2 mẫu hình nến giúp trader vào lệnh hiệu quả hơn
Mỗi trader sẽ tiếp cận thị trường bằng những cách khác nhau. Nhưng cho dù bạn phân tích thị trường như thế nào thì cũng cần một yếu tố xác định tín hiệu để vào lệnh. Yếu tố thường được các trader trên thế giới chọn để tìm điểm vào lệnh là các mẫu hình nến.
Tại sao lại là các mẫu hình nến? Thứ nhất vì nó ẩn chứa lực mua - bán đằng sau việc hình thành, mang tính quyết định là lên hay xuống, điều này sẽ cung cấp cho trader một gợi ý tuyệt vời.
Thứ hai, việc đặt lệnh dựa trên các mẫu hình nến giúp ta xác định cụ thể mức entry ở đâu, stoploss ở đâu và take profit ở đâu. Từ đó có kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả.
Bài viết ngày hôm nay sẽ chia sẻ cho các bạn 2 mẫu hình nến quan trọng ngoài nến Pin bar để các bạn có thể sử dụng nó tìm điểm vào lệnh chính xác nhất.
Ba mẫu hình đó là:
1. Hikkake
2. Mẫu hình đảo chiều 3 cây nến
Cách học hiệu quả nhất là học thông qua những ví dụ. Do đó, với mỗi mẫu hình tôi sẽ có một số ví dụ cụ thể sau khi nêu ra những quy tắc hình thành các mẫu hình nến.
MẪU HÌNH THỨ NHẤT - HIKKAKE
Hikkake là một dạng mẫu hình inside bar thất bại. Những trader vào lệnh khi giá breakout thế nến inside bar bị sập bẫy thị trường đã hình thành nên Hikkake này.
Sau đây là cách nhận ra một Hikkake và cách vào lệnh:
1. Tìm ra một cây nến Inside Bar. Đây là cây nến 1. (ai không biết nến Inside bar thì comment bên dưới nhé)
2. Cây nến thứ hai có đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn.
3. Đặt một lệnh BUY STOP trên đỉnh của cây nến inside bar (cây số 1).
4. Hủy lệnh BUY STOP nếu không khớp sau 3 cây nến.
Đó là quy tắc nhận biết và vào lệnh dựa trên thế nến Hikkake tăng. Chúng ta làm ngược lại với Hikkake giảm nhé.
MẪU HÌNH THỨ HAI - BỘ BA CÂY NẾN ĐẢO CHIỀU
Mẫu hình này khá hay, dễ phát hiện và hiệu quả cao, sử dụng để giao dịch trong ngày là quá ok.
Chúng ta sẽ có hai trường hợp cho bộ ba cây nến đảo chiều này, một trường hợp cơ bản và một trường nâng cao.
Với trường hợp cơ bản, xác suất đảo chiều giá tốt, đây là trường hợp điển hình và thường thấy trên thị trường.
Với trường hợp nâng cao, xác suất đảo chiều tốt hơn trường hợp cơ bản vì cây nến thứ ba thể hiện lực đẩy giá mạnh hơn và phủ nhận lực đối ứng của hai cây nến trước. Do đó đối với trường hợp nâng cao, trader sẽ có thêm phần tự tin. Tuy nhiên, mẫu hình nâng cao sẽ ít xuất hiện hơn mẫu hình cơ bản.
Chúng ta cùng nhìn hình minh họa để dễ hình dung nhé.
1. Cây nến số 1 là cây nến giảm
2. Đáy của cây số 2 phải thấp hơn cây số 1
3. Đáy của cây số 3 phải cao hơn đáy cây số 1 (cái này không bắt buộc)
4. Cây số 3 đóng cửa phải cao hơn đỉnh của cây số 1 và 2 với trường hợp nâng cao. Còn trường hợp cơ bản, cây số 3 chỉ cần đóng cửa cao hơn cây số 2 là được.
5. Đặt lệnh BUY tại giá đóng cửa cây số 3.
Trên đây là quy tắc vào lệnh của bộ ba cây nến đảo chiều tăng. Với bộ giảm đảo chiều giảm, các bạn phân tích ngược lại là được. Cụ thể như sau:
1. Cây nến số 1 là cây nến tăng
2. Đỉnh của cây số 2 phải cao hơn cây số 1
3. Đỉnh của cây số 3 phải thấp hơn đỉnh cây số 1 (cái này không bắt buộc)
4. Cây số 3 đóng cửa phải thấp hơn đáy của cây số 1 và 2 với trường hợp nâng cao. Còn trường hợp cơ bản, cây số 3 chỉ cần đóng cửa thấp hơn cây số 2 là được.
5. Đặt lệnh SELL tại giá đóng cửa cây số 3.
Lưu ý rằng, hai mẫu hình Hikkake và bộ ba cây nến đảo chiều sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ nhất khi nó chỉ báo cùng hướng với xu hướng hiện tại của thị trường hoặc chạm các kháng cự hỗ trợ cứng hoặc đạt được cả hai yếu tố trên. Các bạn nên lưu ý vấn đề này để sử dụng thế nến tốt hơn.
Trên đây là hai mẫu hình ít được các trader để ý những lại phát huy mạnh mẽ nếu chúng ta sử dụng đúng cách. Chúng ta có thắc mắc gì thì vui lòng comment bên dưới nhé.
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .