Risk:Reward Ratio là gì? Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý trong giao dịch forex

Risk:Reward Ratio là yếu tố không thể thiếu trong hệ thống giao dịch của bất kỳ một Trader chuyên nghiệp nào.

Risk:Reward Ratio là gì? Tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý trong giao dịch forex

Risk:Reward Ratio là gì?

Risk:Reward Ratio (viết tắt là Tỷ lệ R:R hoặc đơn giản là R:R) là tỷ lệ rủi ro lợi nhuận, còn được gọi là tỷ lệ lời lỗ trong chiến lược giao dịch của mỗi nhà đầu tư.

Hoặc có thể hiểu rằng R:R là tỷ lệ giữa lợi nhuận tiềm năng có thể đạt được và tổn thất tối đa phải chịu khi nhà đầu tư thực hiện một chiến lược giao dịch cụ thể.

Tỷ lệ R:R cho nhà đầu tư biết một nhà giao dịch kiếm được bao nhiêu lợi nhuận khi giao dịch thành công hoặc anh ta mất bao nhiêu nếu giao dịch thất bại.

Ví dụ: tỷ lệ Risk:Reward của một chiến lược giao dịch là 1:2. Có rất nhiều cách để chúng ta có thể diễn giải tỷ lệ này, chẳng hạn như:

  • Nếu giao dịch thành công thì trader nhận được 20$ lợi nhuận, nếu thất bại thì sẽ mất 10$ thua lỗ.
  • Trader đang chấp nhận mức rủi ro là 10$ để có thể mang về lợi nhuận tiềm năng là 20$.
  • Lợi nhuận tiềm năng gấp 2 lần rủi ro tối đa.
  • Hay nói đơn giản nhất là Thắng được 2, thua mất 1.

Cách tính Risk:Reward Ratio trong forex

Trong forex, tỷ lệ lời lỗ dự kiến được tính bằng cách lấy mức đặt lệnh Take Profit dự kiến chia cho mức đặt lệnh Stop Loss dự kiến.

Risk:Reward Ratio = Take Profit DK / Stop Loss DK

Ví dụ bạn mua Vàng (XAUUSD) ở mức giá 1650.33. Bạn đặt lệnh thu lời ở mức 1650.93 và bạn đặt lệnh dừng lỗ ở mức 1650.13. Tỷ lệ lời lỗ dự kiến (Risk:Reward Ratio) của bạn sẽ là: 60:20 hay 3:1.

Mối quan hệ giữa Risk:Reward và Win-rate

Hai yếu tố quan trọng trong giao dịch thị trường forex và bạn cần cân đối 2 yếu tố này một cách hợp lý là Risk:Reward và Win-rate. Thông thường các trader chỉ quan tâm đến Win-rate (xác suất chiến thắng) và không mấy bận tâm về Risk:Reward (tỷ lệ rủi ro/phần thưởng). Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Risk:Reward và Win-rate trong giao dịch là một mối quan hệ đối lập nhau.

Vậy nên việc cần làm là tìm và giữ một vị trí thích hợp giữa Risk:Reward và Win-rate. Thông thường bạn sẽ nghĩ rằng tỷ lệ lệnh lời và lỗ của bạn sẽ dài hạn (theo một cách tự nhiên) sẽ đi về mốc 50%, nó biểu hiện cho việc bạn chỉ cần chọn nơi giá đi lên hoặc đi xuống từ một thời điểm nào đó. Với Win-rate 50%, bạn có thể có lợi nhuận khi Risk:Reward của bạn tốt nhất lớn hơn 1:1. Nếu không, về dài hạn, bạn sẽ thua lỗ.

Nên duy trì tỷ lệ Risk:Reward là bao nhiêu?

Việc chọn tỷ lệ lời lỗ bao nhiêu phụ thuộc vào hệ thống giao dịch đang sử dụng, và phụ thuộc vào tâm lý của trader. Sẽ không có tỷ lệ nào là tốt nhất, đối với 1 trader thì 2:1 có thể tốt, nhưng với 1 trader khác thì 1:1 đã quá đủ để sống được trên thị trường.

Chúng ta thường nghĩ rằng nếu đặt take profit rộng hơn và stop loss chặt hơn thì có thể dễ dàng tăng được lợi nhuận trong dài hạn. Thật không may là đời không đơn giản như thế.

Chọn điểm take profit rộng hơn đồng nghĩa với khả năng thắng Trade đó sẽ giảm đi, và đương nhiên sẽ ít thấy các lệnh thắng hơn. Mặt khác, việc đặt stop loss gần lại sẽ làm lệnh rất dễ dính Stop hunt (các đợt quét stop loss của big boy để săn thanh khoản) và dính các nhiễu động khi thị trường biến động mạnh.

