ROCE là gì? Chỉ số ROCE đóng vai trò gì trong thị trường?

ROCE là gì? Chỉ số ROCE là chỉ số thường được các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính sử dụng để đánh giá hiệu suất tài chính của một công ty.

ROCE là gì? Chỉ số ROCE đóng vai trò gì trong thị trường?

ROCE là gì? Chỉ số ROCE là chỉ số thường được các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính sử dụng để đánh giá hiệu suất tài chính của một công ty. Chỉ số này hỗ trợ Traders xác định khả năng sinh lời từ mỗi đồng vốn và cung cấp thêm thông tin về hiệu quả sử dụng nguồn lực và vốn đầu tư của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ ROCE là gì giúp nhà đầu tư và các cổ đông quyết định được chính xác về việc nên hay không nên đầu tư vào doanh nghiệp.

ROCE là gì?

Chỉ số ROCE là gì? ROCE là cái tên của những chữ cái đầu trong cụm danh từ Return on Capital Employed, thể hiện tính hiệu quả của lợi nhuận trên vốn sử dụng của doanh nghiệp. Chỉ số ROCE là một chỉ số quan trọng giúp các nhà đầu tư có cái nhìn chi tiết về khả năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đồng vốn được đầu tư.

Chỉ số ROCE cho biết những ý nghĩa gì trên thị trường?

Sau khi đã hiểu về định nghĩa ROCE là gì, hãy cùng tham khảo vai trò của chỉ số này trên thị trường tài chính qua nội dung tiếp theo. Cụ thể:

ROCE (Return on Capital Employed) không chỉ là một con số trên bảng kết quả kinh doanh mà còn là một chỉ số quan trọng đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ số ROCE cao chính là biểu hiện của việc doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư hiệu quả và đem lại tiềm năng sinh lời cao. Ngược lại, ROCE thấp là dấu hiệu của việc sử dụng vốn đầu tư kém năng suất.

Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số ROCE của doanh nghiệp để so sánh với mức ROCE trung bình hoặc với chỉ số ROCE của những doanh nghiệp khác. Thông qua hành động này, Traders sẽ đánh giá được hiệu suất tài chính của doanh nghiệp có đang tốt hay không? Đặc biệt, những công ty hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn có cường độ sử dụng vốn cao, chỉ số ROCE trở thành một tiêu chí quan trọng. ROCE không chỉ xem xét đến vốn chủ sở hữu mà còn tính đến các khoản nợ của công ty. Chính vì điều này làm cho ROCE trở thành một công cụ mạnh mẽ cho nhà đầu tư khi xây dựng danh mục đầu tư và đề xuất chiến lược tài chính trong thời gian tới.

Tỷ lệ ROCE là con số biểu hiện giá trị lợi nhuận mà công ty đã tạo ra trên mỗi đồng vốn đầu tư. ROCE cao thường là tín hiệu tích cực trong chiến lược sử dụng vốn. Ngược lại, khi ROCE thấp là lời cảnh báo cho thấy công ty đang chi tiêu một cách không hiệu quả và lãng phí vốn đầu tư.

Đối với doanh nghiệp, xu hướng của ROCE trong những năm trước đây đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích hiệu suất kinh doanh. Các nhà đầu tư thường có xu hướng ưu tiên lựa chọn những doanh nghiệp có chỉ số ROCE ổn định và biến động tăng qua mỗi năm. Những công ty có chỉ số ROCE không ổn định và tăng trưởng chậm thường không được các nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn..

Tóm lại, ROCE cũng tương tự như những chỉ số khác như ROA, ROE, và ROIC. Mục đích chính của những chỉ số này là mang đến cho nhà tư cái nhìn khách quan về khả năng kinh doanh của công ty. Từ đó hỗ trợ Traders định hình chiến lược đầu tư phù hợp nhất.

Những điểm mạnh và điểm yếu của chỉ số ROCE

Điểm mạnh chỉ số ROCE là gì?

ROCE là một thước đo cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua khía cạnh sử dụng vốn và tiềm năng lợi nhuận tương lai. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư sẽ có thêm thông tin về việc phân bổ nguồn vốn hợp lý và tạo ra lợi nhuận trên toàn bộ số vốn đã đầu tư. Thêm vào đó, ROCE chính là công cụ hữu ích để Traders so sánh được hiệu suất của các công ty hoạt động chung lĩnh vực. Từ những số liệu so sánh này, nhà đầu tư có thể nhận thấy năng lực kinh doanh của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại một cách khách quan nhất.

