấp vùng giá giao dịch theo xu hướng với ít lực cản nhất.
  • Khi đường xu hướng bị phá thì nó sẽ tạo ra một điểm cực khác.
  • Khi đường xu hướng bị phá vỡ sẽ cho thấy xu hướng thị trường đã thay đổi. Đây được xem như là tín hiệu đảo chiều sớm của thị trường.
  • Sự phá vỡ đường xu hướng cũng có thể được xem như là một sự điều chỉnh hoặc bắt đầu một xu hướng mới.

2. Nguyên tắc giao dịch ở vùng giá đi ngang


Vùng giá đi ngang cung cấp cho trader vùng hỗ trợ nơi mà người mua sẽ mua vào khi thị trường tiếp cận vùng đó để ngăn cản người bán đẩy giá xuống thấp hơn vùng này hoặc ngưỡng kháng cự nơi mà người bán bán ra khi giá tiếp cận, không cho người mua đẩy giá lên cao hơn vùng này.

Đối với một vùng giá đi ngang, nó sẽ bắt đầu có sự chuyển đổi xu hướng khi thị trường thoát ra khỏi vùng này, có thể là phía trên kháng cự hoặc bên dưới hỗ trợ.

Hình bên dưới là biểu đồ cho thấy một vùng giá đi ngang:

Có thể thấy vùng giá đi ngang cho thấy sự tắc ngẽn của người mua và người bán. Bạn có thể lên khung thời gian cao hơn, sẽ thấy được rõ hành động giá của kiểu thị trường này.

Hầu hết các cú phá vỡ đều thất bại trong một vài lần đầu tiếp cận ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự của vùng giá này.

Hầu hết các cú phá vỡ khỏi vùng giá này, thị trường đều quay trở lại vùng range để kiểm tra trước khi đi theo hướng phá vỡ.

Đối với kiểu thị trường này thì bạn có thể sử dụng chiến lược mua ở ngưỡng hỗ trợ hoặc bán ở ngưỡng kháng cự.

3. Nguyên tắc thiết lập giao dịch có xác suất cao


Đối với giao dịch theo hành động giá thì xu hướng, cấu trúc thị trường luôn là yếu tố hỗ trợ cho chất lượng của một thiết lập giao dịch. Nói cách khác, chúng ta sẽ chỉ giao dịch theo xu hướng là cách thức để có được một thiết lập chất lượng.

Đối với xu hướng tăng, chúng ta sẽ canh mua khi giá hồi hoặc giảm về ngưỡng hỗ trợ quan trọng và ngược lại, đối với xu hướng giảm, chúng ta sẽ canh bán khi giá hồi hoặc tăng đến ngưỡng kháng cự quan trọng trong xu hướng.

4. Đừng chống lại xu hướng


Đây là nguyên tắc mà nhiều trader phạm phải nhất. Nhất là giao dịch hành động giá khi mà việc đọc hành động giá vốn dĩ khá chủ quan nên các chiến lược ngược xu hướng lại càng thêm phần rủi ro.

Thực tế cũng đã cho thấy các trader giao dịch ngược xu hướng thường thua lỗ rất nặng nề, vì:

  • Xu hướng thị trường thường tiếp diễn lâu hơn chúng ta tưởng.
  • Bắt đỉnh bắt đáy là một chiến lược giao dịch có rủi ro cao.

Vậy nên một nguyên tắc rất đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng, đó là hãy đi theo xu hướng của thị trường.

5. Nến tín hiệu giao dịch


Nến tín hiệu giao dịch nên là nến có sự hợp lưu nhiều yếu tố kỹ thuật như vậy thì tỷ lệ thành công của chiến lược mới cao.

  • Nến tín hiệu sẽ xác nhận động lượng của thiết lập là mạnh hay yếu.
  • Một nến tăng mạnh sẽ xác nhận tín hiệu mua và ngược lại một nến giảm sẽ xác nhận cho tín hiệu bán.
  • Hầu hết những đợt di chuyển mạnh thường bắt đầu với nến lớn theo hướng của tín hiệu.

Hình bên dưới là những nến tín hiệu mua, bạn có thể thấy rằng:

  1. Nến đầu tiên, không có đuôi nến là tín hiệu mua mạnh
  2. Tín hiệu có đuôi nến dưới là tín hiệu mạnh thứ 2
  3. Tín hiệu mua khá tốt là tín nến tăng mạnh có thân nến lớn nhưng cũng có kèm theo đuôi nến.
  4. Tín hiệu mua khá yếu là dạng nến không xu hướng với đuôi nến khá dài và thân nến là nến tăng nhỏ.
  5. Tín hiệu mua yếu nhất là nến có đuôi nến trên dài và thân nến giảm.

Tượng tự với các nến tín hiệu bán:

Đây chính là 5 nguyên tắc phân tích và giao dịch mà bạn cần nắm trong giao dịch hành động giá. Những nguyên tắc này có thể sẽ giúp anh em cải thiện được kết quả cũng như chất lượng của tín hiệu giao dịch.

Mời anh em tham khảo.

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Tham gia cộng đồng giao lưu, ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia cộng đồng TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm