So sánh CPI và PPI - Chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất

Bên cạnh GDP, NFP thì hai chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) cũng đều có liên quan mật thiết với nền kinh tế của một quốc gia

So sánh CPI và PPI - Chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất

Chỉ số CPI là gì? Đặc điểm và cách tính

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là chỉ số thể hiện mức giá trung bình của một giỏ hàng hoá tiêu biểu. Được tính toán theo đơn vị (%), CPI là thước đo phổ biến nhất cho sự biến động trong chi phí sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, chỉ số này cũng là một chỉ số quan trọng thường được sử dụng để tính lạm phát.

Về cơ bản, CPI là một chỉ số đo lường sự thay đổi về giá cả theo thời gian của một nhóm hàng hóa và dịch vụ cố định. Nó đo lường sự thay đổi về giá dưới quan điểm của người mua.

Đặc điểm

  • CPI phản ánh mức độ tăng giảm của hàng hóa bán lẻ và các dịch vụ thiết yếu: Khi chỉ số CPI tăng, nó cho thấy rằng giá cả trung bình của các loại hàng hóa đang tăng, điều này cũng có nghĩa là mức chi tiêu của người dân đang tăng lên. Ngược lại, CPI giảm nghĩa là mức giá trung bình trên thị trường đang giảm, mức chi tiêu của người dân cũng được kiểm soát hơn.
  • CPI phản ánh mức độ lạm phát và giảm phát: Trong kinh tế vĩ mô, chỉ số CPI là thước đo sức khỏe kinh tế của một quốc gia. Nó giúp các nhà kinh tế học theo dõi mức lạm phát và giảm phát hiện tại. Qua đó, đưa ra các chính sách điều chỉnh kịp thời để đảm bảo sức khỏe của nền kinh tế.
  • CPI chỉ phản ánh độ tăng giảm chung chứ không thể hiện một mặt hàng cụ thể: Chỉ số CPI được sử dụng để phản ánh sức khỏe chung của một giỏ hàng. Nó không thể phản ánh độ tăng giảm của một mặt hàng cụ thể.
  • CPI không thể hiện sự thay đổi về chất lượng của giỏ hàng hóa: Chỉ số CPI chỉ xem xét yếu tố giá của các mặt hàng có trong giỏ. Nó không thể giúp các nhà kinh tế học đánh giá chi tiết những sự thay đổi về chất lượng của các mặt hàng có trong giỏ.
  • CPI luôn đi sau sự biến động của nền kinh tế: Chỉ số CPI được tính toán và thể hiện sự tăng giảm ở kỳ trước đó. Nó luôn đi sau những biến động thực tế. Chính vì vậy, nó không thể hiện giá trị của các loại hàng hóa mới hay các biến động đột ngột của thị trường.

Chỉ số PPI là gì? Đặc điểm và cách tính

Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Indexes - PPI) là chỉ số đo lường mức giá chung của một giỏ hàng hóa dưới góc nhìn của các nhà sản xuất. Giỏ hàng hóa này có thể bao gồm các sản phẩm trung gian, các sản phẩm được buôn bán giữa các nhà sản xuất hay các loại hàng hóa thô của ngành khai thác, sản xuất, nông nghiệp, khí đốt,... PPI thể hiện sự thay đổi về giá nguyên liệu đầu vào của thị trường.

Đặc điểm

  • PPI phản ánh mức giá sản phẩm thô dưới góc nhìn của nhà sản xuất: Chỉ số PPI thể hiện mức giá của thị trường tiêu dùng dưới góc nhìn của nhà sản xuất. Giỏ hàng PPI thường bao gồm vật liệu thô, nguyên liệu trung gian,... được buôn bán giữa các nhà sản xuất.
  • PPI phản ánh mức độ lạm phát của thị trường: Trong nhiều trường hợp, các nhà kinh tế học có sử dụng PPI để đánh giá mức độ lạm phát và giảm phát hiện tại của nền kinh tế. Khi đó, chỉ số PPI tăng đồng nghĩa với việc lạm phát tăng và các cơ quan chính phủ cần đưa ra chính sách điều chỉnh kịp thời.
  • PPI thể hiện mức giá chung của giỏ hàng chứ không giúp đánh giá một mặt hàng cụ thể: Tương tự với chỉ số giá tiêu dùng thì chỉ số giá sản xuất cũng chỉ có khả năng thể hiện mức giá chung của giỏ hàng . Nó không giúp tìm hiểu về một mặt hàng cụ thể.
  • PPI có thể đưa ra dự đoán về sự biến động của nền kinh tế: Chỉ số PPI được tính toán và thể hiện sự tăng giảm của giỏ hàng hóa thô ở hiện tại. Đây là các loại hàng hóa cần thời gian và chưa thể chính thức đưa vào sử dụng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp chỉ báo PPI của kỳ này tăng sẽ kéo theo sự tăng lên của chỉ báo CPI của kỳ tiếp theo.
  • So sánh CPI và PPI