Đối với các nhà đầu tư, chỉ số ROCE cũng cho thấy khả năng chi trả lợi tức của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu như ROCE đạt giá trị cao, cho thấy doanh nghiệp đang phát triển tốt và thu về khoản lợi nhuận hấp dẫn.

Ngoài ra, cũng chính vì chỉ số ROCE cao nên các nhà đầu tư đặc biệt tin tưởng vào tính ổn định và lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới góp vốn và xây dựng doanh nghiệp phát triển hơn.

Tỷ lệ ROCE là công cụ kỹ thuật hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình phân tích hiệu suất của các doanh nghiệp. Chỉ số xác định những khu vực vốn đang bị sử dụng một cách không hiệu quả. Nhờ vậy mà ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có những chiến lược đầu tư hiệu quả hơn, phân bố nguồn lực tốt hơn. Cụ thể, để có một cái nhìn dài hạn của một doanh nghiệp cụ thể, Traders sử dụng chỉ số ROCE để phân tích lợi nhuận và vốn đầu tư kinh doanh của công ty.

Điểm yếu chỉ số ROCE là gì?

Chỉ số ROCE có một nhược điểm nhất định đó là không thể so sánh với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác trên thị trường. Bởi tùy lĩnh vực hoạt động mà cơ cấu sử dụng vốn và cấu trúc kinh doanh sẽ có sự khác biệt.

ROCE chỉ tập trung khai thác 2 yếu tố: lợi nhuận và hiệu suất sử dụng vốn mà không chú trọng đến các khía cạnh khác trong tài chính như: tỷ suất lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu,…

Bời vì chỉ số ROCE được tính toán bằng dữ liệu trong bảng BCTC quá khứ. Vì vậy mà nó không phản ánh được toàn bộ ý nghĩa và giá trị của thị trường thời điểm hiện tại. Thông qau chỉ số ROCE, các nhà đầu tư có thể thấy được sự hiệu quả của nguồn vốn đầu tư trước đó. Tuy nhiên, Traders không thể biết được tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai khi áp dụng chỉ số này trên thị trường.

ROCE có thể bị thao túng dễ dàng thông qua các thủ thuật tài chính và kế toán. Ví dụ, biến đổi nợ dài hạn thành nợ ngắn hạn. Chỉ số này không tính đến những tác động ảnh hưởng đến toàn ngành, những thay đổi trong bối cảnh kinh tế hay các yếu tố gây tác động đối với công ty.

Việc hoàn toàn dựa vào ROCE có thể dẫn đến một góc nhìn thiếu tính khách quan và làm mất đi sự đa chiều trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh hiện tại và tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai.

Phương pháp tính chỉ số ROCE chính xác

Cách tính ROCE được tính theo công thức sau: ROCE = EBIT / Vốn sử dụng.

Trong đó, EBIT là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính, đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp trước khi bị ảnh hưởng bởi lãi vay và thuế. EBIT được tính bằng cách cộng 3 yếu tố: lợi nhuận sau thuế, chi phí lãi vay và thuế thu nhập cá nhân. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBITDA) thường bao gồm các khoản thu nhập và chi phí sau: Lợi nhuận sau thuế, lãi vay, chi phí lãi vay, tiền lãi,…. Vốn đầu tư là tổng giá trị của tất cả các tài sản của doanh nghiệp, bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động.

Vốn sử dụng = Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn của công ty hoặc tính bằng Tài sản cố định + Vốn lưu động.

Vốn sử dụng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tính toán chỉ số hiệu quả sử dụng vốn ROCE. Vốn sử dụng khá tương tự so với vốn đầu tư, nhưng có một số điểm khác biệt. Vốn sử dụng thường được tính tại một thời điểm nhất định, trong khi vốn đầu tư thường được tính tại thời điểm đầu kỳ. Vốn sử dụng có thể được tính trên cơ sở trung bình, bao gồm cả vốn mở và vốn đóng được sử dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này giúp tạo ra một cái nhìn toàn diện hơn về cách công ty sử dụng vốn của mình trong quá khứ và hiện tại.

Điểm giống và khác giữa 3 chỉ số: ROCE, ROE và ROA

Giống giữa ROCE, ROE và ROA

Các chỉ số tài chính như ROCE, ROE và ROA đều là công cụ quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời và hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà giao dịch chỉ nên sử dụng những chỉ số này để so sánh các công ty cùng ngành, cùng điều kiện thị trường.

sanforex.me có thể kết luận rằng nếu ROCE, ROE và ROA đều hiển thị chỉ số cao. Điều này biểu thị cho việc công ty đang hoạt động hiệu quả, nguồn vốn/ tài sản đều được sử dụng có mục đích.

