Trung Đông mở 'chiến dịch đặc biệt về dầu mỏ' nhằm vào phương Tây

Giới quan sát cho rằng các nước Arab đang hướng tới hai mục tiêu. Thứ nhất, với sự trợ giúp của đòn bẩy kinh tế, buộc liên minh phương Tây tác động đến Tel Aviv

Trung Đông mở 'chiến dịch đặc biệt về dầu mỏ' nhằm vào phương Tây
Trung Đông mở 'chiến dịch đặc biệt về dầu mỏ' nhằm vào phương Tây

Các quốc gia Trung Đông đang dùng dầu mỏ làm vũ khí gây áp lực lên Israel và phương Tây nhằm đạt được hai mục đích.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Giới quan sát cho rằng các nước Arab đang hướng tới hai mục tiêu. Thứ nhất, với sự trợ giúp của đòn bẩy kinh tế, buộc liên minh phương Tây tác động đến Tel Aviv, buộc dừng cuộc tấn công Dải Gaza, và thứ hai, cố gắng giành lại tình trạng gần như không có lợi trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Gần đây thị trường có những biến động và bất ổn mạnh mẽ, khi giá tăng rồi lại giảm. Ngoài chiến tranh ở Trung Đông, các yếu tố khác đang ảnh hưởng đến thị trường chỉ làm tình hình thêm trầm trọng.

Tất nhiên trong trường hợp này, kịch bản duy nhất là tăng giá một cách giả tạo, đến mức có lãi.

Iran là bên nhiệt tình nhất với ý tưởng trên, khi từ lâu đã kêu gọi cấm vận dầu mỏ Israel, nhưng không ai ủng hộ đề xuất này.

Một số chính trị gia khu vực cho rằng đã đến lúc gây áp lực lên phương Tây bằng cách sử dụng giá cả. Tuy nhiên Tehran bị nhận xét có những lý do khác để tăng giá dầu thô, họ chỉ lấy lý do giao tranh trong khu vực để làm bình phong phục vụ lợi ích của mình.

Vấn đề là Iran đang mong tăng sản lượng lên trên 3,2 triệu thùng mỗi ngày, họ sẽ không được lợi nếu tự bịt đường xuất khẩu, bởi giá tăng lên không bù đắp được sản lượng sụt giảm sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thu ngân sách.

Liệu có xuất hiện một cuộc khủng hoảng dầu mỏ như 50 năm trước xuất phát từ các nước Trung Đông.

Bước đi từ Saudi Arabia mới thực sự khiến phương Tây lo ngại, khi Riyadh chuyển hướng dòng nguyên liệu thô sang châu Á nhằm gây sức ép.

Sau khi các sản phẩm dầu mỏ Liên bang Nga rời khỏi thị trường, Liên minh châu Âu không thể từ chối nhập khẩu dầu của Saudi Arabia. Vì vậy bước đi trên từ vương quốc Trung Đông đã khiến EU thực sự lo lắng.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Iraq cũng đang có hành động tương tự. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước khởi đầu nhằm thử nghiệm trong việc điều tiết thị trường một cách thủ công.

Mức giá hiện đang ở mức có lợi cho các nhà sản xuất Trung Đông, nên nhiều khả năng họ sẽ tăng giá hơn nữa vì muốn đạt được đồng thời các mục tiêu chính trị và kinh tế.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

- Chiến lược đầu tư hiệu quả bền vững của Giao Lộ Đầu Tư xem báo cáo qua Myfxbook

Theo Sao Đỏ - Giáo dục và thời đại

Loading...

Đọc thêm

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ giảm mạnh sau khi CPI mở ra cánh cửa cho đợt cắt giảm lãi suất cuối cùng của Fed vào năm 2024

Đồng đô la Mỹ (USD) đang giảm trở lại mức ổn định vào thứ Tư sau khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ nhìn chung phù hợp với kỳ vọng. Không có ngoại lệ thực sự nào với Lạm phát tiêu đề hàng tháng đạt 0,3% trong khi biện pháp Lạm phát cốt lõi hàng tháng cũng tăng 0,3%.

By Giao Lộ Đầu Tư