Xung đột Israel - Hamas lan rộng đe dọa nguồn cung dầu toàn cầu

Ông Lorenzo Simonelli, Giám đốc điều hành của Baker Hughes (là một trong những công ty dịch vụ mỏ dầu lớn nhất thế giới, có trụ sở chính tại thành phố Houston), nói với tờ Financial Times trong tuần này.

Xung đột Israel - Hamas lan rộng đe dọa nguồn cung dầu toàn cầu
Xung đột Israel - Hamas lan rộng đe dọa nguồn cung dầu toàn cầu

Sự bất ổn toàn cầu ngày càng gia tăng trong bối cảnh xung đột ở Ukraine và Trung Đông có thể có tác động tiêu cực đến nguồn cung dầu và LNG của thế giới.

Ông Lorenzo Simonelli, Giám đốc điều hành của Baker Hughes (là một trong những công ty dịch vụ mỏ dầu lớn nhất thế giới, có trụ sở chính tại thành phố Houston), nói với tờ Financial Times trong tuần này.

Theo ông Simonelli, sự bất ổn gia tăng có thể gây ra những hậu quả kinh tế tương tự như cuộc khủng hoảng "Cú sốc dầu mỏ" vào năm 1973 - 1974. Trong thời kỳ đó, thế giới chứng kiến giá năng lượng tăng vọt và tình trạng thiếu hụt nhiên liệu sau khi các quốc gia sản xuất dầu mỏ Arab áp đặt lệnh cấm vận nhằm đáp lại việc Mỹ hỗ trợ Israel trong Chiến tranh Yom Kippur. Giá một thùng dầu tăng gấp gần 4 lần trong vòng chưa đầy một năm, cùng với các yếu tố gây ra lạm phát cao và lạm phát đình trệ ở Mỹ trong suốt những năm 1970.

Giám đốc điều hành Baker Hughes chỉ ra rằng xung đột Israel - Hamas không "thay đổi triển vọng" về cung hoặc cầu dầu vì Israel không phải là nhà sản xuất dầu thô đáng kể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia được Financial Times trích dẫn, sự can thiệp mạnh của Iran có thể đẩy giá dầu lên cao.

Baker Hughes là nhà cung cấp thiết bị khí tự nhiên hóa lỏng hàng đầu và ông Simonelli nhấn mạnh rằng công ty đã có một số lượng lớn hợp đồng LNG. Ông cho rằng khí đốt qua đường ống của Nga có rất ít triển vọng tái xuất hiện trong thời gian ngắn để cạnh tranh với LNG, ngay cả khi xung đột ở Ukraine kết thúc. Ông nói: "Tôi nghĩ châu Âu đã thấy được những khó khăn khi quá phụ thuộc vào một nguồn cung năng lượng".

Theo ông Simonelli, mùa đông ấm áp trong năm 2022 và những nỗ lực của EU nhằm tăng cường dự trữ khí đốt đã giúp tránh tái diễn cuộc khủng hoảng năng lượng vào năm 2021, khi giá khí đốt trong khu vực tăng vọt hơn 300 Euro (320 USD) mỗi megawatt giờ trong bối cảnh EU quyết định từ bỏ nguồn cung khí đốt từ Nga.

Ông Simonelli lưu ý rằng việc xây dựng các dự án LNG trên Bờ Tây nước Mỹ sẽ tiếp tục khi các nhà xuất khẩu Mỹ tìm cách đáp ứng nhu cầu đang bùng nổ từ EU.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

- Chiến lược đầu tư hiệu quả bền vững của Giao Lộ Đầu Tư xem báo cáo qua Myfxbook

Theo Quỳnh Chi - VTV

Loading...

Đọc thêm