Phương pháp kết hợp sóng Elliott và MACD
Là một chỉ báo quan trọng trong phân tích kỹ thuật, lý thuyết sóng Elliott đơn giản là kết quả của các chu kỳ thị trường tất yếu được tạo ra bởi bản chất con người và tâm lý đám đông.
Các chỉ báo làm nên chiến lược kết hợp sóng Elliott và MACD – RSI
Đặc điểm cơ bản về sóng Elliott
Sóng Elliott là một lý thuyết hay nguyên tắc được phát minh vào thập niên 1930 bởi Ralph Nelson Elliott và được các trader áp dụng trong phân tích kỹ thuật dựa trên ý tưởng rằng thị trường tài chính có xu hướng diễn ra theo các mẫu thức cụ thể, bất kể khung thời gian.
Lý thuyết của Elliott cho rằng thị trường diễn ra theo mô hình 5 sóng theo xu hướng và 3 sóng điều chỉnh. Lý thuyết này quy định thêm rằng mỗi sóng sẽ chia thành 3 sóng theo xu hướng và 2 sóng ngược lại.
Thực chất, sóng Elliott không phải là một kỹ thuật giao dịch nên không có quy tắc cụ thể nào về việc ra/vào lệnh cũng không có cách nào chính xác để sử dụng nó trong giao dịch. Vì vậy, khi thực hiện phân tích sóng Elliott việc tanh em cần làm là thực hiện đếm sóng. Qua đó cho phép dự đoán chuyển động của thị trường.
Anh em có thể xác định chính xác vị trí của mình trong mẫu sóng. Vậy để giao dịch hiệu quả, việc quan trọng nhất mà trader cần làm khi ứng dụng sóng Elliott là kết hợp các chỉ báo (indicator) để hỗ trợ đếm sóng và nhận biết sự thay đổi xu hướng của giá. Và cụ thể ;à phương pháp kết hợp sóng Elliott và MACD – RSI
Chỉ báo MACD
MACD (Moving Average Convergence Divergence) là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Đường MACD được tính toán và xây dựng dựa trên các đường trung bình động EMA, thể hiện mối quan hệ giữa các đường trung bình với chu kỳ khác nhau, và nhờ đó thể hiện được động lượng theo xu hướng của thị trường. Hay nói cách khác, anh em có MACD vừa là một chỉ báo xu hướng, vừa là một chỉ báo động lượng.
Sự kết hợp sóng Elliott và MACD này mang đến rất nhiều lợi ích mà chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn ở phần sau.
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại CHANNEL TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư
Kết hợp sóng Elliott và MACD
1. Cơ sở của phương pháp kết hợp lý thuyết Elliott và MACD
Đếm sóng Elliott bằng chỉ báo MACD cũng là một cách hữu ích để tăng độ tin cậy của anh em vào việc đếm sóng. Chỉ báo MACD hoạt động khác nhau tại các điểm khác nhau trong cấu trúc của 5 sóng, nhờ vậy nó có thể được sử dụng để xác định các sóng chính trong một cấu trúc:
- Chỉ báo MACD giúp phân biệt sự dịch chuyển xu hướng thông qua một sự điều chỉnh.
- Chỉ báo MACD hiển thị các đặc điểm khác nhau trong các sóng khác nhau.
- MACD tách khỏi hướng giá khi kết thúc một đợt di chuyển giá đồng nhất.
Cơ sở của phương pháp kết hợp sóng Elliott và MACD là anh em sẽ sử dụng chỉ báo MACD để xác định con sóng số 3. Vì các các chỉ báo động lượng thường xác định rất rõ độ mạnh yếu của thị trường và các tín hiệu phân kỳ, mà hai yếu tố này rất quan trọng với con sóng số 3.
2. Sử dụng đường chỉ báo MACD để đếm sóng Elliott hiệu quả
Sóng số 3 trong mô hình 5 sóng đẩy phải thể hiện sức mạnh rõ ràng trên biểu đồ. Khi sử dụng đường chỉ báo MACD anh em sẽ thấy MACD xuất hiện các đỉnh trong bảng indicator (vùng khoanh tròn màu xanh trong chart).
Một bằng chứng khác để anh em xác nhận sóng số 3 là dựa vào tín hiệu từ sóng số 5. Biểu đồ phải xuất hiện tín hiệu phân kỳ lớn (major divergence) kể từ sóng số 5, vì sau khi kết thúc sóng số 5, ta sẽ bắt đầu mô hình 3 sóng hồi.
