2 Thiết lập giao dịch chất lượng cao trong SMC
Ta thấy cuối đợt giảm giá thị trường hình thành một khối OB và giá quay trở lại kiểm tra khối này. Vậy nếu mua ở khối này thì chúng ta sẽ mua như thế nào để có được kết quả tốt nhất.
Ví dụ về cách lựa chọn khối OB để giao dịch trong ngày
Các bạn nhìn vào biểu đồ bên dưới là biểu đồ khung D1:
Ta thấy cuối đợt giảm giá thị trường hình thành một khối OB và giá quay trở lại kiểm tra khối này. Vậy nếu mua ở khối này thì chúng ta sẽ mua như thế nào để có được kết quả tốt nhất.
Các bạn nhìn biểu đồ khung M15 bên dưới:
Phần ô vuông màu xanh là khối OB trên khung D1. Phần màu vàng là hành động giá ngày chủ nhật và chúng ta không cần quan tâm đến nó.
Ta thấy ngày thứ 2 thị trường giao dịch phía trên giá của ngày thứ 6 và sau đó thì giá quay trở lại bên trong vùng giá của ngày thứ 6 và chạm vào khối OB tkhung D1. Tại đây chúng ta tìm cơ hội mua sao? Chưa nhé anh em.
Mà cái anh em cần tìm ở đây chính là khối OB M15 được hình thành, khối này sẽ hợp lưu với khối OB trên khung D1. Và sau đó thì anh em tìm phản ứng từ chối giá từ khối này. Như hình bên dưới:
Chúng ta thấy phản ứng từ chối giá từ khối OB M15 và hình thành được choch tăng giá. Lúc này chúng ta có thể tìm cơ hội mua lên ở cú choch này. Các bạn nhìn hinh bên dưới là điểm mà chúng ta có thể mua vào:
Điểm vào lệnh này chính là OTE đồng thời nó đã qua nửa đêm, là thời điểm thích hợp có thể tìm cơ hội để giao dịch được. Và mục tiêu cho lệnh mua này chính là đỉnh của ngày thứ 2.
Các xác định khối OB sau vùng giá đi ngang hình thành
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, chúng ta có một vùng giá đi ngang vừa phải:
Hành động giá mà chúng ta cần thấy sau vùng giá như vậy đó là tín hiệu quét dừng lỗ ở cả phía trên và phía dưới, nếu giá quét phía trên chúng ta tìm cách bán ở khối OB gần nhất. Ngược lại, nếu giá quét bên dưới thì chúng ta tìm cơ hội mua lên với khối OB gần nhất.
Các bạn nhìn hình bên dưới, giá quét SL vùng đỉnh, sau đó giảm mạnh quét SL vùng đáy của vùng giá đi ngang. Như vậy thì chiến lược chính của chúng ta sẽ là canh bán ở khối OB gần nhất:
Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới, đây chính là khối OB mà chúng ta có thể giao dịch. Bán ở ở mức 50% độ lớn của khối OB hoặc BB:
Tương tự, chúng ta có thêm một ví dụ khác với lệnh mua ở khối BB:
Cách giao dịch sau thời gian nửa đêm
Nửa đêm của Mỹ chính là 12h trưa giờ VN chúng ta, đó cũng được cho là thời điểm mà vùng giá phiên Á được hình thành. Sau khi vùng giá phiên Á được hình thành thì đó mới là thời điểm mà thị trường thực sự mới bắt đầu. Lý do cho điều này là vì giá sẽ hoạt động mạnh hơn vào phiên Âu mà mạnh nhất là vào đầu phiên Mỹ, vì đồng USD được cho là đồng tiền có sức ảnh hướng lớn và kiểm soát những đồng tiền còn lại.
Như biểu đồ bên dưới, đường dọc màu tím là đường đánh dấu thời khắc nửa đêm ở Mỹ:
Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:
Nếu như bạn muốn bán xuống thì hành động giá mà bạn cần thấy đó là giá cần tăng lên trước để thiết lập đỉnh của ngày giao dịch trước khi chúng ta bán.
