3 lưu ý "lớn" khi sử dụng chỉ báo MACD trong giao dịch

3 lưu ý "lớn" khi sử dụng chỉ báo MACD trong giao dịch

Chỉ báo MACD là một trong những chỉ báo phổ biến nhất trong trading, các tín hiệu mà MACD cung cấp rất hiệu quả nếu như chúng ta sử dụng đúng cách. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một vài kỹ thuật phân tích liên quan đến chỉ báo này.

Chỉ báo MACD


Nhắc lại một chút về chỉ báo này cho những anh em nào chưa nắm.

MACD là chỉ báo động lượng cho thấy sự chênh lệch của 2 đường trung bình 12 và 26.

Chỉ báo MACD bao gồm đường MACD, đường tín hiệu và histogram. Đây cũng là những thành phần chính cung cấp các thông tin về xu hướng, động lượng và tín hiệu giao dịch cho trader.

  • Khi Histogram MACD nằm trên mức 0 cho thấy giá đang đi lên và ngược lại.
  • Khi MACD cắt lên trên đường tín hiệu cho tín hiệu mua và ngược lại.

Vì chỉ báo MACD được xem là chỉ báo trễ nến tốt nhất sử dụng chỉ báo này trên khung thời gian D1. Và nên áp dụng trong điều kiện thị trường có xu hướng.

Sử dụng tín hiệu MACD và trendline là sự kết hợp mạnh mẽ


Sở dĩ cho điều này đó là vì trong điều kiện thị trường sideways chúng ta thấy MACD liên tục có tín hiệu giao cắt nhưng giá thường không đi tới đâu cả, Có rất nhiều cú phá vỡ giả, hoặc thậm chí giá di chuyển nửa chừng thì đảo chiều. Có thể nói trong điều kiện này tín hiệu từ MACD bị nhiễu khá nhiều.

Vậy nên việc áp dụng MACD trong điều kiện có xu hướng sẽ có lợi thế hơn rất nhiều. Trendline là công cụ giúp trader xác định được xu hướng và ngưỡng hỗ trợ kháng cự để tham gia giao dịch.

Trong điều kiện xu hướng tăng chúng ta chỉ lưu ý đến các tín hiệu giao cắt tăng giá của MACD. Và ngược lại, trong xu hướng giảm chúng ta chỉ lưu ý đến các tín hiệu giao cắt giảm giá của MACD.

Ngoài ra việc kết hợp thêm các mô hình nến đảo chiều tại các tín hiệu tăng hoặc giảm giá sẽ càng gia tăng sự xác nhận đối với tín hiệu giao dịch.

Như hình trên ta thấy các tín hiệu giao cắt tăng giá đều giúp trader kiếm được mức lợi nhuận rất tiềm năng trong điều kiện thị trường tăng giá.

Hơn nữa MACD là một chỉ báo động lượng, nó cho trader thấy được thời điểm thị trường có động lượng mạnh và yếu dựa vào histogram, nên ta có thể căn cứ thêm vào đó để vào lệnh giao dịch.

Như hình trên ta thấy, trước sự giao cắt trên MACD, Histogram trước đó đều cho thấy động lượng giảm yếu đi, nên đó là thời điểm tốt để anh em có thể thực hiện lệnh mua theo xu hướng.

Phân kỳ MACD


Một tín hiệu hữu ích khác đó là tín hiệu phân kỳ trên MACD. Khi giá đi xuống nhưng MACD lại đi lên, điều này cho thấy sự phân kỳ giữa MACD và giá thể hiện thị trường có dấu hiệu mất đi động lượng và dễ bị đảo chiều tăng giá và ngược lại.

Như hình trên ta thấy một phân kỳ giảm giá xuất hiện trong thời gian khá dài.

Có thể thấy điểm yếu nhất của tín hiệu này đó là sự phân kỳ có thể lâu hơn chúng ta tưởng. Để khác phục điểm này anh em cần lưu ý rằng, chúng ta cần phải sử dụng tín hiệu phân kỳ để giao dịch theo xu hướng và có thêm sự xác nhận có tín hiêu phân kỳ như phá vỡ trendline hoặc phá vỡ đường trung bình hoặc xác nhận bằng những kỹ thuật khác.

Nói tóm lại có 3 lưu ý quan trọng cho bài viết này:

  • Chỉ báo MACD nên được áp dụng cho khung thời gian lớn như D1. Và nên áp dụng để giao dịch theo xu hướng để tăng tỷ lệ thành công.
  • Kết hợp MACD và trendline để có hiệu quả cao hơn.
  • Tín hiệu phân kỳ MACD cần có thêm sự xác nhận từ những tín hiệu kỹ thuật khác như phá vỡ trendline, đường trung bình,... và nên áp dụng theo xu hướng.

Mời anh em tham khảo.

💡
- Tham gia cộng đồng ZALO Giao Lộ Đầu Tư để trao đổi học hỏi kinh nghiệm chiến lược đầu tư hàng ngày

- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư

Theo dõi các bài viết và nhận định của Dương Sunny tại đây .

Loading...