Sức khỏe đầu tàu kinh tế châu Âu qua những con số: Liệu tượng đài "Made in Germany" sẽ tiếp tục đứng vững?

Liệu Đức có phải đặt dấu chấm hết cho gần hai thập kỷ thịnh vượng? Một vài con số dưới đây sẽ vẽ ra bức tranh chung về sức khỏe nền kinh tế quốc gia này.

Sức khỏe đầu tàu kinh tế châu Âu qua những con số: Liệu tượng đài "Made in Germany" sẽ tiếp tục đứng vững?
Sức khỏe đầu tàu kinh tế châu Âu qua những con số: Liệu tượng đài "Made in Germany" sẽ tiếp tục đứng vững?

Liệu Đức có phải đặt dấu chấm hết cho gần hai thập kỷ thịnh vượng? Một vài con số dưới đây sẽ vẽ ra bức tranh chung về sức khỏe nền kinh tế quốc gia này.

Đức -  nền kinh tế hàng đầu châu Âu nói riêng và thế giới nói chung - đang trong tình trạng “hỗn loạn” và có thể sẽ phải đặt dấu chấm hết cho gần hai thập kỷ thịnh vượng. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đây có thể là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có GDP giảm trong năm 2023, so với mức tăng trung bình 0,8% của 20 quốc gia sử dụng đồng tiền euro. Thậm chí, nhiều người dự đoán, Đức sẽ lại bị gán mác “người bệnh châu Âu” một lần nữa kể từ năm 1998.

Tờ El Pais viết, mô hình kinh tế Đức xoay quanh khả năng cạnh tranh về chi phí, công nghệ phát triển, sự ổn định địa chính trị, nhưng tất cả những điều đó đều “không còn nữa”.

Sức khỏe đầu tàu kinh tế châu Âu qua những con số: Liệu tượng đài "Made in Germany" sẽ tiếp tục đứng vững? - Ảnh 1.

Chân vịt tàu tại nhà máy Mecklenburger Metallguss ở Rostock, Đức. Ảnh: DPA/Getty Images

Tham khảo chiến lược đầu tư hiệu quả bền vững của Giao Lộ Đầu Tư
Tham gia cộng đồng Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Động lực chính của nền kinh tế gặp khó khăn

Lĩnh vực sản xuất toàn cầu của Đức sụt giảm. Đây là “cú sốc” lớn và gây ảnh hưởng nặng nề bởi ngành công nghiệp sản xuất chiếm hơn 1/5 sản lượng kinh tế của nước này. Hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực như hóa chất, thủy tinh và giấy cũng giảm 17% kể từ đầu năm ngoái.

Ngành sản xuất ô tô cũng đang bị “đe dọa”, dù nó từng là một trong những lĩnh vực chủ lực. Các thương hiệu lớn của Đức đang mất thị phần vào tay các đối thủ Trung Quốc trong hoạt động sản xuất xe điện.

Thậm chí kinh tế Đức vẫn chưa có đợt tăng trưởng thực sự nào kể từ tháng 9, sau khi kết thúc suy thoái trong quý I/2023 và quý II trì trệ. Tuy nhiên, Holger Schmieding, nhà kinh tế học từng gọi Đức là “người bệnh của châu Âu” vào năm 1998, cho rằng việc “bi quan” về nền kinh tế nước này đang có phần bị “thổi phồng”.

Sức khỏe đầu tàu kinh tế châu Âu qua những con số: Liệu tượng đài "Made in Germany" sẽ tiếp tục đứng vững? - Ảnh 2.

Danh “người bệnh châu Âu” có quá cường điệu?

Trong Khu vực đồng Euro, Đức là một trong những quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp. Vì vậy, theo nhà kinh tế Clemens Fuest, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Leibniz (IFO), việc gán mác “người bệnh” cho Đức là cường điệu.

Trong suốt giai đoạn từ năm 2012 – 2019, tỷ lệ thất nghiệp ở Đức duy trì ở mức ổn định trong khoảng từ 5% đến 6,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đã gia tăng trong năm 2020 – 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Song, tỷ lệ này cũng không tăng mạnh bằng các nước châu Âu khác.

Sức khỏe đầu tàu kinh tế châu Âu qua những con số: Liệu tượng đài "Made in Germany" sẽ tiếp tục đứng vững? - Ảnh 3.
Tham khảo chiến lược đầu tư hiệu quả bền vững của Giao Lộ Đầu Tư
Tham gia cộng đồng Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Đây là những thiệt hại mà nền kinh tế phải gánh chịu trong đại dịch. Trong thời gian phong tỏa, hầu hết các doanh nghiệp phải đóng cửa, doanh thu nhiều công ty sụt giảm, đồng nghĩa nhân viên sẽ bị cắt giảm.

Theo cập nhật của Trading Economics, tỷ lệ thất nghiệp của Đức tháng 8/2023 là 5,7%. Số người thất nghiệp tăng 18.000 người, cao hơn so với dự đoán 10.000 người, nâng tổng số người thất nghiệp lên 2,63 triệu.

Công ty tư vấn Pantheon Macro Economics cho biết nhu cầu lao động sẽ suy yếu và dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng nhẹ trong những tháng tới của năm 2023. Lý do là vì tình hình nền kinh tế Đức đang gặp khó khăn, giá nguyên liệu thô vẫn cao. Đồng thời, các ngân hàng tiếp tục thắt chặt điều kiện cho vay đối với các doanh nghiệp.

GDP suy giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng không phải con số duy nhất cho thấy nền kinh tế Đức đang gặp khó khăn. Một chỉ số quan trọng khác còn thể hiện sức khỏe của đầu tàu kinh tế EU đó là chỉ số giá tiêu dùng. Đây cũng là chỉ số có tác động đến các chính sách tiền tệ.

Sức khỏe đầu tàu kinh tế châu Âu qua những con số: Liệu tượng đài "Made in Germany" sẽ tiếp tục đứng vững? - Ảnh 4.

Theo đánh giá của IMF, lạm phát ở Đức nhìn chung đang giảm so với mức cao nhất trong lịch sử thời hậu chiến vào năm 2022, nhưng tốc độ giảm lạm phát diễn ra chậm hơn. IMF dự báo lạm phát lõi (không bao gồm giá năng lượng, thực phẩm) sẽ duy trì ở mức cao lâu hơn.

Giá năng lượng giảm và việc nối lại gián đoạn nguồn cung dự kiến sẽ khiến lạm phát chung của Đức giảm xuống khoảng 3% vào cuối năm 2023. Lạm phát lõi dự kiến sẽ giảm muộn và chậm hơn, đạt khoảng 4,5% vào cuối năm 2023.

Tham khảo chiến lược đầu tư hiệu quả bền vững của Giao Lộ Đầu Tư
Tham gia cộng đồng Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

Tổng hợp - Bạch Linh - Anh Dũng - Nhịp Sống Thị Trường

Loading...

Đọc thêm