Đó chính là bước quan trọng trong việc thiết lập một chiến lược giao dịch của chúng ta. Từ 12pm – 3pm giờ VN chính là khoảng thời gian để giá làm việc này. Hành động giá này với mục đích quét SL để lấy thanh khoản.
Thời điểm bán lý tưởng của chúng ta nên từ 2pm-5pm giờ VN. Còn những hành động giá xảy ra sau đó nữa thì còn tùy thuộc vào phiên Mỹ.
Như các bạn thấy ở hình bên dưới, giá đã quét SL của 2 đỉnh trước đó và như phần trước mình nói thì những vùng 2 đỉnh gọi là equal high (EQH) và 2 đáy gọi là equal low (EQL). Đó là những vùng giá có thanh khoản và thị trường có khả năng cao sẽ quét ở những vùng đó. Sau khi giá quét vùng EQH thì chúng ta có thể bán được rồi nhé:
Và tương tự ở biểu đồ bên dưới, sau nửa đêm giá giảm xuống quét thanh khoản của 2 đáy trước đó cho tới 3am (3pm giờ vn) để thiết lập đáy của ngày và đó là thời điểm mà chúng ta có thể mua lên:
2 thiết lập giao dịch được áp dụng để tìm điểm vào lệnh trong SMC
Thiết lập đầu tiên: SMS + BMS + RTB
Nếu chưa hiểu những từ viết tắt kia thì anh em cứ đọc tiếp đi nhé.
Chúng ta nhìn vào biểu đồ bên dưới, đầu tiên ta thấy giá đang nằm trong một xu hướng giảm khá rõ ràng với đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước
Tuy nhiên đến biểu đồ tiếp theo ta thấy giá tạo một đáy cao hơn cho thấy đây là tín hiệu thay đổi cấu trúc (Shift in Market Structure – SMS):
Như vậy bước đầu tiên cho thiết lập của chúng ta được hình thành đó là phải có sự thay đổi cấu trúc.
Bước thứ 2, quan trọng hơn đó là tín hiệu giá phải phá vỡ được cấu trúc giảm giá trước đó, tức là giá phải phá vỡ được đỉnh trước đó của cấu trúc giảm để tạo đỉnh cao hơn. Chúng ta gọi đó là phá vỡ cấu trúc (Break in Market Structure – BMS). Và nó thực ra chính là BOS, thuật ngữ mà mình viết từ đầu series này đó nhé.
Khi giá phá vỡ cấu trúc thì bước tiếp theo của anh em là phải tìm được khối Breaker Block. Và một khối BB như thế nào được xem là có hiệu lực thì anh em đọc lại phần các vùng giá phản ứng giúp mình nhé.
Như biểu đồ bên dưới chúng ta thấy giá đã tạo được đỉnh cao hơn, phá vỡ cấu trúc giảm giá trước đó và có khối BB:
Việc còn lại của chúng ta là chờ cho giá quay trở lại khối BB này (Return to Breaker Block – RTB) và giao dịch thôi nhé.
Thiết lập thứ 2: SMS + BMS + RTO
Thiết lập này tương tự thiết lập đầu tiên thôi nhưng điểm khác biệt chính là bước cuối cùng. Thay vù chúng ta xác định khối BB thì anh em sẽ xác định khối OB và chờ giá trở lại khối OB này để giao dịch (Return To Order Block – RTO).
Các bạn nhìn hình bên dưới:
- Giá tạo khối OB tăng giá đồng thời thiết lập đáy cao hơn cho thấy sự thay đổi cấu trúc (SMS).
- Sau đó phá vỡ đỉnh trước, phá vỡ cấu trúc giảm giá trước đó tạo đỉnh cao hơn (BMS).
- Cuối cùng, chúng ta chờ giá quay trở lại phản ứng với khối OB này (RTO) rồi mua lên.
Kiến thức vận dụng vào giao dịch trong SMC khá nhiều nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ dùng hết chúng. Anh em chỉ cần đánh giá được một điểm vào chất lượng cần những yếu tố gì, tín hiệu xác nhận như thế nào, có chất lượng hay không là được.
Mời anh em tham khảo.
Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .