25/9: Dầu leo đỉnh 3 tuần vì các biện pháp kích thích từ Trung Quốc, căng thẳng ở Trung Đông

Giá dầu thô tăng khoảng 2% lên mức cao nhất ba tuần trong phiên giao dịch ngày 23/9 nhờ tin tức về các biện pháp kích thích tiền tệ từ Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, và lo ngại xung đột leo thang ở Trung Đông có thể ảnh hưởng đến nguồn cung trong khu vực.

25/9: Dầu leo đỉnh 3 tuần vì các biện pháp kích thích từ Trung Quốc, căng thẳng ở Trung Đông

Giá dầu thô tăng khoảng 2% lên mức cao nhất ba tuần trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (23/9) nhờ tin tức về các biện pháp kích thích tiền tệ từ Trung Quốc, nước nhập khẩu  dầu thô hàng đầu thế giới, và lo ngại xung đột leo thang ở Trung Đông có thể ảnh hưởng đến nguồn cung trong khu vực.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 1,7% lên 75,17 USD/thùng và giá dầu thô WTI tăng 1,7% lên 71,56 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất của dầu Brent kể từ ngày 2/9.

Trong phiên giao dịch sáng ngày 25/9, giá dầu không biến động mạnh. Tại thời điểm 7h20 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent gần như đi ngang ở 74,44 USD/thùng trong khi giá dầu WTI  giảm gần 0,1% xuống 71,51 USD/thùng.

Đà tăng của thị trường dầu chững lại trước đó vì ngày càng rõ ràng rằng một cơn bão, đe dọa Bờ Vịnh Hoa Kỳ vào cuối tuần này, có thể sẽ không ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực sản xuất dầu và khí tự nhiên ngoài khơi và tấn công Florida.

Khu vực này chiếm 15% sản lượng dầu của cả nước và 2% sản lượng khí đốt tự nhiên.

Ở một diễn biến khác, thông báo của chính phủ Trung Quốc về gói kích thích lớn nhất kể từ đại dịch, kết hợp với sự leo thang đột ngột của căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đã giáng một đòn mạnh vào tâm lý giảm giá thống trị thị trường dầu mỏ trong ba tuần qua, Claudio Galimberti, giám đốc phân tích thị trường toàn cầu tại Rystad Energy, cho hay.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đưa ra gói kích thích lớn nhất kể từ đại dịch COVID-19 nhằm kéo nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát và quay trở lại mục tiêu tăng trưởng của chính phủ, nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng cần có thêm trợ giúp tài chính để đạt được các mục tiêu này.

Tại Trung Đông, khu vực sản xuất dầu quan trọng, một cuộc không kích của Israel vào Beirut đã sát hại một chỉ huy cấp cao của Hezbollah khi các cuộc tấn công bằng tên lửa xuyên biên giới của cả hai bên làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực.

Các cuộc tấn công có nguy cơ kéo Iran, một thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu  dầu mỏ (OPEC), đến gần hơn với một cuộc xung đột với Israel. Iran hỗ trợ nhóm chiến binh Lebanon.

Trong khi đó, OPEC đã nâng dự báo về nhu cầu dầu thế giới trong trung và dài hạn trong triển vọng hàng năm, nhờ tăng trưởng dẫn đầu bởi Ấn Độ, châu Phi và Trung Đông cũng như sự chuyển dịch chậm hơn sang xe điện và nhiên liệu sạch.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Loading...

Đọc thêm