Ngân hàng Trung ương là gì? Danh sách các Ngân hàng Trung ương trên thế giới

Ngân hàng Trung ương là gì? Danh sách các Ngân hàng Trung ương trên thế giới

Ngân hàng Trung ương là gì?

Ngân hàng Trung ương (Central Bank) là cơ quan độc quyền phát hành tiền mặt ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Đồng thời, các Ngân hàng Trung ương cũng chịu trách nhiệm quản lý tiền tệ và hệ thống thanh toán của quốc gia/khu vực của họ và thực hiện chính sách tiền tệ.
Đây còn là tổ chức tín dụng chính của một quốc gia/khu vực và thường được hưởng một số mức độ độc lập với chính phủ.

Vai trò của Ngân hàng Trung ương trong thị trường Forex

Là tổ chức độc quyền trong việc phát hành tiền tệ của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, vì vậy, một Ngân hàng Trung ương chỉ được phát hành một đồng tiền cho một quốc gia màNgân hàng Trung ương đó trực thuộc.
Các Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm chính trong việc giữ lạm phát ở mức mục tiêu để nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững và vì sự ổn định chung của hệ thống tài chính. Nếu Ngân hàng trung ương thấy cần thiết, họ sẽ can thiệp vào thị trường tài chính thông qua chính sách tiền tệ. Đây chính là mối quan tâm lớn đối với các nhà giao dịch ngoại hối để kiếm lợi từ biến động tỷ giá hối đoái.
Ví dụ, SBV (State Bank of Vietnam – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là nơi duy nhất được in tiền Việt Nam đồng. Hay FED độc quyền phát hành đô la Mỹ. Liên minh châu Âu sử dụng đồng Euro làm đồng tiền chung do ECB phát hành. GBP là tiền tệ của Vương quốc Anh.
Ngân hàng Trung ương có thể can thiệp vào thị trường tài chính bằng những công cụ:

  • Nghiệp vụ thị trường mở (OMO): là hoạt động của Ngân hàng trung ương mua và bán các giấy tờ của chính phủ có giá trị (chẳng hạn như trái phiếu) ra thị trường, có tác động trực tiếp đến nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, nhằm mục đích điều tiết cung tiền.
  • Thay đổi lãi suất: Lãi suất của Ngân hàng Trung ương, còn được gọi là lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất quỹ liên bang, được thiết lập bởi ủy ban chính sách tiền tệ với mục tiêu thắt chặt hoặc kích thích hoạt động kinh tế. Điều này có vẻ phản trực quan, nhưng lạm phát tăng lên khi nền kinh tế phát triển quá nóng. Đó chính xác là những gì các Ngân hàng Trung ương đang hướng tới để kiềm chế sự tăng trưởng của họ.

Ngân hàng Trung ương là trung tâm của nền kinh tế của một quốc gia và còn đóng vai trò là người giám sát, quản lý và điều chỉnh hệ thống thanh toán quốc gia hoặc khu vực. Trong các nền kinh tế hiện đại, hàng triệu giao dịch tài chính diễn ra mỗi ngày. Để hệ thống tài chính hoạt động tốt, nó cần được đặt quy định và chuẩn hóa. Ngoài ra, các Ngân hàng Trung ương cùng với các Ngân hàng trung ương của quốc gia khác cũng chịu trách nhiệm về hệ thống thanh toán toàn cầu.

Các Ngân hàng Trung ương còn được gọi là “người cho vay cuối cùng”. Nếu một chính phủ có tỷ lệ nợ trên GDP thấp và không thể huy động vốn thông qua đấu giá trái phiếu, các Ngân hàng trung ương có thể cho chính phủ vay tiền để trang trải tình trạng thiếu thanh khoản tạm thời.
Niềm tin của nhà đầu tư tăng lên khi Ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng. Các nhà đầu tư tin tưởng rằng chính phủ sẽ đáp ứng các nghĩa vụ của mình, điều này đã giúp giảm chi phí đi vay của chính phủ.

Cuối cùng, Ngân hàng Trung ương cũng là nơi điều hành và quản lý dự trữ ngoại hối và vàng của quốc gia. Các Ngân hàng Trung ương chỉ có thể phát hành tiền tệ của mình và không thể in ngoại tệ, vì vậy việc kiểm soát lượng ngoại tệ trong một quốc gia cho mục đích thanh toán trên thị trường quốc tế và phòng ngừa rủi ro vỡ nợ ngoại tệ là rất quan trọng.

Mục tiêu của Ngân hàng Trung ương

Mục tiêu chính của tất cả các Ngân hàng Trung ương trên thế giới là ổn định giá cả, tức là kiểm soát lạm phát. Nhờ chính sách tiền tệ, các Ngân hàng Trung ương có thể tác động đến nguồn cung tiền, có khả năng điều chỉnh lạm phát. Các Ngân hàng Trung ương quốc gia hoặc khu vực thường đặt mục tiêu lạm phát trong khoảng 2-3% mỗi năm.

