4 Nhóm chiến lược giao dịch swing hiệu quả mà anh em trader nên biết
Swing trading là một trong những cách thức được nhiều anh em lựa chọn. Bởi vì tần suất giao dịch vừa phải, không phải theo dõi thị trường liên tục mà lợi nhuận vẫn tiềm năng. Có rất nhiều chiến lược giao dịch swing hiệu quả. Bài viết này mình xin chia sẻ 4 nhóm chiến lược hiệu quả trong giao dịch swing để các anh em tham khảo nhé.
Chiến lược swing 1: Mua giá thấp, bán giá cao
Cách đơn giản và an toàn nhất để mua được ở giá thấp và bán ở giá cao đó là giao dịch theo xu hướng. Cụ thể chúng ta sẽ quan tâm đến đáy cao hơn trong xu hướng tăng và đỉnh thấp hơn trong xu hướng giảm. Đáy cao hơn chính là “giá thấp” mà chúng ta cần để mua và đỉnh thấp hơn là “giá cao” mà chúng ta cần để bán.
Trong xu hướng tăng chúng ta tìm ngưỡng hỗ trợ để xác định đáy hay mức giá thấp của cú hồi để mua lên. Và ngược lại với xu hướng giảm chúng ta sẽ tìm ngưỡng kháng cự để xác định đỉnh và bán xuống.
Như hình bên dưới, số 1 chính là những vùng giá thấp mà chúng ta có thể tìm cơ hội để mua lên:
Cũng có nhiều trader sử dụng các mức trên fibonacci để xác định hỗ trợ kháng cự. Như hình bên dưới, giá chạm mức 38.2 trên fibo rồi sau đó quay trở lại xu hướng tăng:
Chiến lược swing 2: Giao dịch trong vùng trading range
Khi thị trường đi ngang hoặc đang dao động trong 1 phạm vi, giá sẽ hình thành ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Những vùng này tập trung áp lực mua bán lớn. Như hình bên dưới:
Một swing trader muốn giao dịch trong điều kiện thị trường nà trước tiên cần xác định được ngưỡng hỗ trợ kháng cự, sau đó tập trung mua khi giá đặt đến ngưỡng hỗ trợ hoặc bán khi giá đạt đến ngưỡng kháng cự.
Ngoài ra trader cũng có thể đợi một cú phá vỡ giả kết hợp với phân kỳ trên chỉ báo dao động sẽ tăng sự xác nhận hơn cho chiến lược giao dịch của bạn. Cụ thể là khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tạo đáy thấp hơn đáy trước nhưng cuối cùng quay ngược trở lại trong vùng trading range. Trong khi đó chỉ báo dao động tạo đáy cao hơn cho thấy có tín hiệu phân kỳ. Lúc này bạn có thể mua lên ở ngưỡng hỗ trợ nhưng với xác suất thắng sẽ cao hơn. Như hình bên dưới:
Và ngược lại với tín hiệu bán ra khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự tạo đỉnh cao hơn đỉnh trước nhưng cuối cùng quay ngược trở lại trong vùng trading range. Trong khi đó chỉ báo dao động tạo đỉnh thấp hơn cho thấy có tín hiệu phân kỳ. Lúc này bạn có thể bán ở ngưỡng kháng cự nhưng với xác suất thắng sẽ cao hơn. Như hình bên dưới:
Chiến lược swing 3: Giao dịch ngược với động lượng
Hay còn gọi là giao dịch ngược với xu hướng. Tức là trader sẽ tìm cách bán trong xu hướng tăng nếu gia đã đi đến ngưỡng kháng cự quan trọng và mất đi động lượng. Hoặc mua trong xu hướng giảm nếu giá đạt đến ngưỡng hỗ trợ quan trọng và động lượng giảm.
Đây là cách giao dịch khá rủi ro nên nếu anh em chưa có nhiều kinh nghiệm tốt hơn vẫn nên giao dịch theo xu hướng trước.
Trader cần có kinh nghiệm để xác định động lượng của xu hướng và tín hiệu đảo chiều tiềm năng. Chiến lược này bạn nên có cắt lỗ chặt chẽ để hạn chế thua lỗ nếu thị trường quay ngược lại xu hướng chính. Như hình bên dưới:
Ta thấy, EURUSD đã ở trong xu hướng tăng dài hạn, và ở mũi tên màu xanh cho thấy xu hướng bắt đầu mất đi động lượng. Với giá phá vỡ giả ngưỡng kháng cự đồng thời tạo tín hiệu bán với nến pinbar, báo hiệu sự đảo chiều. Trader có thể giao dịch với nến pinbar bằng cách bán sau khi mô hình nến hình thành và chốt lỗ ở đỉnh gần đó. Như hình dưới:
Chiến lược swing 4: giao dịch pullback
Chiến lược này khá đơn giản đó là trader chỉ cần đợi cú hồi giá về retest sau khi giá phá vỡ một ngưỡng hỗ trợ kháng cự quan trọng. Đây là chiến lược rất phổ biến. Như hình bên dưới:
Khi giao dịch pullback, cắt lỗ nên được đặt tên ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ đối với các vị thế bán hoặc dưới ngưỡng kháng cự đã bị phá vỡ đối với các vị thế mua.
Trên đây là 4 chiến lược phổ biến và hiệu quả đối với các swing trader. Mời anh em tham khảo nhé!
- Tham khảo kế hoạch giao dịch VÀNG - TIỀN TỆ mới nhất hàng ngày tại TELEGRAM: Giao Lộ Đầu Tư