Thay vì tăng tỷ lệ lời lỗ tới 1 mức độ không hợp lý, hãy cố gắng luyện tập để hiểu về thị trường mà bạn đang giao dịch, và hiểu về hệ thống đang sử dụng (việc biết được các tín hiệu hệ thống cho ra có khả năng chạm take profit hay không còn phụ thuộc vào mức độ thấu hiểu hệ thống đó tới đâu).

Phương pháp nâng cao tỷ lệ Risk Reward Ratio

Tối đa hóa chiến lược giao dịch

Chiến lược giao dịch chính là yếu tố quyết định tỷ lệ Risk:Reward cao hay thấp và được tính căn cứ vào mức stop loss và take profit đã dự kiến. Vì vậy, tùy vào trường hợp giao dịch sẽ có tỷ lệ chi tiết khác nhau. Do đó, muốn tối đa hóa chiến lược giao dịch, nhà đầu tư có thể dựa vào kinh nghiệm hay giao dịch thử hoặc học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia được chia sẻ trên mạng, youtube,…

Chốt lời và chốt lỗ theo đúng quy trình

  • Trong toàn bộ quá trình giao dịch, nhà đầu tư cần phải tuân thủ theo trình tự các bước thực hiện để tối ưu được lợi nhuận, chứ không phải muốn vào lệnh là vào hay dừng lệnh là dừng ngay được,…sẽ gây ra tình trạng tổn thất nặng nề cho nhà đầu tư.
  • Khi nhà đầu tư đã có một chiến lược giao dịch hoạt động tốt và lựa chọn những lệnh tuân thủ theo tỷ lệ Risk:Reward Ratio tối thiểu để vào lệnh. Thường đến khi vào lệnh xong thì nhà đầu tư lại muốn chốt lời sớm, điều này cũng không tốt. Bởi có một số trường hợp, thị trường có xu hướng mạnh thì nhà đầu tư nên dời các điểm lệnh này đi hay thêm các điểm khác vào.
  • Việc tuân thủ theo các trình tự thực hiện chiến lược thì việc chốt lỗ và chốt lời đôi khi mang lại những tiếc nuối cho nhà đầu tư, vì lợi nhuận không như ý muốn của họ. Mặc khác, nhà đầu tư nên can thiệp vào lệnh trước khi biến động xảy ra, hoặc có thể điều chỉnh lại hệ thống giao dịch cho phù hợp.

Thiết lập Risk Reward Ratio cố định

Nếu nhà đầu tư cảm thấy tỷ lệ Risk:Reward Ratio luôn luôn thay đổi thì trader nên thiết lập một mức tỷ lệ cố định, bằng việc chọn ra những lệnh giao dịch có tỷ lệ Risk:Reward cao và tiếp tục duy trì nó.

Kết luận

Trên đây là các thông tin về tỷ lệ Risk:Reward là gì và tầm quan trọng của tỷ lệ của Risk:Reward để các nhà đầu tư có một chiến lược giao dịch hiệu quả của. Để giao dịch tốt hơn với tỷ lệ R:R này, bạn cần thời gian thực chiến nhiều hơn và tìm hiểu thêm Forex Signals để xác suất chiến thắng trong những lần giao dịch cao hơn.

💡
- Cộng đồng giao lưu và học hỏi phương pháp quản lý vốn, xử lý lệnh âm tài khoản, phương pháp giao dịch, chiến lược đầu tư vàng, ngoại tệ ngắn - trung - dài hạn, cùng ZOOM giao dịch thực chiến tin tức phiên Mỹ hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu.

- Tham gia cộng đồng ZALO: TẠI ĐÂY
- Tham khảo tín hiệu giao dịch trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY
Loading...

Đọc thêm

Vàng mở rộng mức lỗ khi đồng đô la được hỗ trợ bởi lợi suất cao hơn

Vàng mở rộng mức lỗ khi đồng đô la được hỗ trợ bởi lợi suất cao hơn

Vàng (XAU/USD) đã từ bỏ mức tăng trước đó và đang giao dịch ở mức thấp hơn trong ngày thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch châu Âu vào thứ Sáu. Đồng đô la Mỹ (USD) vẫn duy trì xu hướng tăng giá, được hỗ trợ bởi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng, khiến kim loại quý này chịu áp lực.

By Giao Lộ Đầu Tư