Ví dụ: biểu đồ chỉ số Công nghiệp trung bình Dow Jones khung H4 với cách xác định và đếm sóng từ MACD:
Một khi anh em đã tìm được sóng 3, sóng 5 và điểm đảo chiều sang mô hình 3 sóng hồi A-B-C. Anh em sẽ bắt đầu đọc được thị trường dễ dàng hơn, bằng cách đếm được các con sóng còn lại.
3. Xác định các mô hình sóng bằng cách kết hợp sóng Elliott và MACD
Chỉ báo MACD là một chỉ báo động lượng bao gồm hai đường trung bình động của giá. Thông số mặc định cho MACD là 12 và 26 (EMA), nhưng để đúng với mục tiêu trong bài, trader nên sử dụng thông số 5 và 31 (1 đường EMA chu kỳ 5 và 1 đường EMA chu kỳ 26).
Trader cần đối chiếu MACD so với giá: nếu giá hình thành một mô hình sóng nào đó giống với mô hình sóng Elliott cổ điển thì MACD có thể giúp xác nhận chính xác và cho biết sóng đang hình thành. Ngoài ra, trader cũng cần kết hợp độ dài của từng bước sóng để phân tích cho chính xác (trung bình sóng có độ dài từ 100-140 nến).
Sau đây là một ví dụ để minh họa mô hình sóng Elliott trong chu kỳ tăng (uptrend):
Khi đường MACD đang tiến lên bên trên đường zero và tạo đỉnh sau một đợt giá tăng mạnh cho thấy sóng số 3 đang hình thành. Khi đó trader sẽ thấy rõ vì sự nổi bật của mô hình sóng đẩy trên biểu đồ, kèm theo đó là MACD lập đỉnh lớn so với các vùng xung quanh.
Nếu thị trường hình thành sóng điều chỉnh khi giá đạt đến đỉnh, thì nó có thể hình thành mô hình sóng 4. Vì là sóng hồi nên sóng 4 cần phải được MACD chứng minh bằng cách nằm bên dưới đường zero hoặc ít nhất là tín hiệu xu hướng giảm với việc đường nhanh cắt xuống dưới đường chậm.
Khi mô hình sóng số 4 kết thúc, đường MACD bắt đầu tăng trở lại và hình thành con sóng số 5 để giá bắt đầu đi lên cao hơn theo hướng xu hướng cũ trước đó.
Sóng 5 được xác định bởi đường MACD vượt qua đường zero và tạo thành một đường MACD có đỉnh thấp hơn đỉnh MACD của sóng số 3, do đó nó báo hiệu sự phân kỳ (divergence) và ám chỉ vùng đỉnh sóng 5 sẽ là nơi thị trường đảo chiều mạnh sang mô hình sóng ABC.
4. Phương pháp giao dịch kết hợp sóng Elliott và MACD
Trong phần hướng dẫn bên trên về việc sử dụngđường MACD để đếm sóng và xác định mô hình sóng Elliott, chắc hẳn anh em sẽ nghĩ rằng mình sẽ giao dịch với sóng 3 – sóng mạnh mẽ nhất. Nhưng không nên, vì sóng 3 không thể dự đoán bằng MACD trước đó mà chỉ có sóng 5 mới có thể được xác nhận sau khi sóng 3 hình thành.
Và hiện nay trên các nền tảng giao dịch đã tích hợp sẵn các công cụ đếm sóng Elliott nhưng anh em vẫn nên kiểm tra lại bằng phương pháp đã hướng dẫn phía trên, vì cẩn thận chưa bao giờ là thừa trên thị trường.
Tốt nhất, anh em nên kiên nhẫn đợi cho sóng 4 kết thúc và sóng 5 bắt đầu hình thành, vào lệnh mua nếu mô hình sóng trong chu kỳ tăng tại đỉnh sóng 3. Anh em cũng có thể tìm điểm vào lệnh sớm hơn, trước khi giá phá vỡ đỉnh sóng 3 nhưng như vậy sẽ tiềm ẩn rủi ro nhiều hơn.
Ví dụ vị thế mua cho EUR/USD khung D1
Nếu bạn lựa chọn cách giao dịch sớm hơn, hãy thử cách này: trader có thể quan sát thấy rằng sóng số 4 hiếm khi vượt quá 50% con sóng số 3. Vì vậy, bạn có thể dùng Hồi quy Fibonacci (fibonacci Retracement) để tìm vùng đảo chiều cho sóng số 4, sử dụng một số mô hình nến đảo chiều quen thuộc để giao dịch khi giá hình thành các mô hình này.
Ví dụ vẫn là biểu đồ EUR/USD khung D1 với điểm vào lệnh sớm khi sử dụng các mức Fibonacci