Top 12 Indicators MT4 phổ biến, hỗ trợ sẵn và cách sử dụng khi trade (PHẦN 1)

MetaTrader 4 là nền tảng giao dịch được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Đây là nền tảng hỗ trợ nhiều công cụ giao dịch. Indicators MT4 là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng nhiều hiện nay.

Top 12 Indicators MT4 phổ biến, hỗ trợ sẵn và cách sử dụng khi trade (PHẦN 1)

Các chỉ báo kỹ thuật một trong những không thể thiếu khi trading forex. Một nhà giao dịch sử dụng phương pháp Price Action dù chỉ sử dụng các mô hình giá, nhưng chắc chắn cũng có lúc cần đến sự hỗ trợ của chỉ báo. Hay thậm chí cả những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật cơ bản đôi khi cũng sử dụng indicator để có thể xác định xu thế thị trường một cách chính xác nhất. Sau đây, hãy cùng Tradingview tìm hiểu các chỉ báo trong MT4 có sẵn, miễn phí và quan trọng là hữu ích khi trading forex nhé!

1. Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence Divergence)

Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) là đường trung bình động hội tụ phân kỳ.

Chỉ báo này được ra đời vào năm 1979 bởi Gerald Appel. Đây là một trong những chỉ báo được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kỹ thuật. Đây được coi là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến và thông dụng trong phân tích kỹ thuật.

MACD được tính bằng cách lấy đường trung bình động EMA12 trừ đi đường EMA26. Ngoài ra, có một đường EMA9 hoạt động như đường tín hiệu và giúp cung cấp các tín hiệu mua và bán.

Cách sử dụng chỉ báo MACD

  • Tín hiệu mua: Đường MACD cắt với đường tín hiệu từ dưới lên. Histogram chuyển thành màu xanh.
  • Tín hiệu bán: Đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống và Histogram chuyển thành màu đỏ.

Để sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp với các phương pháp khác như mô hình nến, mô hình biểu đồ, Price Action.

Chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD 
💡
- Tham gia cộng đồng ZALO tại: Giao Lộ Đầu Tư để học hỏi kinh nghiệm, chiến lược đầu tư cùng Zoom giao dịch thực chiến tin tức hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

2. Chỉ báo RSI (Relative Strength Index Indicator)

Chỉ bóa RSI là viết tắt của Relative Strength Index hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ báo này giúp tính toán tỷ lệ giữa mức tăng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định.

Giá trị của RSI được biểu diễn trên thang từ 0 đến 100.

Cách sử dụng RSI

  • Nếu RSI lớn hơn 70, nghĩa là tài sản đó đang bị mua quá mức, cảnh báo xu hướng tăng giá có khả năng bị đảo ngược.
  • Nếu RSI nhỏ hơn 30 có nghĩa là tài sản đó đang bị bán quá mức, cảnh báo giá có thể gần chạm đáy và chuẩn bị đảo chiều.

Ở khu vực giữa mức 30 và 70 được coi là vùng trung tính, và khi RSI dao động quanh mức 50 lúc này thị trường đang không có xu hướng.

Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI 

3. Biểu đồ Renko (Renko Chart)

Đây là một dạng biểu đồ khác với dạng thông thường. Biểu đồ này sử dụng những viên gạch sẽ thay thế cho các thanh nến truyền thống. Đây là công cụ dùng để lọc nhiễu rất tốt trong giao dịch.

Renko Chart chỉ hiển thị các biến động giá lớn hơn một mức đã định trước đó. Nó giúp xác định các điểm đảo chiều đỉnh, đáy quan trọng.

Indicator này hoạt động rất tốt ở vai trò lọc nhiễu và giúp các trader được tập trung hơn vào xu hướng chính.

Renko Chart: Top các chỉ báo phổ biến, miễn phí, có sẵn trong nền tảng MT4
Renko Chart 

4. Dải Bollinger

Bollinger Bands là công cụ được rất sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, đây là công cụ để đo biến động thị trường.

Bollinger Bands được cấu tạo từ các 3 đường SMA bao gồm:

– Dải giữa (Middle Band) là SMA20

– Dải trên (Upper Band) được tính bằng cách lấy đường SMA cộng với 2 lần độ lệch chuẩn

– Dải dưới (Lower Band) được tính bằng cách lấy đường SMA trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn

Chỉ báo Bollinger Band trong MetaTrader 4
Chỉ báo Bollinger Band 
💡
Tham khảo kết quả sao chép giao dịch hiệu quả, bền vững tại: Myfxbook (Team Giao Lộ Đầu Tư)

Cách sử dụng Dải bollinger?

Bollinger Band có thể sử dụng tốt khi thị trường sideway, các trader có thể bán ra khi giá chạm dải trên và mua vào khi giá chạm  có thể áp dụng chiến lược bán ra khi giá chạm vào dải trên và mua vào khi giá chạm vào dải dưới.

Tuy nhiên khi thị trường đang có xu hướng rõ ràng thị chiến lược này rất rủi ro.

Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Band
Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Band 
💡
Các bài viết và nhận định thị trường của Mr. Phan Trọng: TẠI ĐÂY

Loading...

Đọc thêm