Phân tích cơ bản không dễ nhưng cũng không quá phức tạp

Phân tích cơ bản không dễ nhưng cũng không quá phức tạp

Bài viết này giải thích phân tích cơ bản một cách dễ hiểu, không học thuật và khô khan. Mục tiêu là để người mới bắt đầu, không có kiến thức nền tảng về macro cũng có thể hiểu được và họ sẽ tự biết làm gì tiếp theo, xây dựng phương pháp phù hợp với bản thân họ.

Trước tiên, cần hiểu ptcb là nhằm mục đích xác định, dự báo giá trị của một đồng tiền đang mạnh hay yếu so với các tiền tệ khác, cũng như là giá trị hợp lý của nó tại thời điểm phân tích. Từ đó kiếm lợi nhuận từ việc mua đồng tiền mạnh và đồng thời bán đồng tiền yếu hơn, hoặc ngược lại. Mua đồng tiền mạnh nhất trên diện rộng(G10) đồng thời bán đồng tiền yếu nhất thường là giao dịch có điểm vào không tốt theo ptkt do định giá thị trường, nhưng lại có xác suất thắng cao hơn khi so với các giao dịch khác. Kể từ đây, tôi sẽ lấy đồng USD làm ví dụ.

Để xác định, dự báo được đồng USD mạnh hay yếu thì có rất nhiều phương pháp và model. Tuy nhiên, bạn không cần quan tâm những thứ quá phức tạp, bởi đó là việc của các chuyên gia macro hàng đầu. Việc của chúng ta là đi thu thập thông tin, dữ liệu và ghép chúng lại với nhau để tạo ra một bức tranh tổng thể, từ đó đi đến quyết định giao dịch.

Đây cũng chính là lý do mà ở bài viết trước tôi đề cao việc liên tục cập nhật tin tức, dữ liệu và chỉ số kinh tế; tiếp đó là tham khảo ý kiến của các ngân hàng đầu tư. Hai điều mà tôi cho là cốt lõi trong ptcb.

Các ngân hàng có vai trò rất lớn trong thị trường Forex và thường được gọi với cái tên "Nhà tạo lập thị trường". Họ có lợi thế về vốn, nguồn lực và chuyên môn hoàn toàn ăn đứt retail traders. Quan điểm của họ cũng vậy, bạn có thể thấy trong giai đoạn các ngân hàng cùng đồng thuận về phân tích cơ bản, giá sẽ di chuyển với xu hướng cực kỳ mạnh mẽ. Nhưng khi quan điểm của họ bị chia rẽ, không đồng nhất thì cũng là lúc các yếu tố cơ bản không rõ ràng, giá thường đi ngang và sẽ bất lợi cho những ai giao dịch theo xu hướng.

Hiện nay có rất nhiều nguồn trên internet tổng hợp nhận định của các ngân hàng, trong đó có cả các trang báo VN.

Các tin tức, dữ liệu có trên lịch tác động đáng kể đến hành động giá, đôi khi là tin tức bất ngờ mà bạn chẳng thể nào lường trước được, bạn cần theo dõi các websites cập nhật tin tức real-time. Những traders chuyên nghiệp thì họ có thể tiếp cận những công cụ đắt đỏ như Refinitiv, Bloomberg Terminal với hơn 100.000 nguồn dữ liệu, tin tức luôn đến tay họ đầu tiên.

Đối với retail traders, có rất nhiều websites cung cấp tin tức real-time miễn phí, đầy đủ và nhanh chóng. Bạn thậm chí còn có thể bị ngập trong rừng thông tin và không biết bắt đầu từ đâu nếu là người mới.

Các chỉ số kinh tế bao gồm GDP, lạm phát, thu nhập,.... có 3 loại là leading indicators, lagging indicators và coincident indicators. Chúng có mối tương quan chặt chẽ với nhau và được sử dụng để dự báo, xác nhận và đồng thời giúp bạn hiểu toàn diện về sức khỏe tổng thể của nền kinh tế.

