3 Kỹ thuật giao dịch CỰC HAY với chỉ báo Pivot Point

3 Kỹ thuật giao dịch CỰC HAY với chỉ báo Pivot Point

Kỹ thuật 1: sử dụng các điểm xoay (Pivot Point) để giao dịch theo xu hướng tăng hoặc giảm


Cách đơn giản nhất để giao dịch những điểm xoay đó là xem giá đang nằm ở vị trí nào so với điểm xoay chính. Sau đó chọn điểm tương ứng và đặt dừng lỗ cách điểm xoay đó vài pip theo hướng ngược lại so với giao dịch của bạn.

Và điểm chốt lời ở điểm xoay tiếp theo.

Các bạn nhìn biểu đồ của cặp EURUSD bên dưới:

Kỹ thuật 2: Giao dịch khi giá bật khỏi ngưỡng kháng cự 2 (R2) hoặc hỗ trợ 2 (S2)


Có rất nhiều hành động giá xảy ra ở giứa ngưỡng hỗ trợ 2 (S2) và kháng cự 2 (R2). Điều này có nghĩa là nếu như giá tiếp cận đến ngưỡng S2 thì sẽ được coi như đó là thị trường đang đi vào trong trạng thái quá bán và ngược lại nếu như giá tiếp cận ngưỡng hỗ trợ 2 thì được coi như thị trường đi vào trạng thái quá bán.

Chúng ta nhìn lại biểu đồ ở kỹ thuật 1, các bạn nhìn điểm mũi tên đánh dấu, ta thấy một vị thế mua được thực hiện khi giá bật ra khỏi đường S2, điểm dừng lỗ được đặt bên dưới nến thấp nhất xuyên qua S2 một vài pip:

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Vào cộng đồng giao lưu, nắm bắt kế hoạch giao dịch tham gia nhóm ZALO:
TẠI ĐÂY
- Tham khảo các tín hiệu giao dịch cụ thể trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Và mục tiêu lợi nhuận ban đầu là S1, cao hơn là Pivot Point. Vì thực tế thì đường Pivot Point của chúng ta thể hiện điểm cân bằng về giá trị hợp lý, ít nhất là trong ngày giao dịch.

Nên có thể nói đường S2 hoặc R2 là những điểm khá tốt để trader có thể giao dịch đảo chiều.

Kỹ thuật 3: kết hợp mô hình biểu đồ với đường Pivot

Có một nguyên tắc mà anh em cần nắm đó là điểm phá vỡ mô hình biểu đồ sẽ được ưu tiên hơn các điểm phá vỡ đường Pivot.

Nhưng nếu như điểm phá vỡ mô hình biểu đồ và điểm phá vỡ đường Pivot trùng nhau thì chúng ta coi đó như là một tín hiệu giao dịch mạnh mẽ.

Các bạn nhìn biểu đồ tương lai của dầu thô bên dưới:

Với kiểu mô hình này, giá có thể phá vỡ một trong 2 hướng, nhưng chúng ta thấy thì khả năng thị trường phá vỡ lên trên cao hơn.

Một nhà giao dịch có thể đã vào vị thế mua tại điểm phá vỡ và sử dụng R1 làm mục tiêu lợi nhuận vì chúng ta thấy giá có thể có xu hướng bật ngược trở lại từ R1. Có thể tín hiệu bật ngược lại này không mạnh bằng như ở R2 nhưng chung quy thì khi thị trường gặp một ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ nó đều có phản ứng và chúng ta nên tìm cách thoát bớt vị thế khi thị trường gặp phải những điểm này).

Lưu ý quan trọng: nếu như bạn sử dụng mô hình biểu đồ để giao dịch kết hợp với Pivot Point thì không nên chỉ sử dụng các đường kháng cự hỗ trợ trên chỉ báo này để xác định mục tiêu lợi nhuận mà nên sử dụng một thước đo lợi nhuận khác thay thế.

Chúng ta nên sử dụng chiều cao của phần rộng nhất mô hình biểu đồ và lấy 60% đến 100% độ lớn của nó để làm mục tiêu lợi nhuận cho chiến lược của bạn.

Có thể thấy là việc kết hợp mô hình biểu đồ và chỉ báo Pivot Point sẽ giúp trader có được những thiết lập giao dịch với các điểm thoát lệnh khá rõ ràng.

Mời anh em tham khảo bài viết nhé.

💡
- Cộng đồng giao lưu phương pháp, chiến lược đầu tư vàng, dầu, ngoại tệ, bitcoin.
Zoom thực chiến tin tức phiên Mỹ từ thứ hai đến thứ sáu.
- Vào cộng đồng giao lưu, nắm bắt kế hoạch giao dịch tham gia nhóm ZALO:
TẠI ĐÂY
- Tham khảo các tín hiệu giao dịch cụ thể trên TELEGRAM: TẠI ĐÂY

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây.

Đọc thêm