Giống nhau

  • Mối quan hệ với lạm phát: Cả hai chỉ báo PPI và CPI đều là chỉ báo đo lường lạm phát của nền kinh tế. Nó giúp các nhà kinh tế học và người theo dõi đánh giá được mức độ lạm phát và giảm phát ở thời điểm hiện tại.
  • Cách tính toán: Chỉ báo CPI và PPI đều thể hiện sự thay đổi mức giá của các sản phẩm có trong giỏ hàng hóa cụ thể đối với đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, hai chỉ báo này sẽ không tính toán chung một giỏ hàng hóa nào cả.
  • Quy mô: Cả hai chỉ báo CPI và PPI đều tính toán trên một khu vực cụ thể với đối tượng được quy định.
  • Sức ảnh hưởng mạnh mẽ: Cả hai chỉ báo CPI và PPI đều có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế khu vực. Trong nhiều trường hợp, sự tăng lên hoặc giảm mạnh của CP
  • I và PPI sẽ khiến nhiều nhà kinh tế học chú ý và buộc phải đưa ra các chính sách điều chỉnh để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.

Khác nhau

 

CPI

PPI

Chỉ số đo lường cái gì?

Thay đổi bình quân của giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đối với người tiêu dùng.

Thay đổi bình quân của giá hàng hóa và dịch vụ trong nước đối với nhà sản xuất và doanh nghiệp

Thành phần

Tất cả hàng hóa và dịch vụ thiết yếu được các hộ gia đình thành thị mua để tiêu dùng. , bao gồm cả hàng nhập khẩu

Tất cả các loại nguyên liệu, hàng hóa thô, sản phẩm trung gian, và sản phẩm được buôn bán giữa các người sản xuất trong khu vực. Thường không bao gồm những mặt hàng nhập khẩu.

Giá cả

Chi phí tự chi trả bởi người tiêu dùng, có bao gồm cả thuế

Chi phí tự chi trả bởi người sản xuất, chưa bao gồm thuế

Mối quan hệ giữa CPI và PPI

CPI và PPI đều là chỉ số kinh tế hàng đầu có liên quan đến lạm phát. Khi CPI và PPI tăng cao, nó thể hiện rằng mức giá bán cao trên thị trường đang trở lên cao hơn, sức mua của người tiêu dùng giảm và lạm phát gia tăng. Ngược lại, khi CPI và PPI giảm, nó cho thấy sức mua của người tiêu dùng được cải thiện và lạm phát được kiểm soát.

Trong khi đó, PPI đóng vai trò là chỉ số dẫn đầu của CPI (Leading Indicator). Hãy tưởng tượng, khi nhà sản xuất phải đối mặt với lạm phát đầu vào do PPI tăng, chi phí sản xuất tăng lên sẽ khiến các mức giá bán lẻ trên thị trường tiêu dùng tăng theo. Yếu tố này tác động trực tiếp đến người tiêu dùng và chỉ số CPI. Chính vì vậy, ta có thể nói PPI là chỉ số dẫn đầu của CPI.

Trong một số trường hợp, chỉ số PPI được coi là thước đo sản lượng thực sự vì nó ít bị ảnh hưởng bởi nhu cầu của người tiêu dùng.

CPI hay PPI là chỉ số quan trọng hơn ?

Cả hai chỉ báo giá tiêu dùng CPI và chỉ báo giá sản xuất PPI đều là những chỉ số kinh tế hàng đầu được các quốc gia theo dõi sát sao để có thể đưa ra báo cáo và đánh giá nền kinh tế chung, cũng như đưa ra chính sách kinh tế mới. Đặc biệt là đối với Hoa Kỳ, hai chỉ báo CPI và PPI luôn được Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sử dụng để đánh giá nền kinh tế và thông báo chính sách cũng như ra quyết định của mình.

Kết luận

CPI và PPI đều là những chỉ báo quan trọng giúp đánh giá sức khỏe và mức độ lạm phát của nền kinh tế khu vực. Đặc biệt khi so sánh CPI và PPI, ta biết được rằng PPI còn được coi là chỉ số dẫn đầu, nó giúp các nhà kinh tế đưa ra dự đoán về sự tăng giảm của chỉ báo CPI

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...

Đọc thêm