Nếu lạm phát vượt quá mục tiêu, nền kinh tế sẽ bị định giá cao hơn và đồng tiền sẽ mất đi giá trị, không những vậy giảm phát có thể khiến nền kinh tế trì trệ và dẫn đến một vòng xoáy đi xuống.
Ngoài ra, các Ngân hàng Trung ương còn có các mục tiêu phụ khác như: Ổn định việc làm, thúc đẩy tăng trưởng GDP hoặc ổn định tỷ giá hối đoái. Ví dụ như FED, FED sẽ có các mục tiêu bao gồm ổn định lạm phát, tối đa hóa việc làm của Mỹ và duy trì lãi suất dài hạn.

Danh sách Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed – Federal Reserve)

Là Ngân hàng Trung ương của Mỹ, đây cũng là nơi phát hành và kiểm soát nguồn cung cấp đồng Đô la Mỹ (USD). Trụ sở chính được thành lập năm 1913 tại thủ đô Washington. Hệ thống có tất cả 12 ngân hàng Dự trữ nằm ở 12 bang khác nhau tại Mỹ.
Giống như nhiều Ngân hàng Trung ương khác, Fed có các công cụ chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, lãi suất và OMO. Những Ngân hàng Trung ương khác trên thế giới đều sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những quyết định từ Fed.
Trách nhiệm của cục dự trữ liên bang Mỹ:

  • Thống nhất tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
  • Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE),
  • Cuộc họp Uỷ ban thị trường mở liên bang (Federal Open Market Committee – FOMC),
  • Thông qua biểu đồ Dot Plot để nhận định lãi suất

Ngân hàng Trung ương Anh (BoE – Bank of England)

Cơ quan Ngân hàng Trung ương trực thuộc Anh Quốc, Ngân hàng Trung ương Anh là nơi phát hành và kiểm soát nguồn cung đồng Bảng Anh (GBP). Được thành lập năm 1694 và đặt trụ sở tại London, Ngân hàng Trung ương Anh là một trong số 8 ngân hàng lâu đời nhất.
Trách nhiệm của BoE là giám sát dịch vụ thanh toán, giúp mọi thứ được thanh toán một cách an toàn và nhanh chóng nhất. Ngân hàng Trung ương Anh điều hành dịch vụ cốt lõi cho phép cá nhân, doanh nghiệp hoặc ngân hàng thực hiện các giao dịch với khối lượng chuyển khoản lớn và giải quyết số dư giữa các ngân hàng với ngân hàng.
Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Trung ương Anh:

  • cung cấp các phương thức đảm bảo thanh toán an toàn nhất;
  • chống lạm phát, bảo vệ giá trị đồng tiền;
  • đảm bảo hoạt động cho các ngân hàng lớn, các hiệp hội, tổ chức tín dụng;
  • Giữ sự ổn định cho toàn bộ hệ thống tài chính của Vương Quốc Anh bằng các công cụ hoặc chính sách.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB – European Central Bank)

Cơ quan Ngân hàng Trung ương của các quốc gia khu vực Eurozone, nơi phát hành và kiểm soát nguồn cung đồng Euro (EUR). Eurozone – Khu vực đồng Euro, gồm 19 quốc gia trong khối Liên minh châu Âu (EU) đồng ý sử dụng đồng Euro là đồng tiền chính.
Năm 1998, ECB ra đời với tiền thân là Viện tiền tệ châu Âu (European Monetary Institute – EMI – 1994), trụ sở đặt tại thành phố Frankfurt, Đức. ECB là ngân hàng đứng đầu trong hệ thống Eurosystem, gồm có ECB và 19 Ngân hàng Trung ương thành viên tại các quốc gia khác.
ECB chịu trách nhiệm chính là:

  • Đảm bảo mức lạm phát thấp nhất, ổn định giá trị đồng tiền chung;
  • Giám sát sự an toàn của hệ thống ngân hàng;
  • Sản xuất và phát hành tiền giấy đồng Euro;
  • Quản lý và hỗ trợ mạng lưới thị trường giúp dòng tiền luân chuyển hiệu quả và mượt mà;
  • Duy trì tài chính ổn định

Ngân hàng Dự trữ Úc (Reserve Bank of Australia – RBA)

Ngân hàng Dự trữ Úc là cơ quan Ngân hàng Trung ương của Úc, nơi phát hành và kiểm soát nguồn cung đồng Đô la Úc (AUD). RBA được thành lập năm 1959 tại Sydney, thủ đô nước Úc.
Ngân hàng Dự trữ Úc cung cấp dịch vụ ngân hàng theo yêu cầu cho Chính phủ Úc và các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các Ngân hàng Trung ương nước ngoài và các tổ chức chính thức khác. RBA còn quản lý và dự trữ vàng, ngoại hối của nước Úc.

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Vào cộng đồng giao lưu, nắm bắt kế hoạch giao dịch tham gia nhóm ZALO:
TẠI ĐÂY
- Tham khảo các tín hiệu giao dịch cụ thể trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây.

Loading...

Đọc thêm