Khác giữa ROCE, ROE và ROA

Chỉ tiêuROEROCEROA
Khái niệmPhần trăm thu nhập ròng mà một công ty trả lại cho cổ đông, được thể hiện dưới dạng giá trịĐo lường hiệu quả sử dụng vốn trên lợi nhuận thu về của công tyĐo lường tiềm năng lợi nhuận trên mỗi đồng tài sản
VốnVốn cổ đôngVốn sử dụngTổng tài sản
Phản ánhThể hiện hiệu quả vốn chủ sở hữu cho các hoạt động tài chínhThể hiện hiệu quả sử dụng vốnHiệu quả sử dụng tổng tài sản doanh nghiệp
Phạm vi thể hiệnVốn chủ sở hữuVốn chủ sỡ hữu, NợVốn vay, Vốn chủ sở hữu
Tính ứng dụngPhân tích các công ty cùng lĩnh vực, đánh giá khả năng tạo lợi nhuận trên mỗi đồng vốnThích hợp với các công ty có cường độ vốn lớnĐánh giá các công ty đối thủ và lợi nhuận họ nhận được từ mỗi đồng tài sản
Tầm quan trọng đối với các đối tượngTác động trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông. Chỉ số cho thấy cổ tức mà công ty chi trả cho họ sau khi đầu tư và thanh toán chi phí, khoản nợ liên quanThể hiện ý nghĩa lớn đối với các cổ đông và người cho vay, cho biết mức độ hiệu quả của tổng vốn trong toàn bộ vốn doanh nghiệpCung cấp thông tin cho cổ đông về cổ tức nhận được thông qua vốn ban đầu mà mỗi cổ đông bỏ ra.
Thu nhập xem xétLợi nhuận sau khi thanh toán lãi + thuếThu nhập trước thuếLợi nhuận sau thuế

Những điều cần nhớ khi áp dụng ROCE – Return on Capital Employed

Khi sử dụng chỉ số ROCE để đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp, nhà đầu tư chỉ nên so sánh hoạt động kinh doanh giữa các công ty hoạt động chung lĩnh vực. Để so sánh chính xác nhất, nhà đầu tư nên tính toán chỉ số ROCE của các doanh nghiệp trong cùng một khoảng thời gian. Nhờ vậy mà Traders đảm bảo được tính khách quan và chính xác trong quá trình so sánh.

Nếu muốn có cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu suất của một doanh nghiệp, việc sử dụng ROCE chuẩn của ngành là điều quan trọng. Chỉ số ROCE trung bình cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động trên hoặc dưới mức độ hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, Traders nên theo dõi biến động chỉ số ROCE qua nhiều năm để nhận biết xu hướng và đánh giá khả năng ổn định tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời nên cố gắng đầu tư vào các công ty có chỉ số ROCE tăng trưởng đều qua mỗi năm.

Đối với nhà đầu tư, nên sử dụng kết hợp ROCE với các công cụ phân tích cơ bản và kỹ thuật để tạo nên cái rõ ràng nhất về tình hình tài chính và tiềm năng phát triển của công ty.

Từ nội dung ROCE là gì được giới thiệu phía trên, có thể thấy rằng các Traders có khả năng đánh giá được hiệu suất sử dụng vốn của một doanh nghiệp thông qua kết quả chỉ số. Tỷ lệ này không đơn thuần là một con số trên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Mà bên cạnh đó, nó còn là một công cụ đầy hữu ích khi thể hiện sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp và xác định được khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thị trường.

💡
- Các bài viết và nhận định thị trường của Mạnh Quang (Bét Chây): Tại đây
Loading...

Đọc thêm

Đánh giá tuần Ripple: RLUSD có thể thúc đẩy nhu cầu về XRP, hoạt động chốt lời cao vẫn tiếp tục

Đánh giá tuần Ripple: RLUSD có thể thúc đẩy nhu cầu về XRP, hoạt động chốt lời cao vẫn tiếp tục

XRP của Ripple tăng 4% vào thứ sáu sau khi phục hồi sau đợt điều chỉnh mạnh trong tuần. Trong khi token dựa trên kiều hối này chứng kiến ​​sự sụt giảm trong các địa chỉ hoạt động hàng tuần và tăng hoạt động chốt lời, việc thiết lập lại tỷ lệ tài trợ gần đây có thể giúp thúc đẩy một đợt tăng giá mới.

By Giao Lộ Đầu Tư