Có vô vàn yếu tố tác động đến cung và cầu của đồng USD, ở đây tôi chỉ đề cập đến sức mạnh tổng thể của nền kinh tế Mỹ và lãi suất của quốc gia đó, bởi đây là 2 yếu tố tác động lớn và thường xuyên nhất đến giá trị của USD. Tất nhiên cũng phải so sánh 2 yếu tố này so với các quốc gia khác nữa.

Dòng vốn thường đi đến quốc gia có tăng trưởng cao và ổn định hơn, các chỉ số kinh tế cung cấp cho bạn thông tin về điều này.

Tiền tệ cũng vậy, lãi suất cao hơn thường dẫn đến giá trị của đồng nội tệ cao hơn. Tuy nhiên cũng cần xem xét yếu tố lạm phát, bởi lãi suất thực thường quan trọng hơn lãi suất danh nghĩa. Tầm quan trọng của lãi suất thực, nếu một quốc gia trong G10 có lạm phát cao hơn so với phần còn lại nhưng central bank không tăng lãi suất hoặc tăng không như kỳ vọng, đồng nội tệ sẽ bị bán tháo trên diện rộng.

Quan trọng nhất vẫn là kỳ vọng của thị trường, giá sẽ phản ánh kỳ vọng, dù ít hay nhiều. Nếu central bank làm thị trường thất vọng, giá sẽ đi ngược lại với định giá trước đó.

Thị trường đôi khi cũng kỳ vọng thái quá và chống lại Fed. Như đầu năm nay, thị trường kỳ vọng Fed sẽ không tăng lãi suất lên trên 5% và cắt giảm 50bps trong nửa cuối năm định giá qua Fed Funds Futures, bất chấp định hướng 5-5.25% và giữ nguyên cả năm của Fed. Kết quả là thị trường phải định giá lại sau báo cáo việc làm tháng 1 trên cả kỳ vọng và Powell giữ nguyên quan điểm.

Các chỉ số kinh tế như lạm phát, việc làm cũng tác động tới quan điểm và chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương bởi mục tiêu ổn định giá cả và toàn dụng lao động của họ.

Đồng USD cũng có thể bị tác động bởi chính sách tài khoá của chính phủ nhưng điều này không diễn ra thường xuyên.

Điều này không thuộc phân tích cơ bản nhưng cũng rất quan trọng, USD thường tăng khi tâm lý rủi ro xấu đi và ngược lại. Có thể lý giải là do USD là đồng tiền trú ẩn an toàn, và các investors phải bán cổ phiếu và tài sản rủi ro sau đó mua USD để trang trải các khoản nợ bằng đồng USD khi tâm lý lo ngại gia tăng. 60% các giao dịch thương mại hiện nay trên thế giới được tính bằng USD, các khoản nợ bằng đồng USD cũng sẽ chiếm tỷ trọng lớn. Tương quan giữa USD và tâm lý thị trường không phải lúc nào cũng cố định mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tăng trưởng, lạm phát, earnings, địa chính trị,...

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Tham gia cộng đồng giao lưu, ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch TELEGRAM: TẠI ĐÂY
- Tham gia cộng đồng TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...

Đọc thêm

Đánh giá tuần Ripple: RLUSD có thể thúc đẩy nhu cầu về XRP, hoạt động chốt lời cao vẫn tiếp tục

Đánh giá tuần Ripple: RLUSD có thể thúc đẩy nhu cầu về XRP, hoạt động chốt lời cao vẫn tiếp tục

XRP của Ripple tăng 4% vào thứ sáu sau khi phục hồi sau đợt điều chỉnh mạnh trong tuần. Trong khi token dựa trên kiều hối này chứng kiến ​​sự sụt giảm trong các địa chỉ hoạt động hàng tuần và tăng hoạt động chốt lời, việc thiết lập lại tỷ lệ tài trợ gần đây có thể giúp thúc đẩy một đợt tăng giá mới.

By Giao Lộ Đầu Tư